Ngành công nghiệp ô tô toàn cầu rung chuyển do thuế quan của Mỹ

Thông tin về việc Mỹ thông báo mức thuế 25% đối với ô tô và xe tải nhẹ nhập khẩu vào Mỹ kể từ ngày 3/4 nhập khẩu đã lan rộng khắp thế giới khi các nhà cung cấp xe toàn cầu cảnh báo về việc tăng giá ngay lập tức và các đại lý bày tỏ lo ngại về tình trạng

Ngành công nghiệp ô tô toàn cầu rung chuyển do thuế quan của Mỹ

Tổng thống Donald Trump nói rằng ông hy vọng mức thuế quan mới sẽ thúc đẩy các nhà sản xuất ô tô tăng cường đầu tư vào Mỹ, thay vì đầu tư vào Canada hoặc Mexico.

Ngay sau thông tin Mỹ tăng thuế, Hội đồng Chính sách Ô tô Mỹ (AAPC) - đại diện cho các 3 hãng sản xuất xe lớn của Mỹ gồm General Motors, Ford và Stellantis – tuyên bố rằng "Các nhà sản xuất ô tô Mỹ cam kết sẽ tăng sản lượng ô tô và việc làm tại Mỹ và sẽ tiếp tục hợp tác với Chính phủ trong các chính sách bền vững giúp ích cho người Mỹ". AAPC thêm rằng "điều quan trọng" là thuế quan được thực hiện theo cách tránh tăng giá cho người tiêu dùng.

Mỹ nhập khẩu 474 tỷ USD sản phẩm ô tô trong năm 2024, bao gồm xe ô tô chở khách trị giá 220 tỷ USD.

Mexico, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada và Đức, tất cả đều là đồng minh thân cận của Mỹ, là những nhà cung cấp lớn nhất. Mexico đã xuất khẩu 2,5 triệu xe tới Mỹ trong năm 2024, tiếp theo là Hàn Quốc với 1,4 triệu, Nhật Bản với 1,3 triệu và Canada với 1,1 triệu. Theo S&P Global Mobility, Đức đã xuất khẩu 430.000 xe và Vương quốc Anh đã xuất khẩu gần 90.000 xe vào năm 2024.

Gần một nửa số xe ô tô được bán tại Mỹ vào năm ngoái là xe nhập khẩu, với các phương tiện thường đi qua lại giữa Canada, Mexico và Mỹ nhiều lần trong quá trình sản xuất, theo dữ liệu của công ty nghiên cứu GlobalData.

Top những thị trường xuất khẩu nhiều xe con nhất vào Mỹ.

Cổ phiếu ô tô toàn cầu lao dốc

Ngay sau động thái tăng mạnh thuế quan đối với ô tô nhập khẩu của Mỹ, cổ phiếu ô tô toàn cầu lao dốc mạnh.

Nhóm cổ phiếu ô tô và phụ tùng ô tô châu Âu giảm 3,4% vào ngày 27/3 sau thông báo của Mỹ, xuống mức thấp nhất kể từ đầu tháng 1/2025, mất đi gần toàn bộ mức tăng có được từ đầu năm đến nay. Các hãng Volkswagen, BMW, Mercedes-Benz, Porsche và Continental đã mất 4,5 tỷ euro (4,84 tỷ đô la) tổng giá trị vốn hóa thị trường vào thứ Năm (27/3), khi các nhà đầu tư hoảng sợ trước viễn cảnh chi phí tăng thêm và sự phức tạp trong một ngành công nghiệp vốn đang phải vật lộn với quá trình điện khí hóa chậm chạp và chi phí hậu cần cao. Cổ phiếu của Stellantis đã giảm 4,6% trong ngày 26/3, đưa tổng mức giảm từ đầu năm đến nay lên 14%. Cổ phiếu của Porsche (hãng Đức) giảm 4,6%, đưa mức giảm trong năm nay lên 18%. Cổ phiếu Volkswagen giảm 3,2%, của công ty mẹ của Chrysler là Stellantis giảm 5,2%, của BMW giảm 4,2%, của nhà sản xuất phụ tùng ô tô Continental giảm 3,2%, trong khi của Volvo Cars giảm 1,3%.

Cổ phiếu của các công ty Nhật Bản cũng giảm, với Toyota Motor giảm 3,4%, Honda Motor giảm 2,8% và Nissan Motor giảm 2,6%. Mazda Motor giảm 6,4% trong ngày 27/3

Cổ phiếu của công ty mẹ của JLR - Tata Motors - và Sona Comstar, nhà cung cấp lớn nhất của Tesla, trên thị trường Ấn Độ cũng giảm gần 6% trong ngày 26/3.

Cổ phiếu ngành ô tô toàn cầu lao dốc.

Quảng cáo

Không có người chiến thắng tuyệt đối

Các nhà phân tích của Barclays gọi động thái áp thuế của Mỹ là "kết quả khắc nghiệt hơn hầu hết mọi người dự đoán", đồng thời nói thêm rằng "không có 'người chiến thắng' tuyệt đối trong cuộc chiến này, mà chỉ có những người chiến thắng tương đối, với một “lượng chi phí đáng kể sẽ bổ sung vào ngành ô tô".

Giới phân tích cho rằng các khoản thuế mới có thể khiến chi phí của một chiếc xe trung bình tại Mỹ tăng hàng nghìn USD, trái ngược với lời hứa của Tổng thống Donald Trump về đẩy lùi lạm phát giá tiêu dùng, và có thể làm giảm nhu cầu vào thời điểm mà ngành này vốn đang chật vật trong quá trình chuyển đổi sang ô tô điện.

Trong khi đó, Hội đồng Chính sách Ô tô Mỹ (AAPC) - đại diện cho các 3 hãng sản xuất xe lớn của Mỹ gồm General Motors, Ford và Stellantis –cho biết "điều quan trọng" là thuế quan được thực hiện theo cách tránh tăng giá cho người tiêu dùng. AAPC tuyên bố: "Các nhà sản xuất ô tô Mỹ cam kết sẽ tăng sản lượng ô tô và việc làm tại Mỹ và sẽ tiếp tục hợp tác với Chính phủ trong các chính sách bền vững giúp ích cho người Mỹ".

Trong khi đó, các chính phủ từ Ottawa đến Berlin hôm 27/3 đều cảnh báo sẽ áp thuế trả đũa.

Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen mô tả động thái này là "tệ hại cho doanh nghiệp, tệ hơn cho người tiêu dùng", trong khi Thủ tướng Canada Mark Carney gọi mức thuế này là "cuộc tấn công trực tiếp" vào người lao động Canada và cho biết các biện pháp trả đũa đang được xem xét.

Ngành công nghiệp ô tô của châu Âu kêu gọi một thỏa thuận xuyên Đại Tây Dương để ngăn chặn mức thuế quan của Tổng thống Donald Trump, gây tổn hại đến cổ phiếu ngành ô tô châu Âu và thử thách mối quan hệ vốn đã căng thẳng với các đồng minh.

Tập đoàn BLG của Đức, nhà cung cấp dịch vụ hậu cần cảng cho một trong những nhà ga vận chuyển ô tô bận rộn nhất thế giới tại Bremerhaven, cho biết họ đang lên kế hoạch giảm 15% lưu lượng giao thông do thuế quan. Tại Tây Ban Nha, quốc gia sản xuất xe lớn thứ hai trong Liên minh châu Âu, hiệp hội đại lý ô tô Faconauto cho biết nhu cầu giảm đối với ô tô và phụ tùng do Tây Ban Nha sản xuất có thể ảnh hưởng đến việc làm và đầu tư trong tương lai tại khu vực này.

Nhà cung cấp phụ tùng ô tô của Pháp Valeo cho biết họ không có lựa chọn nào khác ngoài việc tăng giá, trong khi BMW, cũng là một nhà xuất khẩu ô tô lớn từ Mỹ sang châu Âu, cho biết xung đột thương mại giữa hai khu vực kinh tế này sẽ không mang lại bất kỳ lợi ích nào.

Các nhà sản xuất ô tô hiện phải quyết định xem có nên tăng cường tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô sản xuất tại Mỹ, hay chịu chi phí thuế quan hoặc chuyển chi phí thuế đó cho người tiêu dùng.

Các công ty bao gồm Volvo Cars, Audi của Volkswagen, Mercedes-Benz và Hyundai đã tuyên bố sẽ chuyển một số hoạt động sản xuất sang Mỹ trong năm nay.

Nhà cung cấp dịch vụ ô tô Cox Automotive dự kiến đến giữa tháng 4/2025 "gần như toàn bộ" sản xuất ô tô xuất khẩu của Bắc Mỹ sẽ bị gián đoạn, dẫn đến việc giảm 20.000 xe mỗi ngày, tương đương khoảng 30% sản lượng.

Các nhà sản xuất ô tô ở Bắc Mỹ phần lớn đã được hưởng quy chế thương mại tự do kể từ năm 1994. Thỏa thuận Mỹ-Mexico-Canada (USMCA) năm 2020 của Tổng thống Donald Trump đã áp đặt các quy tắc mới để thúc đẩy sản xuất nội dung khu vực.

Tỷ lệ bán tại Mỹ của các thương hiệu ô tô thế giới.

Tham khảo: Reuters

Theo Nhịp sống thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Xe

Ngành công nghiệp ô tô toàn cầu rung chuyển do thuế quan của Mỹ

Thông tin về việc Mỹ thông báo mức thuế 25% đối với ô tô và xe tải nhẹ nhập khẩu vào Mỹ kể từ ngày 3/4 nhập khẩu đã lan rộng khắp thế giới khi các nhà cung cấp xe toàn cầu cảnh báo về việc tăng giá ngay lập tức và các đại lý bày tỏ lo ngại về tình trạng

Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế nhập khẩu ô tô, khí hóa lỏng LNG Mỹ áp thuế lên tới 25% đối với ô tô nhập khẩu từ ngày 2/4

Mỹ áp thuế lên tới 25% đối với ô tô nhập khẩu từ ngày 2/4

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 26/3 đã thông báo quyết định áp thuế lên tới 25% đối với ô tô nhập khẩu - điều mà ông đã cam kết từ lâu với các cử tri Mỹ và được áp dụng từ ngày 2/4 tới.

Không bị áp thuế bán phá giá, tập đoàn thép lớn nhất VN tiết lộ bí quyết làm việc với cơ quan điều tra EU EU lùi thời hạn áp thuế trả đũa Mỹ

VinFast bàn giao hơn 12.500 ô tô điện trong tháng 2/2025 tại Việt Nam

Ngày 12/3/2025, VinFast công bố đã bàn giao hơn 12.500 ô tô điện các loại trong tháng 2/2025 tại thị trường Việt Nam, tiếp tục khẳng định vững chắc vị thế dẫn đầu thị trường ô tô trong nước.

Hành trình VinFast: Khi niềm tin dẫn lối Top 10 ô tô bán chạy nhất tháng 1/2025: Bộ đôi nhà VinFast đỉnh nóc, bán gần gấp 5 lần Mitsubishi Xpander

Skoda Việt Nam chính thức ra mắt Kodiaq thế hệ mới

Skoda Việt Nam chính thức giới thiệu Kodiaq thế hệ mới (Kodiaq New Generation) đến khách hàng Việt Nam với hai phiên bản: Kodiaq Premium mang phong cách sang trọng, cao cấp và Kodiaq Sportline với phong cách thể thao cá tính.

Lệ phí ô tô điện có thể được miễn thêm 2 năm "Đại gia" ô tô TQ chuẩn bị khởi động nhà máy 4.000 tỷ ở Thái Bình, đã có mẫu xe đầu tiên về Việt Nam

Xuất khẩu phụ tùng ô tô của Hàn Quốc sang Mỹ cao kỷ lục

Theo Hiệp hội Hợp tác xã Công nghiệp Ô tô Hàn Quốc (KAICA) hôm 23/2, kim ngạch xuất khẩu phụ tùng ô tô của Hàn Quốc sang Mỹ đã đạt mức cao kỷ lục vào năm ngoái.

Phó Tổng giám đốc VIB mua thành công gần 1,3 triệu cổ phiếu Cú bắt tay của các 'đại gia' BOT tại dự án cao tốc 40.000 tỷ và thương vụ CII đầu tư vào HUT: Đang lỗ hơn 60 tỷ