Lợi nhuận nhóm Phi Tài chính không còn phụ thuộc vào thu nhập bất thường

Theo đánh giá từ FiinGroup, chất lượng tăng trưởng lợi nhuận của nhóm doanh nghiệp Phi Tài chính đã có sự cải thiện trong quý IV/2024.

Lợi nhuận nhóm Phi Tài chính không còn phụ thuộc vào thu nhập bất thường

Xu hướng tăng trưởng lợi nhuận của thị trường đang thay đổi

Báo cáo từ FiinGroup Data Digest về kết quả kinh doanh quý IV/2024, lợi nhuận sau thuế (LNST) toàn thị trường tăng 20,7% so với cùng kỳ. Đây là quý thứ 4 liên tiếp tốc độ tăng trưởng duy trì quanh 20-21%, thể hiện xu hướng ổn định.

Lợi nhuận nhóm Phi Tài chính không còn phụ thuộc vào thu nhập bất thường

Nhóm Tài chính có lợi nhuận sau thuế tăng 16,8% so với cùng kỳ (đóng góp chủ yếu bởi Ngân hàng), thấp hơn mức trung bình toàn thị trường, trong khi nhóm Phi tài chính đạt mức tăng trưởng cao hơn (+25,2%) nhờ các ngành hưởng lợi từ sự hồi phục về cầu tiêu dùng (Bán lẻ, Du lịch & Giải trí) và một số ngành lớn như Bất động sản, Hàng & Dịch vụ công nghiệp.

Tính chung cả năm 2024, toàn thị trường ghi nhận tăng trưởng +22,7% về LNST, cao hơn so với mức kỳ vọng dựa trên kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp (+17,9%).

Nhóm Tài chính ghi nhận mức tăng khả quan (+17,4%) nhưng vẫn thấp hơn nhóm Phi tài chính (+29,4%). Bức tranh lợi nhuận 2024 cho thấy xu hướng tăng trưởng tích cực nhưng thiếu đột phá, lợi nhuận phục hồi nhưng chưa đạt mức tăng trưởng mạnh như giai đoạn 2021.

Lợi nhuận nhóm Phi Tài chính không còn phụ thuộc vào thu nhập bất thường

Tuy nhiên, cấu trúc lợi nhuận toàn thị trường đang thay đổi đáng kể, với tỷ trọng đóng góp của các ngành có quy mô vốn hóa lớn như Ngân hàng, Bất động sản, Hàng & Dịch vụ Công nghiệp, Tiện ích giảm.

Trái ngược lại, nhiều ngành quy mô vốn hóa nhỏ hơn như Bán lẻ, Du lịch & Giải trí, Viễn thông, và Hóa chất gia tăng tỷ trọng đóng góp vào tổng lợi nhuận toàn thị trường nhờ sự hồi phục về cầu tiêu dùng.

Các chuyên gia của Fiingroup đánh giá sự dịch chuyển này phản ánh sự thay đổi về động lực tăng trưởng lợi nhuận của thị trường trong giai đoạn sắp tới. Với nền so sánh trở nên cao hơn đối với các ngành hàng tiêu dùng thì tăng trưởng lợi nhuận sau thuế 2025 của toàn thị trường sẽ phụ thuộc lớn vào sự hồi phục của ngành Bất động sản.

Lợi nhuận nhóm Phi Tài chính không còn phụ thuộc vào thu nhập bất thường

Quảng cáo

Với nhóm Phi Tài chính, LNST tiếp tục tăng mạnh so với cùng kỳ trong quý IV/2024 (+25,2%) được thúc đẩy bởi doanh thu tăng trưởng ổn định (+14,2%) và sự mở rộng tích cực về biên EBIT (+2 điểm %). Động lực tăng trưởng chính trong quý IV này vẫn là xu hướng hồi phục về cầu (mặc dù diễn ra khá chậm).

Đáng chú ý, mức tăng trưởng mạnh của LNST trong quý IV/2024 đến từ sự cải thiện trong hoạt động kinh doanh cốt lõi ở nhiều ngành, thay vì dựa vào thu nhập không thường xuyên từ một số doanh nghiệp như trong quý III trước đó.

Xét theo ngành, dẫn dắt tăng trưởng về doanh thu và sự cải thiện về biên EBIT là Bất động sản dân cư và bên cạnh đó còn có các ngành liên quan đến tiêu dùng (Bán lẻ, Hàng không, May mặc, Hóa chất, Thực phẩm), công nghệ và vận tải, và nhóm Đầu tư công (Xây dựng và Vật liệu xây dựng).

Có 10/16 ngành Phi tài chính ghi nhận tăng trưởng LNST vượt mức trung bình toàn thị trường (+20,7%) trong quý IV/2024, dẫn đầu bởi Truyền thông (+422%), Bán lẻ (+359%), và Du lịch & Giải trí (+173%) nhờ doanh thu tiếp tục tăng và biên EBIT cải thiện mạnh. Tuy nhiên, đây là nhóm đã duy trì mức tăng trưởng cao trong nhiều quý, tạo nền so sánh cao cho năm 2025, và đà hồi phục của cầu tiêu dùng đang chững lại có thể là thách thức lớn đối với tăng trưởng lợi nhuận của các ngành này trong năm tới.

Bất động sản và Xây dựng & Vật liệu là hai ngành có tăng trưởng lợi nhuận đáng chú ý trong quý IV/2024. Với Bất động sản (BĐS), tăng trưởng đột biến trong quý IV/2024 (+98,7%) chủ yếu đến từ nhóm BĐS dân cư (VHM, DXG, KDH, NLG).

Còn VGC, VCG, HHV, CTD đóng góp chính vào mức tăng trưởng quý IV của Xây dựng & Vật liệu (+52,8%).

Bước sang 2025, các chính sách thúc đẩy đầu tư công và tăng trưởng tín dụng nhằm đạt mục tiêu GDP 8% được kỳ vọng sẽ tiếp tục tạo động lực cho sự hồi phục của hai ngành này.

Ngược lại, Tài nguyên Cơ bản có tăng trưởng ghi nhận mức tăng trưởng khiêm tốn quý thứ 2 liên tiếp (+14,8%), thấp hơn đáng kể so với mức trung bình của nhóm Phi tài chính, do đà hồi phục chững lại ở nhóm Thép (HPG, HSG, NKG…).

Với nhóm TẠO ĐÁY, chưa có tín hiệu hồi phục đáng kể nào về lợi nhuận ở ngành Dầu khí, Hóa chất, Ô tô trong quý IV/2024.

Theo Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Chứng khoán châu Á chao đảo trước thềm Mỹ áp đặt thuế quan mới

Chứng khoán châu Á đồng loạt giảm trong sáng đầu tuần 31/3, trước thềm Mỹ dự kiến áp đặt các mức thuế quan đối ứng vào ngày 2/4 lên các đối tác thương mại.

Tăng phí cảng với tàu Trung Quốc: Giá cước container từ Mỹ sang châu Âu sẽ tăng 500% Chứng khoán châu Á biến động trái chiều sau khi Mỹ công bố áp thuế

SSI lên kế hoạch tăng vốn điều lệ lên hơn 20.700 tỷ đồng, chia cổ tức tiền mặt 10%

SSI sẽ trình cổ đông việc tiếp tục thực hiện các phương án chào bán, phát hành cổ phiếu từ năm 2024, trong đó có phương án chào bán riêng lẻ để nâng vốn điều lệ lên mức 20.779 tỷ đồng.

Chứng khoán BSC sẽ dùng hơn 50% lợi nhuận năm 2024 để tăng vốn điều lệ Vi phạm loạt quy định về trái phiếu, Chứng khoán Everest (EVS) bị phạt 177,5 triệu đồng

Nhà đầu tư ngoại mua gần 157 triệu cổ phiếu MCH, SK Group cân nhắc thoái vốn khỏi Vingroup và Masan

Sau khi mua gần 157 triệu cổ phiếu MCH trong đợt phát hành vừa kết thúc, các cổ đông nước ngoài đã nắm giữ tổng cộng hơn 176,7 triệu cổ phiếu, tương ứng 16,64% vốn tại Masan Consumer.

Pyn Elite Fund trở thành cổ đông lớn Tập đoàn Hà Đô, Dragon Capital nâng sở hữu Đất Xanh lên hơn 11% Quan điểm của PYN Elite Fund sau khi chốt lời FPT, CMG có gây tranh cãi?

Chứng khoán BSC sẽ dùng hơn 50% lợi nhuận năm 2024 để tăng vốn điều lệ

ĐHĐCĐ ngày 18/4 của CTCP Chứng khoán BIDV (BSC, mã BSI) sẽ thông qua kết quả kinh doanh năm 2024 và kế hoạch năm 2025. Đồng thời, công ty cũng dự kiến thay đổi thành viên Ban Kiểm soát.

BSC: “Dòng tiền sẽ tiếp tục chuyển dịch vào kênh chứng khoán” ĐHĐCĐ BSC: Đã sẵn sàng KRX, chỉ chờ thêm quyết định cuối cùng của UBCK

Ngành quỹ chỉ chiếm 6% GDP, Chủ tịch UBCKNN nêu 5 giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng

Theo Chủ tịch UBCKNN Vũ Thị Chân Phương, việc thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của ngành quỹ không chỉ giúp thu hút dòng vốn dài hạn mà còn góp phần xây dựng một cơ sở nhà đầu tư ổn định và bền vững hơn.

Các quỹ ETF tổng quy mô gần 13.000 tỷ sẽ "săn lùng" những cổ phiếu nào trong kỳ review tháng 4? Cược lớn vào FPT, bỏ quên nhóm Vingroup, hiệu suất các quỹ mở thua xa VN-Index

Chứng khoán Agriseco đặt mục tiêu tăng trưởng dưới 10%, trả cổ tức bằng cổ phiếu

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 diễn ra tại Hà Nội ngày 28/3, cổ đông Chứng khoán Agriseco đã thông qua kết quả kinh doanh, kế hoạch năm 2025 và nội dung trả cổ tức năm 2025.

Từ chứng khoán đến nông nghiệp: Đế chế kinh doanh của ông chủ SSI Chứng khoán MBS sẽ phát hành gần 69 triệu cổ phiếu với giá bằng 1/3 thị giá

Chứng khoán Mỹ chao đảo, Dow Jones giảm hơn 700 điểm sau báo cáo lạm phát nóng vượt dự đoán và lo ngại về thuế quan

Thị trường chứng khoán lao dốc mạnh trong phiên ngày 28/3. Áp lực xuất phát từ những bất ổn gia tăng liên quan đến chính sách thương mại Mỹ cũng như triển vọng ảm đạm về lạm phát.

Chứng khoán Mỹ tăng phiên thứ hai liên tiếp trước khi Fed nhóm họp Fed giữ nguyên lãi suất, chứng khoán Mỹ bứt phá

Thị trường vẫn chịu sức ép, nhóm Chứng khoán có tiền kéo ngược cuối phiên

Sức ép sau các phiên rung lắc thậm chí còn lớn hơn trong phiên cuối tuần. Nếu như không có hiện tượng dòng tiền vào kéo các cổ phiếu Chứng khoán cuối phiên, bức tranh giao dịch có phần khá tiêu cực.

Đi ngược khu vực, thị trường vẫn khiến nhà đầu tư lo lắng Thị trường rung lắc liên tục, nhà đầu tư lại chịu tâm lý "thấp thỏm"

Chứng khoán Phố Wall giảm điểm vì lo ngại thuế quan

Thị trường chứng khoán Phố Wall giảm điểm phiên 27/3, ngày giảm thứ hai liên tiếp do Mỹ công bố kế hoạch áp thuế lên ô tô và phụ tùng nhập khẩu, gây lo ngại cho thị trường tài chính toàn cầu.

Tesla mất 800 tỷ USD vốn hóa, cú sốc nặng nhất 15 năm khi cổ phiếu giảm giá 7 tuần liên tiếp gây chấn động Phố Wall Từ TikTok đến Phố Wall: Ảnh hưởng của Thế hệ Z đến thị trường tài chính