Thị trường giao đồ ăn Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á, Grab và ShopeeFood chiếm 95% thị trường

Năm 2024, tổng giá trị giao dịch của thị trường giao đồ ăn tại Việt Nam chạm mốc 1,8 tỷ USD, trong đó Grab và ShopeeFood gần như chia nhau hai nửa thị phần.

Thị trường giao đồ ăn Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á, Grab và ShopeeFood chiếm 95% thị trường

Theo Báo cáo Các nền tảng giao đồ ăn tại Đông Nam Á do Momentum Works mới phát hành, thị trường giao đồ ăn Đông Nam Á trong năm 2024 đã có bước tăng trưởng đáng chú ý, chạm mốc 19,3 tỷ USD GMV (tổng giá trị giao dịch hàng hóa), tăng 13% so với cùng kỳ năm 2023.

Đây được cho là tín hiệu tích cực trong bối cảnh thị trường F&B nói chung đang chững lại. Trước đó, thị trường giao đồ ăn Đông Nam Á đã trải qua 2 năm tăng trưởng chậm chạp ở mức 5%. Momentum Works đánh giá những cải tiến về vận hành của các nền tảng bắt đầu phát huy hiệu quả.

Việt Nam là quốc gia đạt mức tăng trưởng nhanh nhất với 26% so với năm 2023, nâng GMV từ 1,4 tỷ USD lên 1,8 tỷ USD. Các yếu tố đóng góp cho tăng trưởng được Momentum Works chỉ ra bao gồm việc mở rộng các phân khúc khách hàng, lĩnh vực dịch vụ và sự hợp lực với những đối tác kinh doanh trên nền tảng.

Quảng cáo

Mặc dù vậy, có thể thấy mức GMV của thị trường giao đồ ăn tại Việt Nam vẫn thấp hơn đáng kể so với các nước khác trong khu vực. Dẫn đầu đang là Indonesia – quốc gia có mức tăng trưởng GMV đứng thứ hai trong năm qua với 18%, đưa quy mô thị trường lên mức 5,4 tỷ USD.

Nhìn vào cuộc đua giữa các nền tảng giao đồ ăn tại Đông Nam Á, Grab vẫn đang giữ vững ngôi vương với mức GMV 10,4 tỷ USD trong năm 2024, nắm giữ 53,9% thị phần và gấp gần 4 lần đối thủ đứng thứ hai là Foodpanda (2,7 tỷ USD). Bám đuổi Foodpanda là ShopeeFood với 2,3 tỷ USD. Hai vị trí còn lại trong top 5 thuộc về Gojek và Line Man.

Tại Việt Nam, Grab cũng là nền tảng dẫn đầu cuộc đua với 48% thị phần. Tuy nhiên, ShopeeFood đang bám sát với 47%. Phần còn lại của “miếng bánh” giao đồ ăn thuộc về BeFood (4%) và Gojek (1%). Tuy nhiên, hồi tháng 9/2024, Gojek đã phải nói lời tạm biệt thị trường Việt Nam.

Trước đó, CEO Jianggan Li của Momentum Works vốn đã đánh giá rằng Goto – công ty mẹ của Gojek – nên thoái vốn khỏi thị trường Việt Nam bởi việc cạnh tranh là không khả thi trong ngắn hạn và trung hạn, khi tình hình kinh doanh chung của Goto ngày càng lỗ. Năm 2022, Goto ghi nhận khoản lỗ ròng lên tới 2,7 tỷ USD, cao gấp hơn 3 lần so với doanh thu của công ty.

Mức tăng trưởng tích cực cho thấy thị trường giao đồ ăn tại Việt Nam là "miếng bánh béo bở", cùng với thực tế là việc đặt đồ ăn online dần trở thành một phần cuộc sống của đông đảo cư dân các đô thị lớn. Tuy nhiên, sự ra đi của Gojek, hay trước đó là “kỳ lân” chuyên về mảng giao đồ ăn Baemin, dường như là lời nhắc nhở rằng "miếng bánh" này không hề dễ nuốt.

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh

Giá gạo tại siêu thị Nhật Bản tăng tuần thứ 16 liên tiếp

Giá gạo tại các siêu thị ở Nhật Bản đã tăng tuần thứ 16 liên tiếp và cao gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, mặc dù chính phủ đã cung cấp gạo từ kho dự trữ khẩn cấp ra thị trường nhằm bình ổn giá.

Giá gạo tại Nhật Bản tăng vọt thúc đẩy lạm phát leo thang Giá loại “hạt vàng” này tăng mạnh nhất nửa thế kỷ đẩy lạm phát tại Nhật Bản tăng trên 3% trong 4 tháng liên tiếp

ĐHĐCĐ FECON: Lợi nhuận năm 2025 chủ yếu từ mảng bất động sản, tâm điểm là dự án Square City

Theo lãnh đạo FECON, trong cấu trúc lợi nhuận sau thuế 200 tỷ đồng đặt ra cho năm 2025, dự kiến khoảng 55 tỷ đồng sẽ đến từ mảng thi công, 145 tỷ đồng từ mảng đầu tư bất động sản.

FECON bổ nhiệm Tổng Giám đốc mới Coteccons, Fecon và 1 thành viên Liên danh Vietur trúng gói thầu nghìn tỷ tại “siêu dự án” cảng hàng không Long Thành

Tận hưởng “chuyến du hành xanh” mỗi ngày tại Vinhomes Wonder City

Tại đô thị của những trải nghiệm thời thượng Vinhomes Wonder City (Đan Phượng, Hà Nội), mỗi ngày của cư dân đều như một “chuyến du hành xanh” kỳ thú. Nơi đây, màu xanh hiện hữu từ vườn riêng sau nhà đến tổ hợp công viên, mặt nước rộng lớn, đi cùng các tiệ

ĐHĐCĐ Vinhomes: Kế hoạch lãi kỷ lục, Vinhomes Cần Giờ là động lực tăng trưởng doanh số trong 3 năm tới Chủ dự án Vinhomes Global Gate lãi trước thuế hơn 18.600 tỷ đồng trong quý I/2025

Imexpharm công bố kế hoạch tăng trưởng mạnh mẽ 2025

Tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, Imexpharm thông qua mục tiêu tổng doanh thu 2.981 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 493,5 tỷ đồng, lần lượt tăng 18,6% và 22,1% so với năm 2024, hướng đến trở thành một công ty dược hàng đầu châu Á.

R&D chiều sâu giúp Imexpharm mở rộng chuỗi cung ứng dược toàn cầu

Shein Group của Trung Quốc tăng giá nhiều sản phẩm tại Mỹ

Công ty thời trang nhanh Shein Group Ltd. của Trung Quốc vừa tăng giá nhiều sản phẩm tại Mỹ, từ váy áo đến đồ dùng nhà bếp, trước khi các mức thuế mới nhập khẩu giá trị nhỏ chính thức có hiệu lực.

Shein vs Temu: 2 doanh nghiệp Trung Quốc đồng hương đại chiến để tranh giành thị trường Mỹ Shein-Temu: Cuộc chiến gay gắt nhằm giành giật người dùng Mỹ yêu thích giá rẻ

ĐHCĐ Nam Long: Đã có đối tác đang đàm phán một phần dự án Izumi, mục tiêu lợi nhuận năm tăng 35%

Nam Long đang sở hữu hơn 681 ha quỹ đất sạch tại các khu vực kinh tế trọng điểm như TP. Hồ Chí Minh, Long An, Đồng Nai, Cần Thơ và một số địa phương mới. Công ty cũng khẳng định chiến lược vẫn sẽ đẩy mạnh các thương vụ M&A.

Nam Long lên kế hoạch lãi ròng năm 2025 vượt 700 tỷ đồng, tăng 35% Nam Long lãi sau thuế 110 tỷ đồng nhờ bàn giao các dự án trọng điểm