Bão Yagi gây thiệt hại khoảng 40.000 tỷ đồng, ước tính làm giảm 0,15% GDP năm 2024

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, do tác động của bão Yagi tốc độ tăng trưởng 6 tháng cuối năm của cả nước và nhiều địa phương dự báo chậm lại. Trong đó, tăng trưởng GDP quý III của cả nước có thể giảm 0,35%, quý IV giảm 0,22% so với kịch bản không có bão.

Bão Yagi và mưa lũ sau bão gây thiệt hại lớn về con người và tài sản tại các tỉnh miền núi phía Bắc - Ảnh: VGP

Sáng 15/9, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ với các địa phương bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 (bão Yagi) về các giải pháp khắc phục hậu quả, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ổn định đời sống, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng.

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bão số 3 là cơn bão mạnh nhất trên Biển Đông trong 30 năm qua, cường độ tăng nhanh, duy trì cấp siêu bão (cấp 16, giật cấp 17) trong thời gian dài và vẫn giữ cường độ siêu bão khi đổ bộ vào phía Đông của đảo Hải Nam (Trung Quốc).

Mức độ giảm cấp trên đường đi của bão không theo quy luật thông thường, rất phức tạp, cường độ bão không giảm nhanh, khi áp sát bờ biển Quảng Ninh - Hải Phòng vẫn rất mạnh, giữ cấp 12-13, mức độ rủi ro thiên tai lớn, thời gian lưu bão trên đất liền kéo dài (12 giờ).

Bão số 3 và hoàn lưu sau bão có phạm vi ảnh hưởng rất lớn, trải dài ở 26 tỉnh, thành phố ở toàn bộ miền Bắc và Thanh Hóa (chiếm trên 41% GDP và 40% dân số của cả nước), kết hợp với tình trạng xả lũ ở thượng nguồn một số con sông lớn, đã gây ra mưa lớn kéo dài, ngập lụt, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất… diễn ra nghiêm trọng trên nhiều địa bàn.

Bão đã gây ra tình trạng mất điện, mất nước, mất thông tin liên lạc trên diện rộng cùng lúc, cả trên biển và trên bờ, toàn bộ địa bàn của một số địa phương và tại nhiều địa phương, khiến công tác thông tin, liên lạc, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn càng trở nên khó khăn, nặng nề và thách thức hơn. Đến nay, một số địa phương vẫn còn tình trạng ngập lụt, hoặc có nguy cơ cao khiến cho thiệt hại còn có thể còn nặng nề hơn.

Đặc biệt, cơn bão đã gây nhiều thiệt hại về người và tài sản. Theo đó, đến sáng 15/9, ước tính đã có 353 người chết, mất tích, khoảng 1.900 người bị thương và tác động sang chấn tâm lý nặng nề cho nhiều người dân tại khu vực thiên tai, nhất là trẻ em, người cao tuổi, đối tượng dễ bị tổn thương.

Con bão cũng gây thiệt hại lớn về tài sản của nhân dân và nhà nước tại các địa phương bị ảnh hưởng bởi bão lũ. Ước tính sơ bộ, chưa đầy đủ, thiệt hại về tài sản do bão số 3 gây ra khoảng 40.000 tỷ đồng.

Trong đó, khoảng 257.000 căn nhà, 1.300 trường học và nhiều công trình hạ tầng bị sập đổ, hư hại; 305 sự cố đê điều, chủ yếu là các tuyến đê lớn từ cấp III trở lên; trên 262.000 ha lúa, hoa màu, cây ăn quả bị ngập úng, thiệt hại, gẫy đổ; 2.250 lồng bè nuôi trồng thủy sản bị hư hỏng, cuốn trôi; gần 2,3 triệu gia súc, gia cầm bị chết và gần 310.000 cây xanh đô thị gẫy đổ.

Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng 6 tháng cuối năm của cả nước và nhiều địa phương dự báo chậm lại. Trong đó, tăng trưởng GDP quý III của cả nước có thể giảm 0,35%, quý IV giảm 0,22% so với kịch bản không có bão số 3. Ước cả năm GDP có thể giảm 0,15% so với kịch bản ước tăng trưởng có thể đạt 6,8-7%, trong đó khu vực nông, lâm, thủy sản giảm 0,33%, công nghiệp và xây dựng giảm 0,05% và dịch vụ giảm 0,22%.

Tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2024 của nhiều địa phương như Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Lào Cai… có thể giảm trên 0,5%.

Quảng cáo

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các trang trại, hộ trồng lúa, hoa màu…, hộ chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản tại hầu hết các địa bàn bị ảnh hưởng bởi bão số 3, cả ở khu vực ven biển, đô thị, giáp ranh đô thị, nông thôn, miền núi… là đối tượng chịu thiệt hại nặng nề nhất, cần nhiều nguồn lực, thời gian để tái đàn, tái vụ, tái sản xuất. Đặc biệt khi miền Bắc đang trong thời gian gieo trồng vụ mùa, chưa bước vào thời điểm thu hoạch.

Nhiều cơ sở du lịch, lưu trú bị hư hỏng, phải đóng cửa để sửa chữa. Theo đó, hầu hết các cơ sở lưu trú ở Hạ Long, Cẩm Phả, huyện Vân Đồn, Cô Tô (Quảng Ninh) đã bị hư hỏng nặng nề; sơ bộ đã có 27 tàu du lịch và 4 tàu chuyển tải bị đắm; văn phòng trụ sở làm việc, đón tiếp khách tại các cảng biển phục vụ khách du lịch bị hư hỏng. Điểm du lịch Cát Cát (Sapa, Lào Cai) ghi nhận tình trạng sạt lở. Một số điểm du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp tại Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Cao Bằng bị ảnh hưởng nghiêm trọng,..

Do đó, miền Bắc sẽ bỏ lỡ mùa khách du lịch quốc tế (từ tháng 9/2024 đến tháng 4/2025) và cũng có thể không thu hút được khách trong nước, đặc biệt là các địa điểm du lịch trọng điểm như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lào Cai, Hà Giang…

Các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, xây dựng cũng bị tác động của cơn bão, nhất là tác động gián tiếp khi bị mất điện, thông tin liên lạc, lao động và gia đình người lao động bị ảnh hưởng. Thiệt hại chủ yếu là sập nhà xưởng, sập kho nguyên vật liệu, sập ray cẩu trục, hư hỏng trạm biến áp, máy phát điện, bung nhà xưởng, tốc mái tôn dẫn đến ảnh hưởng đến máy móc, thiết bị, hàng hóa trong nhà máy, đổ tường, đổ cây xanh, ngập lụt làm ảnh hưởng đến sản xuất.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, sơ bộ tại 20/26 tỉnh, thành phố, ước tính dư nợ bị ảnh hưởng là khoảng 80.000 tỷ đồng (chiếm khoảng 5% dư nợ trên địa bàn). Trong đó, tại Quảng Ninh và Hải Phòng có 11.700 khách hàng bị ảnh hưởng với dư nợ khoảng 23.100 tỷ đồng.

Ngoài ra, hệ thống kết cấu hạ tầng của các địa phương do ảnh hưởng của bão, nhiều nơi bị hư hại nghiêm trọng. Nhiều công trình hạ tầng thiết yếu, dân sinh về đường xá, cầu, cống, điện, cấp nước, thoát nước, viễn thông, thông tin, trường học… bị hư hại, cần sớm khắc phục.

Các công trình hạ tầng thủy lợi, đê kè, đập chứa nước của nhà máy thủy điện… bị thiệt hại, tiềm ẩn rủi ro, nguy cơ khi tình hình bão lũ thời gian tới dự báo còn rất phức tạp.

Để kịp thời hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị cần tập trung thực hiện 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu. Trong đó, ưu tiên hàng đầu tư bảo vệ tính mạng, an toàn, sức khỏe của nhân dân.

Đồng thời, hỗ trợ khôi phục các hoạt động đời sống, xã hội để ổn định cuộc sống Nhân dân, nhất là tại các địa bàn bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi bão lũ, ngập lụt, sạt lở đất.

Hỗ trợ các cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp để khôi phục nhanh chuỗi sản xuất, cung ứng, lao động, phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh.

Chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với thiên tai, bão lũ, ngập lụt, sạt lở… trong thời gian tới.

Có cơ chế, chính sách, giải pháp cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính để triển khai các chính sách hỗ trợ.

Theo Thoidai.com.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Tiêu điểm

Giá dầu giằng co giữa các yếu tố căng thẳng địa chính trị và nguồn cung

Phiên 19/11, giá dầu ít biến động, khi dấu hiệu leo thang căng thẳng Nga-Ukraine làm dấy lên nguy cơ gián đoạn nguồn cung, nhưng việc mỏ Johan Sverdrup nối lại sản xuất đã hạn chế đà tăng của dầu.

Giá dầu thế giới phục hồi từ mức thấp nhất trong gần hai tuần Giá dầu thế giới tăng nhẹ trong phiên giao dịch biến động

Làm đường sắt tốc độ cao: Cần cái "bắt tay" của doanh nghiệp Việt trước cơ hội lớn

Theo các chuyên gia và lãnh đạo nhà thầu trong nước, trước cơ hội thị trường xây lắp vô cùng lớn từ dự án đường sắt tốc độ cao, các doanh nghiệp Việt Nam cần bắt tay nhau, chỉ có hợp tác là cơ hội duy nhất để tham gia sâu vào dự án và không thua ngay trên chính sân nhà.

“Quy mô nền kinh tế dự kiến đạt 564 tỷ USD đầu tư đường sắt tốc cao không còn là trở ngại lớn” Sáng nay chính thức trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hơn 67 tỷ USD

Thách thức lớn nhất của FED dưới thời chính quyền Tổng thống Donald Trump là xác định lãi suất trung tính?

Cổ phiếu đã tăng giá kể từ cuộc bầu cử Tổng thống, trong khi trái phiếu bị cuốn vào cuộc giằng co giữa xu hướng tăng và giảm giá, với những người tham gia ở cả hai thị trường đang cố gắng dự đoán hướng đi của nền kinh tế Mỹ dưới thời chính quyền Trump sắp

Fed tiếp tục hạ lãi suất ở mức 0,25%, chỉ ra một động lực quan trọng của nền kinh tế Mỹ đang suy yếu Chứng khoán Mỹ chốt phiên giảm điểm sau phát biểu của Chủ tịch Fed

Trung Quốc thông báo giảm thuế xuất khẩu đối với 209 sản phẩm

Số liệu do Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố gần đây cho thấy xuất khẩu của nước này trong tháng Tám tăng gần 9% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt khoảng 309 tỷ USD, cao nhất từ tháng 9/2022.

Giá nhà mới tại Trung Quốc giảm mạnh "Làm gì cũng đứng nhất", Trung Quốc vẫn chưa chịu dừng lại: Tham vọng chiếm lĩnh một thứ chưa ai đụng tới

Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế VAT trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đề xuất giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT), áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%) từ ngày 1/1/2025 đến hết ngày 30/6/2025.

Nâng ngưỡng doanh thu chịu thuế VAT để "khoan sức dân" Quốc hội thông qua giảm 2% thuế VAT đến hết 30/6/2024

10 tháng mới đạt hơn 52% kế hoạch, Bộ Tài chính kiến nghị quyết liệt giải ngân vốn đầu tư công

Giải ngân vốn đầu tư công 10 tháng năm 2024 mới đạt 52,29%, Bộ Tài chính kiến nghị các bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công trong những tháng cuối năm.

Nhiều vướng mắc, giải ngân đầu tư công từ nguồn vốn nước ngoài đến nay mới đạt 8,58% Ngành giao thông dự kiến giải ngân 98% vốn đầu tư công được giao trong năm 2024

Mỹ đánh giá tích cực về chính sách tiền tệ của Việt Nam

Theo Báo cáo bán niên về "Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn với Mỹ", Bộ Tài chính Mỹ đánh giá tích cực về chính sách tiền tệ của Việt Nam và tiếp tục xác định "không thao túng tiền tệ".

Việt Nam tiếp tục không nằm trong danh sách giám sát về thao túng tiền tệ Mỹ đưa Việt Nam ra khỏi Danh sách giám sát về thao túng tiền tệ

Cục Dự trữ liên bang Mỹ không vội hạ lãi suất khi nền kinh tế mạnh

Chủ tịch Fed cho hay tính đến thời điểm hiện tại, nền kinh tế không phát đi những tín hiệu đòi hỏi Fed phải sớm cắt giảm lãi suất và ngược lại, Fed sẽ đi chậm lại nếu các số liệu cho phép.

Giới phân tích và đầu tư tiếp tục không chắc chắn về giá vàng khi bầu cử Mỹ và cuộc họp của Fed đến gần Fed có thể vẫn hạ lãi suất sau chiến thắng của ông Donald Trump