Ước tính 64 doanh nghiệp xuất khẩu Hoa Kỳ thiệt hại hơn 2,8 tỷ USD vì thuế đối ứng 46%, Hải Phòng đang làm gì?

Hải Phòng có đến 64 doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp và gián tiếp sang Hoa Kỳ bị ảnh hưởng, thiệt hại ước tính lên đến 2,81 tỷ USD, trong đó riêng 10 doanh nghiệp bị thiệt hại nặng nhất đã chiếm tới 1,8 tỷ USD.

Ước tính 64 doanh nghiệp xuất khẩu Hoa Kỳ thiệt hại hơn 2,8 tỷ USD vì thuế đối ứng 46%, Hải Phòng đang làm gì?

Chiều 11/4, Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng Lê Trung Kiên chủ trì chương trình gặp gỡ, lắng nghe và trao đổi với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp, Khu kinh tế về chính sách thuế đối ứng của Hoa Kỳ.

Cùng dự có đại diện lãnh đạo các Sở, ngành, đơn vị liên quan và đại diện lãnh đạo của hơn 100 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong các Khu công nghiệp, Khu kinh tế trên địa bàn thành phố.

Tại chương trình, ông Lê Trung Kiên, Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng cho biết: Tác động từ mức thuế 46% đã làm ảnh hưởng lớn đến tính cạnh tranh của môi trường đầu tư kinh doanh của quốc gia và thành phố Hải Phòng. Gây lo ngại cho các doanh nghiệp trong thực hiện chiến lược kinh doanh.

Các khách hàng dừng hoặc hoãn ký kết các đơn hàng xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Chi phí xuất khẩu tăng, lợi nhuận giảm, mất thị phần tại đây. Doanh nghiệp khó tìm ngay được thị trường thay thế, buộc giảm sản lượng và nhân công, hủy kế hoạch đầu tư.

Quảng cáo

Mức độ ảnh hưởng có thể lan rộng hơn nữa như làm giảm thu hút đầu tư FDI, suy giảm tăng trưởng công nghiệp, logistics, xuất khẩu, thu ngân sách của thành phố; chuỗi cung ứng nội địa gặp rủi ro đứt gãy; lao động mất việc làm, tăng áp lực xã hội, cần hỗ trợ việc làm và an sinh xã hội.

Tại cuộc làm việc, các kiến nghị của các doanh nghiệp tập trung vào các vấn đề chính như: Chính phủ đàm phán giảm thuế với Hoa Kỳ; hỗ trợ giảm thuế thu nhập cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng; Mở rộng thị trường thay thế (EU, Nhật, Hàn Quốc); áp dụng chính sách ưu đãi thuế, phí tạm thời...

Đối với Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng, đồng chí Lê Trung Kiên cho biết, Ban Quản lý và thành phố Hải Phòng sẽ tích cực hỗ trợ doanh nghiệp đa dạng hóa và mở rộng thị trường xuất khẩu mới, giảm dần lệ thuộc vào thị trường Hoa Kỳ, khai thác tối đa lợi thế từ các Hiệp định thương mại tự do như EVFTA, CPTPP, RCEP,... Xây dựng cơ chế khuyến khích, ưu đãi doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ mới, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu khắt khe từ thị trường quốc tế. Cập nhật thường xuyên thông tin về diễn biến mới nhất liên quan đến chính sách phòng vệ thương mại, để doanh nghiệp chủ động hơn trong kế hoạch sản xuất, kinh doanh.

Bên cạnh đó, tiếp tục đầu tư tăng cường năng lực và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị, tiện ích để nâng cao năng lực cạnh tranh vượt trội của thành phố về kết cấu hạ tầng đồng bộ và giúp giảm chi phí logistics cho doanh nghiệp. Đồng thời, đẩy nhanh quy hoạch và xây dựng Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng, Khu Thương mại tự do để mở rộng không gian kinh tế và chính sách phát triển chiến lược cạnh tranh cho thành phố.

Về phía doanh nghiệp, Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế mong muốn các doanh nghiệp cần minh bạch hóa chuỗi cung ứng, nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu. Tăng cường hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa nhằm xây dựng chuỗi cung ứng nội địa bền vững, chủ động hơn trong nguyên liệu và linh kiện. Chủ động đầu tư vào chuyển đổi số và áp dụng công nghệ mới trong quản lý, sản xuất nhằm tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh lâu dài. Tập trung xây dựng thương hiệu mạnh, nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua chất lượng sản phẩm, dịch vụ tốt thay vì cạnh tranh dựa trên giá rẻ. Chủ động đa dạng hóa, mở rộng thị trường và xây dựng chiến lược, kế hoạch thích ứng hiệu quả trước mắt và lâu dài.

Theo báo cáo phân tích tổng hợp tình xuất nhập khẩu và đánh giá tác động về việc Hoa Kỳ nâng mức thuế lên 46% đối với các doanh nghiệp hoạt động trong KKT, KCN của Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng thì qua khảo sát 64/130 doanh nghiệp xuất khẩu, giá trị xuất khẩu 28,7 tỷ USD (chiếm 80% toàn thành phố); Xuất khẩu gián tiếp sang Hoa Kỳ khoảng 6,11 tỷ USD, tổng thiệt hại khoảng 2,81 tỷ USD (phương pháp tính: thiệt hại = giá trị xuất khẩu sang Hoa Kỳ × thuế suất 46%). Tổng số doanh nghiệp bị ảnh hưởng là 64 doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp và gián tiếp thông qua hình thức chỉ định xuất khẩu.

Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Chủ tịch Digiworld: Chính sách thuế quan không ảnh hưởng đến công ty, sẽ tăng tốc các ngành hàng mới

Theo Chủ tịch Digiworld, trong thời điểm thị trường nhiều biến động, định hướng kinh doanh của công ty là linh động. Năm nay, công ty sẽ liên tục bổ sung các nhãn hàng mới, ngành hàng mới để làm bàn đạp tăng trưởng cao hơn khi thị trường ổn định trở lại.

Digiworld tự tin hoàn thành kế hoạch năm, đang theo đuổi một số thương vụ M&A Digiworld lãi sau thuế 121 tỷ đồng, cao nhất 7 quý

Nam Long lãi sau thuế 110 tỷ đồng nhờ bàn giao các dự án trọng điểm

Quý I/2025, Nam Long đạt doanh thu hơn 1.291 tỷ đồng, gấp hơn 5 lần cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế gần 110 tỷ đồng, cải thiện đáng kể so với khoản lỗ 65 tỷ đồng của cùng kỳ.

Quý IV/2024, Nam Long lãi gấp 2,7 lần cùng kỳ, dòng tiền dương trở lại Nam Long chốt giá chào bán 100 triệu cổ phiếu để đầu tư và trả nợ

Lai lịch liên danh 5 công ty công nghệ thắng 2 ông lớn VNPT - Viettel tại gói thầu 2.000 tỷ đồng sân bay Long Thành

Do phải sớm hoàn thành Dự án Đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 nên Nhà thầu sẽ triển khai thực hiện gói thầu này trong tháng 4/2025 ngay sau khi ký hợp đồng.

ACV lần đầu mở thầu trực tuyến gói thầu hơn 4.100 tỷ đồng tại sân bay quốc tế Long Thành Tăng vốn đầu tư dự án sân bay Long Thành giai đoạn 1

ĐHĐCĐ Sabeco: Ưu tiên sản phẩm trung cấp và cận cao cấp, kỳ vọng cải thiện biên lợi nhuận Sabibeco hậu thâu tóm

Tổng Giám đốc Sabeco nhận định thị trường bia đang có tiềm năng rất lớn với phân khúc phổ thông. Do đó, sản phẩm của công ty đang tập trung vào phân khúc trung cấp và cận cao cấp, thay vì cạnh tranh ở phân khúc cao cấp.

Hoàn tất thương vụ “khủng” tại Sabeco Sabeco báo lãi sau thuế 4.495 tỷ đồng năm 2024

ĐHĐCĐ Novaland 2025: Nỗ lực tái cấu trúc và gỡ vướng pháp lý, cải thiện kết quả kinh doanh

Đối mặt với nhiều khó khăn và áp lực, Novaland khẳng định sẽ tiếp tục tái cấu trúc, nỗ lực tháo gỡ pháp lý dự án, kiện toàn quản trị - điều hành, chuyển đổi số và từng bước triển khai lộ trình ESG hướng tới phát triển bền vững.

Cổ phiếu Novaland thoát diện cảnh báo Novaland lý giải việc trình 2 phương án kinh doanh cho năm 2025

ĐHĐCĐ Viettel Post: Mục tiêu tăng trưởng thận trọng, doanh thu chỉ tăng 1% năm 2025

Lợi nhuận Viettel Post dự kiến tăng chậm hơn doanh thu do ban lãnh đạo dự báo biên lợi nhuận ngành chuyển phát tiếp tục giảm do cạnh tranh gay gắt, trong khi chi phí khấu hao tăng mạnh do các khoản đầu tư dài hạn thực hiện trong năm 2024.

Viettel Construction trở lại mức tăng trưởng lợi nhuận 2 chữ số ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu lợi nhuận tăng 7,4%, lên kế hoạch tham gia các dự án đường sắt cao tốc, sân bay

Bứt phá từ nội lực - SHB viết tiếp hành trình đồng hành cùng đất nước vươn xa

Xuyên suốt hơn 3 thập kỷ xây dựng và phát triển, SHB luôn tích cực hưởng ứng chủ trương của Đảng và Chính phủ, đồng hành cùng đất nước và người dân trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội, sẵn sàng có mặt khi Tổ quốc cần, vững bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

SHB lên kế hoạch lợi nhuận 14.500 tỷ đồng, chia cổ tức 18% SHB lãi gần 4.400 tỷ đồng quý I, đạt 30% kế hoạch năm, dự kiến tổng tỷ lệ cổ tức 2024-2025 là 36% ĐHĐCĐ SHB: Có thể hoàn thành chuyển nhượng SHBFC sớm hơn dự kiến

Chủ tịch TTC Land: Không chọn tăng trưởng bằng mọi giá, tập trung cải thiện hiệu quả dòng tiền và pháp lý

Năm 2025, TTC Land sẽ chuyển chiến lược từ phòng thủ sang chủ động, đẩy mạnh bán hàng tại các dự án trọng điểm, đồng thời tăng cường kiểm soát dòng tiền, tái cấu trúc bộ máy, tập trung đầu tư vào các dự án có tính khả thi cao và đã được thẩm định kỹ lưỡng.

TTC Land huy động 850 tỷ đồng trái phiếu để đầu tư vào dự án Selavia Phú Quốc Lên kế hoạch bàn giao loạt dự án, TTC Land kỳ vọng lợi nhuận năm 2025 tăng gấp rưỡi

Doanh thu gấp 2,7 lần cùng kỳ, vì sao lợi nhuận quý I của Phát Đạt giảm?

Quý I/2025, Phát Đạt ghi nhận doanh thu thuần đạt 438 tỷ đồng, gấp 2,7 lần cùng kỳ. Tuy nhiên, do giá vốn tăng và không còn khoản tiền phạt chậm trả như quý I năm ngoái nên lợi nhuận của công ty sụt giảm nhẹ 4%, xuống gần 51 tỷ đồng.

Lãi lớn nhờ bán dự án Bắc Hà Thanh trong quý IV, Phát Đạt vẫn không hoàn thành kế hoạch năm Phát Đạt khẳng định không liên quan đến hoạt động thao túng cổ phiếu PDR

Doanh nghiệp BĐS phải đáo hạn 3.500 tỷ đồng trái phiếu trong tháng 5

Theo FiinRatings, các doanh nghiệp bất động sản dự kiến có khoảng 3,5 nghìn tỷ đồng TPDN đáo hạn trong tháng 5, chiếm 31% tổng giá trị đáo hạn toàn thị trường trong tháng và tăng 20,3% so với ước tính của tháng 4.

Trái phiếu chính phủ bị bán tháo, đồng USD thấp nhất trong 1 thập kỷ: Rủi ro Mỹ tăng lãi suất sắp xảy ra? Doanh nghiệp bất động sản tiếp tục “vắng bóng” trên thị trường phát hành trái phiếu doanh nghiệp

Tập đoàn Đất Xanh đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 44% năm 2025

Đất Xanh đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận lần lượt 62% và 44% so với năm 2024 với doanh thu từ chuyển nhượng bất động sản giữ vai trò động lực tăng trưởng chính, chủ yếu đến từ việc bàn giao Opal Skyline.

Lợi nhuận của Đất Xanh được dự báo tăng trưởng mạnh trong 2 năm tới Dragon Capital nâng sở hữu tại Đất Xanh lên hơn 12%, nhóm quỹ KIM bán ra cổ phiếu LHG