Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế nhập khẩu ô tô, khí hóa lỏng LNG

Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế nhập khẩu MFN đối với một số nhóm hàng như ô tô, khí hóa lỏng LNG, đùi gà đông lạnh, quả táo tươi, Ethanol, nho khô..

Thông tin với báo chí, ông Nguyễn Quốc Hưng, Cục trưởng Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính) cho biết Bộ Tài chính đang sửa Nghị định 26/2023/NĐ-CP để điều chỉnh thuế suất nhập khẩu ưu đãi (MFN) đối với một số nhóm mặt hàng, nhằm đảm bảo mức thuế suất hài hòa.

MFN là mức thuế suất áp dụng cho các nước trong Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Việc điều chỉnh thuế này là một trong các giải pháp nhằm ứng phó trong bối cảnh cạnh tranh thương mại toàn cầu.

Theo đại diện Bộ Tài chính, Dự thảo Nghị định đề suất giảm thuế nhập khẩu MFN đối với các nhóm mặt hàng, gồm: Ô tô thuộc 03 mã hàng HS 8703.23.63, 8703.23.57, 8703.24.51 từ 64% và 45% về cùng một mức thuế suất là 32%; Ethanol từ 10% xuống 5%.

Một số sản phẩm nông sản như đùi gà đông lạnh từ 20% xuống 15%; hạt dẻ cười từ 15% xuống 5%; hạnh nhân từ 10% xuống 5%; quả táo tươi từ 8% xuống 5%; quả anh đào ngọt (Cherry) từ 10% xuống 5%; nho khô từ 12% xuống 5%; mặt hàng gỗ và các sản phẩm gỗ thuộc Nhóm 44.21.

Nhóm 94.01 và 94.03 từ các mức thuế suất 20% và 25% xuống cùng một mức thuế suất là 5%; mặt hàng khí tự nhiên dạng hóa lỏng (LNG) từ 5% xuống 2%; mặt hàng Ethane: bổ sung mặt hàng Ethane vào Chương 98 với thuế suất 0%.

Với việc điều chỉnh thuế nhập khẩu MFN lần này, nhập khẩu nhiều nhóm hàng hóa từ Hoa Kỳ sẽ được hưởng lợi đáng kể.

Quảng cáo

Việt Nam hiện đã thiết lập đối tác chiến lược toàn diện với 12 quốc gia: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Liên bang Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, Pháp, Malaixia, New Zealand, Indonesia, Singapore.

Trong đó, 11/12 quốc gia đã nằm trong các Hiệp định thương mại song phương và đa phương và Việt Nam là thành viên và được hưởng các ưu đãi về thuế quan tại các Hiệp định này.

Riêng Hoa Kỳ, dù Việt Nam và Hoa Kỳ đã thiết lập Hiệp định thương mại song phương từ năm 2001 nhưng 2 nước hiện chưa có Hiệp định thương mại tự do về cắt giảm thuế quan nên Hoa Kỳ vẫn là đối tác chịu mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi (MFN) áp dụng chung cho các quốc gia là thành viên WTO.

Bộ Tài chính nhấn mạnh, điều chỉnh mức thuế suất thuế nhập khẩu MFN đối với một số mặt hàng là cần thiết để đảm bảo đối xử công bằng giữa các Đối tác Chiến lược Toàn diện của Việt Nam.

Cùng đó, việc giảm thuế cũng giúp Việt Nam thích ứng linh hoạt với tình hình thế giới, khu vực nhằm đạt các mục tiêu tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát. Việc này còn góp phần cải thiện cán cân thương mại với các đối tác thương mại, khuyến khích doanh nghiệp đa dạng hàng nhập khẩu, kích thích tiêu dùng nội địa.

Điều chỉnh các mức thuế nhập khẩu này đảm bảo nguyên tắc giảm thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng trong nước chưa sản xuất được hoặc đã sản xuất nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu; tập trung điều chỉnh thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu cao.

Ngoài ra, mức thuế suất điều chỉnh cơ bản không thấp hơn các mức thuế suất của các Hiệp định Thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên.

Theo Nhịp sống thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Tiêu điểm

Lộ diện những địa phương có thu hút FDI vượt mốc tỷ USD trong quý đầu tiên của năm 2025

Xét theo địa bàn đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 50 tỉnh, thành phố trên cả nước trong 3 tháng đầu năm 2025. Trong đó, có 4 địa phương ghi nhận thu hút FDI vượt múc 1 tỷ USD trong quý đầu tiên của năm 2025.

Việt Nam thu hút hơn 6,9 tỷ USD dòng vốn FDI trong 2 tháng đầu năm Vượt lên nguy cơ thuế quan, Việt Nam tiếp tục hấp dẫn vốn FDI

SeABank công bố kết quả kinh doanh quý I/2025

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý I/2025 với lợi nhuận trước thuế đạt 4.350 tỷ đồng, tăng gần 189% so với cùng kỳ năm 2024. Tổng tài sản của SeABank là 333.746 tỷ đồng, tăng 2,47%, tương đương tăng ròng 8.047 tỷ đồng so với thời điểm ngày 31/12/2024 và vốn điều lệ ở mức 28.450 tỷ đồng.

Giá vàng thế giới “bứt tốc”, vượt 3.300 USD/ounce Phố Wall lao dốc sau phát biểu của Chủ tịch Fed