Trái phiếu chính phủ bị bán tháo, đồng USD thấp nhất trong 1 thập kỷ: Rủi ro Mỹ tăng lãi suất sắp xảy ra?

Đón 'cú sốc' từ cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, các nhà đầu tư nước ngoài đang bán trái phiếu chính phủ Mỹ - vốn từ lâu được coi là nơi trú ẩn an toàn của thế giới.

Thị trường tiền tệ vẫn tồn tại nhiều diễn biến bất ổn. Song, có một thực tế không thể phủ nhận đó là khi những những căng thẳng ngày càng leo thang, thì nhà đầu tư đổ xô mua trái phiếu chính phủ Mỹ.

Các nhà đầu tư cho rằng, trái phiếu chính phủ Mỹ an toàn vì bất kỳ rủi ro lớn nào, như khủng hoảng tài chính, chiến tranh hay thiên tai, xảy ra, thì chính phủ liên bang vẫn đứng vững và bảo vệ loại tài sản này.

Dẫu vậy, diễn biến tiêu cực của thị trường trái phiếu vào tuần trước đã cho thấy những bước đi của Tổng thống Trump đã khiến niềm tin của nhà đầu tư “lung lay” đối với quan điểm trên. Cuộc chiến thương mại của ông - chủ yếu nhắm đến Trung Quốc, đã làm dấy lên mối lo ngại về viễn cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu.

Niềm tin vào quyền lực của nền kinh tế lớn nhất thế giới dường như đã phần nào đi xuống dẫn đến diễn biến một lượng lớn nhà đầu tư đã bán trái phiếu cùng một lúc. Trong bối cảnh đó, chính phủ phải điều chỉnh lợi suất cao hơn để thu hút những người khác mua trái phiếu. Động thái này có xu hướng đẩy lãi suất chuẩn lên cao, ảnh hưởng đến các khoản thanh toán thế chấp, vay mua ô tô và nợ thẻ tín dụng.

Tuần trước, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đã tăng vọt lên khoảng 4,5% từ mức dưới 4%. Đây là mức tăng lớn chưa từng có trong gần 25 năm. Đồng thời, giá trị đồng USD sụt giảm, ngay cả khi việc áp thuế quan có thể thúc đẩy kỳ vọng tăng giá của đồng bạc xanh.

Ở phiên ngày 14/4, đồng USD đã hồi phục nhẹ song vẫn giao dịch ở mức gần thấp nhất trong 3 năm. Tỷ giá USD/franc tăng 0,34%, sau khi giảm xuống mức thấp nhất trong 1 thập kỷ vào thứ Sáu tuần trước và ghi nhận tuần rớt giá mạnh nhất so với đồng franc Thuỵ Sĩ trong hơn 2 năm.

Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng thúc đẩy đợt bán tháo này.

Các quỹ phòng hộ và định chế tài chính khác đã bán bớt trái phiếu để đóng vị thế trong giao dịch chênh lệch giá hiện tại và tương lai của trái phiếu. Các quỹ phòng hộ bán tháo trái phiếu để bù lỗ cho việc cổ phiếu rớt giá mạnh, tìm cách huy động tiền mặt.

Quảng cáo

Một số nhà đầu tư lo ngại rằng ngân hàng trung ương Trung Quốc, nắm giữ 3 nghìn tỷ USD dự trữ ngoại hối, bao gồm 761 tỷ USD trái phiếu chính phủ Mỹ, có thể bán ra để trả đũa Mỹ.

Hơn nữa, vị thế của Mỹ trong nền tài chính toàn cầu có thể đã đi xuống, từ một nơi trú ẩn an toàn nay lại trở thành “nguồn cơn” cho những biến động và chứa nhiều rủi ro.

Chính quyền Tổng thống Trump đã áp dụng thuế quan nhằm đưa hoạt động sản xuất trở lại Mỹ và tạo ra nhiều giá trị dài hạn. Tuy nhiên, theo hầu hết các nhà kinh tế, động thái này lại đang phá vỡ hệ thống thương mại toàn cầu.

Trong nhiều năm, các nhà kinh tế đã lo ngại về việc nhu cầu mua và nắm giữ trái phiếu chính phủ Mỹ của các quốc gia khác sụt giảm. Điều này có thể dẫn đến việc lãi suất của Mỹ tăng mạnh và có diễn biến bất ổn.

Đối với người dân Mỹ, việc các bên nắm giữ nợ của Mỹ đánh giá lại về khoản đầu tư này cũng sẽ khiến họ chịu thiệt. Mỹ từ lâu đã là nơi trú ẩn an toàn của nền kinh tế toàn cầu, nên chính phủ luôn tìm được bên mua trái phiếu đáng tin cậy với mức lãi suất thấp hơn. Nhờ đó, chi phí thế chấp, nợ tín dụng và các khoản vay mua ô tô cũng thuận lợi hơn, giúp người Mỹ chi tiêu thoải mái.

Đồng thời, việc nước ngoài mua tài sản bằng USD đã đẩy giá trị đồng tiền của Mỹ lên cao, khiến các sản phẩm nhập khẩu vào nước này rẻ hơn khi tính theo USD.

Hậu quả trực tiếp của việc lãi suất tăng cao do ảnh hưởng từ thị trường trái phiếu là số tiền mà chính phủ liên bang phải trả cho các chủ nợ để duy trì các khoản nợ hiện tại cũng leo thang. Theo đó, khoản tiền cho các mục đích khác, từ xây dựng trường học đến bảo dưỡng cầu đường, sẽ sụt giảm.

Trong nhiều năm, các ngân hàng trung ương nắm giữ trái phiếu Mỹ đã tìm cách đa dạng hóa sang các loại tài sản khác. Tuy nhiên, đồng USD và trái phiếu chính phủ Mỹ đến nay vẫn duy trì vị thế là tài sản lưu trữ có tỷ trọng lớn nhất.

Tham khảo NYT, Reuters

Theo Nhịp sống thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Mỹ siết chặt xuất khẩu chip sang Trung Quốc: Lợi bất cập hại?

Hai “ông lớn” ngành bán dẫn là Nvidia và Advanced Micro Devices (AMD) dự kiến chịu tổn thất tài chính lớn do các yêu cầu cấp phép mới của Mỹ đối với chất bán dẫn xuất khẩu sang Trung Quốc.

Cú sụt giảm chưa từng có trong lịch sử Mỹ: 279 tỷ USD vốn hoá Nvidia bị thổi bay trong 1 ngày, cổ phiếu bán dẫn toàn cầu nhuốm đỏ Những “ông lớn” sẽ bị ảnh hưởng ra sao khi Mỹ áp thuế bán dẫn?

Những yếu tố làm thay đổi triển vọng kinh tế toàn cầu

Trước những biến động lớn của kinh tế toàn cầu, các quốc gia đang tìm cách nâng cao khả năng thích ứng nhằm đảm bảo ổn định và phát triển trong giai đoạn tái cấu trúc toàn cầu sắp tới.

Giá vàng châu Á tăng do lo ngại nguy cơ chiến tranh thương mại toàn cầu Đòn thuế mới của Mỹ có hiệu lực, căng thẳng thương mại toàn cầu “nóng” hơn bao giờ hết

Chứng khoán châu Á biến động trái chiều giữa bất ổn thương mại

Trong phiên giao dịch thưa thớt ngày 18/4, các thị trường châu Á biến động trái chiều, khi giới đầu tư đang theo dõi sát sao các cuộc đàm phán thuế quan giữa nhiều quốc gia với Mỹ.

Chứng khoán châu Á tăng điểm sau quyết định thuế quan của Mỹ Chứng khoán châu Á khởi sắc khi Tổng thống Mỹ cân nhắc miễn thuế ô tô

Lợi nhuận quý I/2025 của Netflix đạt 2,9 tỷ USD

“Gã khổng lồ” truyền phát trực tuyến (streaming) Netflix vừa công bố lợi nhuận quý I/2025 đạt 2,9 tỷ USD phần lớn nhờ vào việc tăng giá các gói thuê bao gần đây.

Trung - Mỹ đại chiến truyền hình tại Đông Nam Á: Khi Netflix phải đối đầu Baidu và Tencent để chiếm sóng người xem Netflix và các đối thủ khởi động cuộc chiến pháp lý tại Xứ sở Lá phong

Ngân hàng lớn nhất Nhật Bản cấp vốn hỗ trợ 40.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa

Từ tháng 5/2025, một trong những ngân hàng lớn nhất Nhật Bản là Mizuho sẽ triển khai một cơ chế mới để cung cấp vốn kinh doanh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên toàn quốc.

Nhật Bản trước áp lực tranh luận về thuế quan với Mỹ "Ông lớn" viễn thông Nhật Bản đầu tư 1,5 tỷ USD vào trung tâm dữ liệu tại Ấn Độ

Thị trường chứng khoán châu Á sụt giảm sau cảnh báo từ Nvidia

Thị trường chứng khoán châu Á hầu như giảm điểm chiều 16/4 sau khi Nvidia thông báo các quy định cấp phép mới của Mỹ đối với xuất khẩu chip của hãng sang Trung Quốc, làm giảm niềm tin các nhà đầu tư.

Dòng vốn đầu tư chuyển hướng tác động mạnh tới chứng khoán châu Á Chứng khoán châu Á tăng điểm sau quyết định thuế quan của Mỹ