Tương lai bất định của công ty mẹ Fiat, Chrysler, Peugeot: Cả 10 thương hiệu xe ô tô đều án ế, cổ phiếu rơi 50% từ đỉnh, công nhân dọa đình công

Cuộc khủng hoảng làm dấy lên nghi ngờ về loạt vụ mua lại trong suốt thập kỷ qua.

Tương lai bất định của công ty mẹ Fiat, Chrysler, Peugeot: Cả 10 thương hiệu xe ô tô đều án ế, cổ phiếu rơi 50% từ đỉnh, công nhân dọa đình công

Stellantis, tập đoàn ô tô khổng lồ sở hữu hơn 10 thương hiệu bao gồm Chrysler, Fiat, Jeep, Peugeot và Ram, đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Doanh số và lợi nhuận giảm mạnh trong khi các đại lý mắc kẹt với những bãi đậu xe ế chỏng chơ.

Giá cổ phiếu Stellantis đã giảm gần 50% so với mức cao nhất vào tháng 3. Phía công đoàn đại diện cho công nhân nhà máy tại Mỹ cũng đang đe dọa đình công tại một số nhà máy.

Tất cả đặt ra câu hỏi về tương lai của Carlos Tavares, giám đốc điều hành Stellantis. Sau khi nắm quyền điều hành hãng sản xuất ô tô Pháp PSA vào năm 2014, ông mua lại một loạt các đối thủ với tham vọng bán được nhiều xe hơn General Motors vào năm ngoái.

Tuần trước, Stellantis cho biết công ty đang cân nhắc vị lãnh đạo tương lai sau khi hợp đồng của ông Tavares hết hạn vào đầu năm 2026. Ông Tavares có thể vẫn giữ chức giám đốc điều hành.

Năm 2021, PSA sáp nhập với Fiat Chrysler và công ty hợp nhất này lấy tên là Stellantis. Công ty có trụ sở tại Amsterdam, nhưng hoạt động tại Mỹ lại chiếm hơn một nửa lợi nhuận trong sáu tháng đầu năm 2024. Vấn đề nghiêm trọng đến mức Erin Keating, giám đốc cấp cao tại Cox Automotive, một công ty nghiên cứu thị trường, cho biết: “Tôi không muốn trở thành Carlos Tavares”.

Bà Keating cho biết Jeep và các thương hiệu Stellantis khác đã tăng giá nhiều hơn các hãng sản xuất ô tô khác trong những năm gần đây. Lãi suất cao khiến những mức giá đó rất khó chấp nhận.

Theo Cox, các đại lý Dodge có trung bình 149 ngày cung cấp cho nhiều lô hàng, bao gồm nhiều mẫu xe năm 2023. Con số này gần gấp đôi mức trung bình của ngành. Cox cho biết thị phần của các thương hiệu Stellantis tại Mỹ đã giảm xuống còn 8,6% vào cuối tháng 6 từ mức 10,4% một năm trước đó.

Các đại lý đang rất tức giận. Kevin Farrish, chủ tịch Hội đồng đại lý quốc gia Stellantis, đại diện cho các đại lý ô tô độc lập của công ty, đã đổ lỗi cho ông Tavares.

“Quyết định liều lĩnh trong ngắn hạn nhằm đảm bảo lợi nhuận kỷ lục vào năm 2023 đã gây ra hậu quả tàn khốc nhưng hoàn toàn có thể dự đoán được trên thị trường Mỹ”, ông Farrish và các thành viên khác của hội đồng đã viết trong một lá thư gửi cho ông Tavares vào tháng này. “Những hậu quả đó bao gồm sự xuống cấp nhanh chóng của các thương hiệu mang tính biểu tượng của Mỹ. Các ông đã gây ra vấn đề này”.

Quảng cáo

Chủ tịch UAW, Shawn Fain, cũng chỉ trích gay gắt ông Tavares, cáo buộc ông đã không giữ lời hứa khôi phục hoạt động tại một nhà máy đã đóng cửa ở Belvidere, Illinois. Kế hoạch chuyển hoạt động sản xuất xe thể thao đa dụng cỡ lớn Dodge Durango từ Detroit sang Canada cũng bỏ ngỏ.

Cuộc đối đầu giữa Stellantis và UAW diễn ra một năm sau khi các cuộc đình công nhằm giúp công nhân giành được mức tăng lương kỷ lục. Phía công ty phủ nhận việc vi phạm bất kỳ cam kết nào với UAW và cho biết họ chưa xác nhận kế hoạch chuyển hoạt động sản xuất tại Durango.

Carlos Zarlenga, giám đốc điều hành của Stellantis Bắc Mỹ, cho biết trong email gửi cho ông Fain vào thứ Hai: “Stellantis đã tuân thủ và sẽ tiếp tục tuân thủ thỏa thuận mà các bên đã đạt được vào năm 2023”.

Những vấn đề tại Stellantis làm dấy lên nghi ngờ về loạt vụ mua lại trong thập kỷ qua - thứ vốn biến hãng này trở thành nhà sản xuất ô tô lớn thứ tư sau Toyota, Volkswagen và Hyundai-Kia. Stellantis cung cấp nhiều loại xe cỡ trung và nhỏ tại Châu Âu song tại Mỹ, Jeep tập trung nhiều vào các xe thể thao đa dụng cỡ lớn, giá cao sau khi hãng này ngừng sản xuất các mẫu xe Cherokee và Renegade vào năm ngoái. Sự thay đổi diễn ra vào đúng thời điểm người tiêu dùng ưa chuộng các mẫu SUV nhỏ như Toyota RAV4, Chevrolet Trax và Honda CR-V.

Stellantis đã không thể ngăn chặn được sự suy thoái của Chrysler, vốn bắt đầu từ nhiều thập kỷ trước. Dòng sản phẩm của Chrysler đã giảm xuống chỉ còn 1 mẫu duy nhất: xe minivan Pacifica.

Để giành lại thị phần, Stellantis giảm giá khởi điểm của mẫu xe rẻ nhất, Jeep Compass, xuống dưới 30.000 USD. Tuần này, công ty cũng cho biết sẽ hồi sinh mẫu xe minivan Chrysler Voyager với giá khởi điểm là 40.000 USD, thấp hơn một chút so với mẫu xe rẻ nhất Pacifica. Mẫu Voyager mới sẽ được bán vào cuối năm nay.

Tuy nhiên, với rất nhiều xe không bán được, Stellantis đối mặt với áp lực phải cắt giảm sản lượng và việc làm. Điều này rõ ràng khiến UAW khó chịu, theo Kevin Roberts, giám đốc phân tích và hiểu biết ngành tại CarGurus, một trang web mua sắm ô tô. Các đại lý phàn nàn rằng công ty không có chiến lược rõ ràng.

“Các doanh nghiệp của chúng tôi đang gặp khó khăn. Nhân viên của chúng tôi cũng đang gặp khó khăn”, Sean Hogan, phó chủ tịch của Sierra Auto Group, công ty sở hữu các đại lý Stellantis tại Los Angeles, cho biết. “Chúng tôi không thấy có kế hoạch nào đưa chúng tôi trở lại khoảng thời gian trước đây”.

Ông Hogan, thư ký của hội đồng đại lý của công ty, cho biết đã gặp các giám đốc điều hành cấp cao của Stellantis vào thứ Hai song không hài lòng với những gì mình nghe được. Nhà sản xuất ô tô vẫn chưa cung cấp các ưu đãi đủ hào phóng để tăng doanh số và cho phép các đại lý kiếm được lợi nhuận kha khá.

Ông Fain, chủ tịch UAW, nói rằng ít nhất một công đoàn địa phương sẽ sớm tổ chức bỏ phiếu cho phép đình công. Theo các điều khoản của hợp đồng với Stellantis, công đoàn phải họp ít nhất 7 lần với ban quản lý để cố gắng giải quyết các khiếu nại. Một cuộc đình công sẽ xảy ra nếu đàm phán không thành.

Trong ngắn hạn, việc đóng cửa nhà máy do công nhân đình công có thể là một điều may mắn cho Stellantis bởi hãng cần mua thời gian để ‘dọn kho’ các đại lý đang ế. Tuy nhiên, trong dài hạn, điều này sẽ khiến những người yêu xe càng thêm xa lánh Stellantis. Bà Keating của Cox Automotive cho biết: “Bất ổn lao động không bao giờ là điều tốt”.

Theo Markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Xe

EU từ chối đề xuất giá sàn xe điện của Trung Quốc

Khi từ chối đề xuất của Trung Quốc, EU cho biết, vấn đề không chỉ ở mức giá mà các nhà sản xuất ôtô đưa ra cho xe điện sản xuất tại Trung Quốc, mà còn ở các khoản trợ cấp sản xuất xe điện.

Thêm 2 "ông lớn" xe điện Trung Quốc gia nhập thị trường Việt Nam Gần 50% người tiêu dùng Việt Nam vẫn chuộng ô tô xăng, nhóm yêu thích xe điện nhất là 18-24 tuổi

EU bỏ phiếu ủng hộ áp thuế bổ sung đối với ô tô điện nhập khẩu của Trung Quốc

Liên minh châu Âu nhất trí áp thuế bổ sung đối với xe ô tô điện nhập khẩu của Trung Quốc, trong bối cảnh các cuộc đàm phán với Bắc Kinh nhằm tìm giải pháp cho tranh chấp thương mại vẫn đang diễn ra.

Hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu sẽ bị áp thuế 60% nếu ông Trump tái đắc cử Ấn Độ áp thuế tối đa 30% với một số sản phẩm thép nhập khẩu từ Trung Quốc, Việt Nam

Honda giảm 50% phí trước bạ với các dòng ô tô nhập khẩu

Trong tháng 10/2024, Honda tiếp tục áp dụng khuyến mại giảm 50% lệ phí trước bạ với các dòng xe nhập khẩu, riêng dòng Accord được hỗ trợ trực tiếp 220 triệu đồng tiền mặt.

Mitsubishi gia nhập liên minh Honda – Nissan để mở rộng thị trường Giá xe máy đồng loạt lao dốc: Honda Vision còn 29,9 triệu đồng, Honda SH, Lead, Yamaha Janus… cùng dưới giá đề xuất, có xe tặng kèm smartphone

Chính thức không cho phương tiện đi qua trạm thu phí nếu tài khoản không đủ tiền để thanh toán

Theo nghị định mới được ban hành, trường hợp số tiền trong phương tiện thanh toán được kết nối với tài khoản giao thông không đủ để thực hiện thanh toán tiền sử dụng đường bộ trên đường cao tốc thì phương tiện không được đi qua trạm thu phí đường bộ trên

Đề xuất thu phí cao tốc do Nhà nước đầu tư, mức phí cao nhất 6.000 đồng/km, những cao tốc nào được hưởng lợi? Khối nợ của “ông trùm” thu phí BOT phía Nam tiếp tục “phình to”

Mức thuế 100% của Mỹ đối với xe điện Trung Quốc chính thức có hiệu lực

Tổng thống Mỹ cho biết việc tăng thuế này là nhằm mục đích ngăn chặn Trung Quốc có thể ảnh hưởng tiêu cực tới việc làm trong lĩnh vực chế tạo của Mỹ.

Những quan ngại về các tác động sau khi châu Âu áp thuế xe điện Trung Quốc Nhiều nước EU dự kiến ủng hộ áp thuế xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc

Thêm 2 "ông lớn" xe điện Trung Quốc gia nhập thị trường Việt Nam

Với sự gia nhập của 2 “ông lớn” BYD và AION, thị trường xe điện tại Việt Nam đã có hơn 10 hãng thương hiệu Trung Quốc, bao gồm cả MG, Chery, Wuling, Hongqi, Haima, Haval, GAC, Aion, Omoda, Jaecoo, Lynk & Co…

Vì sao các hãng ô tô lớn thay đổi kế hoạch sản xuất xe điện? DN bán xe điện Trung Quốc rẻ nhất Việt Nam: Báo lỗ kỷ lục nửa đầu năm 2024, giảm 20% nhân sự, kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục

Hyundai Santa Fe chính thức ra mắt với nhiều công nghệ và tính năng nổi bật

Ngày 18/9, Liên doanh giữa Tập đoàn Thành Công và Hyundai Motor giới thiệu mẫu SUV Santa Fe thế hệ hoàn toàn mới. Xe được phân phối với 5 phiên bản khác nhau và giá bán lẻ khuyến nghị từ 1,069 tỷ đồng (đã bao gồm thuế VAT).

Doanh số bán ô tô tháng 5 tăng nhẹ, top 3 thuộc về Toyota, Hyundai và Ford Doanh nghiệp phân phối Ford, Hyundai top đầu đặt mục tiêu lợi nhuận tăng trưởng mạnh

Ô tô bị cây đè trúng do bão Yagi được đền bù ra sao?

Bão Yagi dẫn đến nhiều cây xanh trên các tuyến phố bị gãy đổ, đè trúng xe ô tô đỗ dưới lòng đường gây hư hỏng nghiêm trọng. Nếu mua bảo hiểm vật chất, chủ xe sẽ được bồi thường trong tình huống này.

Đóng cửa 4 sân bay phòng siêu bão Yagi: Cập nhật ngay chuyến bay Vietjet Air, Bamboo Airways bị huỷ Không để chính quyền, người dân mất liên lạc: Nhà mạng “liên thông” sóng di động, ứng phó bão Yagi

BXH thương hiệu ô tô tại Việt Nam: VinFast mạnh nhất miền Bắc, Mercedes-Benz và Toyota có sức hút trên toàn quốc

Theo bảng xếp hạng do Decision Lab công bố, Toyota sở hữu sức khoẻ thương hiệu mạnh nhất trong ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam. Nếu chỉ tính riêng miền Bắc, VinFast là thương hiệu dẫn đầu.

Giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô, doanh nghiệp nào hưởng lợi nhất? Một doanh nghiệp phân phối ô tô điện tại Việt Nam báo lỗ kỷ lục