Phát triển kinh tế tuần hoàn, giải pháp tất yếu giúp giảm phát thải Carbon

Chính phủ đạt mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, đồng thời chuyển dịch sang năng lượng tái tạo, hỗ trợ cho các cộng đồng địa phương và giảm thiểu khí metan. Để đạt được mục tiêu trên, cộng đồng doanh nghiệp đã đưa ra nhiều giải pháp phát tr

Kinh tế xanh, xu thế mới của cộng đồng doanh nghiệp toàn cầu

Tại tọa đàm “Doanh nghiệp và Mục tiêu Net Zero: Các giải pháp kinh tế tuần hoàn và cắt giảm phát thải các-bon” do Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững (VBCSD), Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức, các khách mời đã đưa ra nhiều ý kiến về mô hình kinh tế tuần hoàn và cắt giảm phát thải các-bon trong cộng đồng doanh nghiệp, đề xuất nỗ lực giảm phát thải trong toàn chuỗi giá trị.

Trên thế giới có 54 nước xây dựng chiến lược hoặc kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn. Tại Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan đang xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2030, tầm nhìn 2050.

Để thực hiện thành công mục tiêu Net Zero, doanh nghiệp ngoài việc triển khai các hoạt động vận hành, sản xuất theo mô hình kinh tế tuần hoàn, cắt giảm phát thải carbon thì việc tạo ra lối sống, lối tiêu dùng bền vững, theo hướng tuần hoàn đóng vai trò hết sức quan trọng.

Ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch VCCI, kiêm Chủ tịch VBCSD cho biết, hiện các xu thế mới của cộng đồng doanh nghiệp toàn cầu có tác động mạnh mẽ đến thực hành kinh doanh bền vững. Đó là chuyển đổi tư duy, chuyển đổi chuỗi giá trị, thúc đẩy trách nhiệm giải trình và thúc đẩy chuyển đổi số song hành, bổ trợ cho chuyển đổi xanh.

1689480454852-1681.png

Ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch VCCI, Chủ tịch VBCSD

“Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm, kịp thời nắm bắt các xu thế này cũng như xu thế xanh của cộng đồng quốc tế”, ông Vinh khuyến nghị.

Tại Việt Nam, những năm gần đây, VBCSD đã tiên phong thúc đẩy, lan tỏa mô hình kinh tế tuần hoàn trong cộng đồng doanh nghiệp, thực hiện đa dạng các hoạt động truyền thông, nghiên cứu, đào tạo, kiến nghị chính sách và hợp tác trong các dự án hướng tới mô hình kinh tế tuần hoàn với những nội dung liên quan, như phân loại rác tại nguồn, trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR), tín dụng xanh, trái phiếu xanh đã được đưa vào Luật Bảo vệ môi trường 2020. Chính phủ cũng đã phê duyệt và ban hành Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn vào tháng 6/2022.

PGS.TS Nguyễn Công Thành, Trưởng Bộ môn Kinh tế - Quản lý Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng, tái chế không phải là câu trả lời cho bài toán mô hình kinh tế tuần hoàn. Thay vào đó, cần tập trung bảo tồn và sử dụng hiệu quả nguyên liệu thô hay thiết kế, công nghệ, số hóa sẽ đóng vai trò quan trọng trong quá trình quay vòng dòng vật chất và kéo dài vòng đời sản phẩm để chuyển đổi thành công sang mô hình kinh tế tuần hoàn.

Quảng cáo

Theo ông Phạm Hoàng Hải, Phụ trách Quan hệ đối tác, Ban Thư ký VBCSD, vai trò của doanh nghiệp trong kinh tế tuần hoàn là thay đổi cách thức tạo ra sản phẩm, kiến tạo thị trường và kiến nghị chính sách. Song, doanh nghiệp vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức, như: Thách thức về quy định, khuôn khổ pháp lý liên quan đến quản lý chất thải, tái sản xuất và kiểm định chất lượng sản phẩm; nguồn vốn và hỗ trợ tài chính; cơ chế ứng dụng công nghệ mới mang tính đột phá.

“Doanh nghiệp cần có khuôn khổ pháp lý hỗ trợ hoạt động thiết kế sinh thái; trách nhiệm nhà sản xuất đối với quản lý chất thải và vật liệu thứ cấp; phương pháp tiếp cận mới về chính sách thuế, mua sắm, đầu tư công với yêu cầu và ưu đãi cho các sản phẩm và dịch vụ áp dụng kinh tế tuần hoàn; cơ chế khuyến khích tiếp cận các ưu đãi tài chính và thực hiện lập, công bố báo cáo bền vững”, ông Hải nói.

Nestlé nỗ lực giảm phát thải trong toàn chuỗi giá trị

Là doanh nghiệp nông nghiệp, ông Khuất Quang Hưng, Giám đốc Đối ngoại và Truyền thông, Công ty Nestlé Việt Nam cho biết, từ thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp, tập đoàn đặt mục tiêu phát thải ròng bằng “0” (Net Zero) vào năm 2050. Theo lộ trình sẽ giảm 20% phát thải vào năm 2025; 50% vào năm 2030 và hoàn thành mục tiêu Net Zero vào năm 2050.

Để thực hiện cam kết trên, Nestlé tập trung vào thượng nguồn chuỗi giá trị, với 2 cách tiếp cận chiến lược để giảm phát thải, gồm: Thúc đẩy nông nghiệp tái sinh; bảo tồn và tái tạo rừng.

Theo đó, mô hình nông nghiệp tái sinh của Nestlé sẽ tập trung phục hồi đa dạng sinh học, cải thiện chất lượng đất trồng, bảo tồn nguồn nước, kết hợp các phương pháp trồng xen canh đa dạng tích hợp với chăn nuôi, và tạo cảnh quan bền vững.

Thông qua Chương trình Nescafé Plan, hướng đến giảm phát thải nhà kính, tăng thu nhập của người nông dân và đóng góp cho cộng đồng. Phương thức nông nghiệp tái sinh được chia sẻ đến người trồng cà phê trong khuôn khổ Nescafé Plan đã được triển khai tại các tỉnh Tây Nguyên từ năm 2011.

Đối với bảo tồn và tái tạo rừng, công ty tập trung vào 3 nỗ lực chính: Nguồn cung không gây mất rừng, bảo tồn và tái tạo rừng và cảnh quan bền vững. Theo đó, Nestlé nỗ lực thẩm định/ đánh giá tình trạng và tính hợp pháp của các nông trại, trao giấy chứng nhận và giám sát để ngăn ngừa tình trạng phá rừng trong chuỗi cung ứng.

Nhằm góp phần phục hồi rừng và hệ sinh thái tự nhiên, đồng thời đảm bảo lợi ích của cộng đồng địa phương. Tháng 6/2023, Nestlé khởi động dự án “Canh tác cà phê bền vững theo mô hình nông lâm kết hợp” tại các tỉnh Tây Nguyên, hướng đến mục tiêu trồng hơn 2,3 triệu cây đến năm 2027. Dự án vừa giúp tạo thêm thu nhập cho người nông dân, vừa hỗ trợ cải thiện các điều kiện canh tác cây cà phê, dự kiến hấp thu và lưu trữ hơn 480.000 tấn CO2.

Ngoài nỗ lực giảm phát thải ở thượng nguồn chuỗi giá trị, Nestlé cũng hướng đến giảm phát thải trong hoạt động thiết kế và sản xuất, đặt mục tiêu trên 95% bao bì nhựa được thiết kế để tái chế đến năm 2025, và hướng đến 100% bao bì có thể tái chế và tái sử dụng.

“Đối với hoạt động sản xuất, từ năm 2015, tất cả nhà máy Nestlé Việt Nam đều đạt mục tiêu “Không rác thải chôn lấp ra môi trường”, hiện chất thải từ sản xuất (nước thải, khí thải, chất thải rắn) đều được xử lý, tái chế và tái sử dụng.

Trung bình 60-65% tổng lượng nước thải/ năm tại nhà máy sản xuất cà phê đã được tái sử dụng. 100% bã cà phê sau sản xuất được dùng làm năng lượng sinh khối. Cát thải trong lò hơi được cung cấp cho nhà sản xuất gạch tại địa phương để làm nguyên liệu sản xuất gạch không nung”, ông Hưng chia sẻ.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh tế - Đầu tư

Áp lực của DN logistics Việt Nam khi châu Âu bắt đầu đánh thuế carbon

Đại diện InterLOG cho biết năm 2024, thiên tai ước tính gây thiệt hại lên tới 320 tỷ USD trên toàn thế giới và là một trong những năm thiệt hại lớn nhất kể từ năm 1980 (dẫn chứng từ báo cáo của Công ty tái bảo hiểm Munich Re).

Việt Nam SuperPort thúc đẩy năng lực ngành logistics Việt Nam SuperPortTM và Bưu Điện Việt Nam hợp tác trong lĩnh vực Logistics số

Sự thay đổi đáng chú ý về dòng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong tháng 1/2025

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch Đầu tư, trong tháng 1/2025, các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài 10 dự án mới và không thực hiện điều chỉnh vốn đầu tư. Tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài đạt hơn 83 triệu USD (gấp hơn 5,1 lần

Lộ diện quốc gia mạnh tay rót hơn 1 tỷ USD vốn FDI vào Việt Nam ngay trong tháng 1/2025, cao gấp 13,4 lần so với cùng kỳ Việt Nam có thêm đường bay mới tới sân bay lớn nhất thế giới diện tích bằng 63 lần Thiên An Môn

Siêu cảng 162.730 tỷ đồng của Việt Nam sẽ sở hữu cầu vượt biển dài gần 18km, gấp 3 lần cầu vượt biển dài nhất Đông Nam Á

Với công trình cầu vượt biển với chiều dài 17,8km, dự án bến cảng ngoài khơi Trần Đề dự kiến sẽ là cầu vượt biển dài nhất Việt Nam và thuộc hàng dài nhất Đông Nam Á

Thông xe cầu vượt chữ C dài hơn 300m ở Hà Nội Cầu vượt trăm tỷ hình chữ C ở Hà Nội chốt ngày khánh thành

Nhiều hoạt động đặc sắc tại Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025

Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 kỳ vọng sẽ thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến với thành phố Buôn Ma Thuột và tỉnh Đắk Lắk, vùng đất đầy nắng, gió và là xứ sở cà phê robusta nổi tiếng thế giới.

Giá cà phê lập đỉnh nửa thập kỷ: Thế giới gọi tên Việt Nam và một quốc gia Nam Mỹ Giá cà phê Arabica toàn cầu đã chạm mức cao kỷ lục