Chuyên gia Đức nhận xét công nghệ đường sắt cao tốc Nhật Bản hay, Pháp xuất sắc nhưng đến Trung Quốc phải dùng cụm từ này

Công nghệ đường sắt cao tốc của Trung Quốc được chuyên gia Đức đánh giá thế nào?

Theo ChinaNews, ngành công nghiệp Đức nổi tiếng với sự tỉ mỉ và chính xác. Dù trong lĩnh vực ô tô, chế tạo máy hay công nghệ cao, người Đức luôn duy trì tiêu chuẩn khắt khe cùng thái độ làm việc kỹ lưỡng. Đặc biệt, trong lĩnh vực kỹ thuật và đánh giá công nghệ, các chuyên gia Đức nổi tiếng với cái nhìn khách quan và khắt khe.

Khi đánh giá công nghệ đường sắt cao tốc của ba cường quốc: Nhật Bản, Pháp và Trung Quốc, các chuyên gia hàng đầu Đức đã đưa ra những nhận định đáng chú ý. Họ dùng từ "hay" để nói về Nhật Bản, ca ngợi Pháp bằng từ “xuất sắc”, nhưng khi nhắc đến Trung Quốc thì họ dùng một cụm từ để nhận xét.

Đường sắt cao tốc Nhật Bản: Hay

Năm 1964, Nhật Bản chính thức ra mắt tuyến đường sắt cao tốc Shinkansen Tokaido – hệ thống tàu cao tốc mang tính đột phá, đánh dấu sự phục hồi kinh tế và trở thành tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên trên thế giới. Tuyến này đã làm thay đổi hoàn toàn kết nối giữa Tokyo và Osaka, rút ngắn đáng kể thời gian di chuyển.

Qua nhiều thập kỷ, Shinkansen duy trì tốc độ phát triển ổn định. Điểm mạnh nhất của hệ thống này là độ an toàn và đúng giờ xuất sắc. Cho đến nay, Shinkansen gần như không có bất kỳ trục trặc nghiêm trọng nào – một thành tích hiếm có trên thế giới. Nhờ hệ thống vận hành hoàn thiện, độ tin cậy của Shinkansen luôn được đánh giá cao.

Khi đánh giá về công nghệ, mở rộng thị trường và trải nghiệm người dùng, các chuyên gia Đức nhận xét Nhật Bản bằng từ “hay”.

Thực tế, công nghệ Shinkansen có chi phí xây dựng cao và yêu cầu kỹ thuật phức tạp. Tại Đông Nam Á, một số nước đã chọn công nghệ đường sắt cao tốc Trung Quốc nhờ chi phí thấp hơn và khả năng linh hoạt hơn.

Về đường ray, công nghệ HSR sử dụng đường ray đặc biệt với khoảng cách giữa các thanh ray khác biệt so với đường ray thông thường, giúp giảm ma sát và tăng tốc độ. Cùng với đó, hệ thống tàu sử dụng hệ thống định vị vệ tinh và cảm biến để theo dõi và điều chỉnh tốc độ, giúp đảm bảo an toàn và chính xác.

Một hệ thống kiểm soát tàu tự động được áp dụng để tránh tai nạn bằng cách duy trì khoảng cách an toàn giữa các tàu, đồng thời ngăn không để tốc độ vượt quá giới hạn cho phép bằng cách dùng phanh tự động. Tất cả các tàu đều được giám sát và kiểm soát bằng các hệ thống vi tính kiểm soát giao thông.

Đường sắt cao tốc Pháp: Xuất sắc

Quảng cáo

Năm 1981, Pháp ra mắt tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên – TGV, đánh dấu bước tiến quan trọng, đưa Pháp trở thành cường quốc đường sắt cao tốc.

Năm 2007, TGV lập kỷ lục tốc độ 574,8 km/h, mức cao nhất từng đạt được bởi một đoàn tàu chạy trên đường ray thông thường. Điều này thể hiện ưu thế vượt trội về động cơ, vật liệu và khí động học, giúp TGV trở thành biểu tượng của tốc độ.

Khác với nhiều quốc gia tách biệt hoàn toàn đường sắt cao tốc và đường sắt thông thường, TGV có thể chạy trên cả hai hệ thống. Điều này mở rộng phạm vi phục vụ, cho phép tàu tiếp cận nhiều khu vực hơn, kể cả những nơi chưa có đường sắt cao tốc.

TGV sử dụng năng lượng điện, giúp giảm đáng kể lượng khí thải, trở thành biểu tượng của giao thông xanh tại châu Âu. Nhờ mô hình vận hành hiệu quả, chi phí dài hạn của TGV tương đối thấp, giúp giá vé trở nên cạnh tranh hơn. Điều này không chỉ giúp người dân tiết kiệm thời gian mà còn thúc đẩy xu hướng di chuyển xanh.

Tuy nhiên, Mạng lưới TGV chủ yếu tập trung vào thành phố lớn, khiến nhiều khu vực nông thôn khó tiếp cận.

Công nghệ đường sắt cao tốc tiên tiến từ Pháp có hệ thống tín hiệu và điều khiển tự động, hệ thống định vị GPS và cảm biến… Cùng với đó, Pháp có kỹ thuật xây dựng hạ tầng đường sắt đặc biệt, sử dụng công nghệ tiên tiến trong thiết kế và xây dựng hạ tầng, bao gồm cả việc áp dụng vật liệu mới và kỹ thuật xây dựng để đảm bảo tính bền vững và độ bền của tuyến đường.

Đường sắt cao tốc Trung Quốc: Ngôi sao đang lên

Năm 2008, Trung Quốc khai trương tuyến đường sắt cao tốc Bắc Kinh – Thiên Tân, đánh dấu bước ngoặt quan trọng. Chỉ sau hơn 10 năm, Trung Quốc đã xây dựng mạng lưới đường sắt cao tốc lớn nhất thế giới với tổng chiều dài hơn 40.000 km, gần gấp đôi tổng số của tất cả các quốc gia khác cộng lại.

Chuyên gia Đức dùng cụm từ “ngôi sao đang lên” phản ánh sự bứt phá về công nghệ và mở rộng thần tốc của Trung Quốc. Từ việc nhập khẩu công nghệ từ Đức, Nhật Bản, Trung Quốc đã nhanh chóng làm chủ, cải tiến và vượt lên. Dòng tàu Fuxing Hao hiện tại là biểu tượng của công nghệ Trung Quốc, vận hành ổn định ở 350 km/h, với độ an toàn và thoải mái hàng đầu.

Chỉ trong chưa đầy 20 năm, Trung Quốc đã xây dựng một mạng lưới phủ khắp các thành phố lớn, với tốc độ và quy mô vượt xa mọi đối thủ. Hệ thống vé điện tử giúp mua vé chỉ với vài thao tác trên điện thoại.

Hơn nữa, hệ thống điều hành thông minh giúp Trung Quốc vận hành hàng triệu lượt khách mỗi ngày mà vẫn trơn tru. Không chỉ kết nối thành phố lớn, Trung Quốc còn mở rộng cao tốc đến các vùng nông thôn, giúp giảm khoảng cách giàu nghèo và đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa.

Ngày nay, Trung Quốc không chỉ dẫn đầu về quy mô, mà còn đang xuất khẩu công nghệ đường sắt cao tốc ra thế giới, từ Đông Nam Á đến châu Âu.

Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Công nghệ

Cuộc đua AI tại Trung Quốc ngày càng “nóng” hơn

Tối ngày 21/3, tập đoàn công nghệ Tencent của Trung Quốc đã chính thức ra mắt phiên bản hoàn chỉnh của mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) T1, đẩy mạnh cạnh tranh trong lĩnh vực AI vốn ngày càng sôi động.

Mỹ có thể đổi hướng chính sách đối với các tập đoàn công nghệ Cổ phiếu công nghệ lao đao: Loạt “bigtech” NVIDIA, Microsoft, Alphabet, META giảm mạnh từ đỉnh, FPT cũng “bốc hơi” 33.000 tỷ vốn hóa

Reuters: Mỹ chặn DeepSeek trên thiết bị công

Bộ Thương mại Mỹ những tuần gần đây đã thông báo cho nhân viên về việc cấm sử dụng mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) DeepSeek của Trung Quốc trên những thiết bị do chính phủ cung cấp.

Cùng hỏi ChatGPT và DeepSeek có 1 tỷ đồng thì nên đầu tư vào đâu, 2 công cụ AI trả lời sao? Ông Tập Cận Bình triệu tập Xiaomi, Alibaba, BYD, Huawei, DeepSeek... gặp mặt để làm gì?

"Ông lớn" viễn thông Nhật Bản đầu tư 1,5 tỷ USD vào trung tâm dữ liệu tại Ấn Độ

Nippon Telegraph & Telephone (NTT) sẽ đầu tư 1,5 tỷ USD vào Ấn Độ trong 3 năm cho đến năm tài chính 2027 nhằm tăng gấp đôi công suất trung tâm dữ liệu khi nền kinh tế số của quốc gia này phát triển.

Chờ dữ liệu lạm phát của Mỹ, chứng khoán châu Á biến động trái chiều Chờ đợi dữ liệu mới, vàng thế giới đi xuống

Mỹ có thể đổi hướng chính sách đối với các tập đoàn công nghệ

Chính quyền Tổng thống Trump cũng đang cho thấy khả năng “nhẹ nhàng” hơn đối với AI, khi Mỹ cạnh tranh với Trung Quốc để giành vị trí thống trị trong lĩnh vực công nghệ đang trỗi dậy này.

Tổng thống Mỹ cảnh báo sẽ áp thuế 200% đối với rượu của Pháp và EU Gần 1.000 nhà máy thịt Mỹ sắp mất quyền xuất khẩu sang Trung Quốc

VinFast bàn giao hơn 12.500 ô tô điện trong tháng 2/2025 tại Việt Nam

Ngày 12/3/2025, VinFast công bố đã bàn giao hơn 12.500 ô tô điện các loại trong tháng 2/2025 tại thị trường Việt Nam, tiếp tục khẳng định vững chắc vị thế dẫn đầu thị trường ô tô trong nước.

Hành trình VinFast: Khi niềm tin dẫn lối Top 10 ô tô bán chạy nhất tháng 1/2025: Bộ đôi nhà VinFast đỉnh nóc, bán gần gấp 5 lần Mitsubishi Xpander

Mỹ đang đàm phán với các doanh nghiệp muốn mua lại TikTok

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết nước này đang đàm phán với bốn nhóm quan tâm đến việc mua lại TikTok, trong bối cảnh tương lai của ứng dụng thuộc sở hữu Trung Quốc vẫn còn nhiều bất ổn tại Mỹ.

Apple, Google khôi phục TikTok trên cửa hàng ứng dụng tại Mỹ TikTok lần đầu tiên đạt doanh thu IAP lên tới 6 tỷ USD

"Đại gia" chip công bố kế hoạch đầu tư 100 tỷ USD vào Mỹ

TSMC, nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới, vừa công bố kế hoạch đầu tư tiềm năng lên tới 100 tỷ USD vào Mỹ với mục tiêu xây dựng thêm 5 cơ sở sản xuất chip tại đây.

"Gã khổng lồ" nằm trong top 10 ngành chip bán dẫn của nước Mỹ muốn tăng đầu tư vào Việt Nam Cổ phiếu ngành chip lao dốc sau kết quả kinh doanh gây thất vọng

Nền kinh tế lớn thứ ba châu Á chuyển hướng xuất khẩu linh kiện điện tử

Ấn Độ đã lần đầu tiên bắt đầu xuất khẩu linh kiện điện tử sang Trung Quốc và Việt Nam để sản xuất các thiết bị Apple, báo hiệu sự thay đổi đáng kể trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Đề xuất không bổ sung mặt hàng linh kiện ô tô vào nhóm thuế nhập khẩu 0% Nửa đầu tháng 3: Sản phẩm điện tử và linh kiện là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam

Skoda Việt Nam chính thức ra mắt Kodiaq thế hệ mới

Skoda Việt Nam chính thức giới thiệu Kodiaq thế hệ mới (Kodiaq New Generation) đến khách hàng Việt Nam với hai phiên bản: Kodiaq Premium mang phong cách sang trọng, cao cấp và Kodiaq Sportline với phong cách thể thao cá tính.

Lệ phí ô tô điện có thể được miễn thêm 2 năm "Đại gia" ô tô TQ chuẩn bị khởi động nhà máy 4.000 tỷ ở Thái Bình, đã có mẫu xe đầu tiên về Việt Nam