Hải Phòng góp 11.000 tỷ cho đường sắt kết nối với TQ, Thủ tướng hoan nghênh và đề nghị 1 việc "tốt hơn nữa"

Tuyến đường sắt Lào Cai - Hải Phòng là một trong những công trình trọng điểm của Việt Nam.

Hình minh họa bởi AI

Hải Phòng là một trong những địa phương có quy mô nền kinh tế lớn nhất cả nước. Theo thống kê của Tổng cục Thống kê, năm 2024, quy mô nền kinh tế của Hải Phòng đạt 446.000 tỷ đồng, đứng thứ 5 cả nước.

Trong 10 năm liên tiếp, Hải Phòng luôn duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức hai con số, với mức bình quân đạt 12,35%/năm. Năm 2024, thành phố đã thực hiện đúng cam kết với Chính phủ, đạt tốc độ tăng trưởng 11,01%. Đối với năm 2025, Chính phủ giao mục tiêu tăng trưởng 12,5% và Hải Phòng cam kết sẽ phấn đấu đạt được mục tiêu này, thậm chí có thể tăng trưởng ở mức cao hơn.

Về kế hoạch phát triển kinh tế giai đoạn 2026 - 2030, tốc độ tăng trưởng của thành phố Hải Phòng dự kiến là 14%/năm so với giai đoạn trước. Tuy nhiên, thực hiện chỉ đạo của Trung ương, thành phố đang xây dựng kế hoạch phát triển với mục tiêu tăng trưởng GRDP bình quân đạt 15,6% trong giai đoạn 2026 - 2030.

cau-hoang-van-thu-1219-17401099085141266890705.jpg

Một góc Hải Phòng.

Đặc biệt, trong thời gian vừa qua, tuyến đường sắt Lào Cai - Hải Phòng là một trong những dự án được đặc biệt quan tâm của các cấp chính quyền.

Theo báo cáo của Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương về tăng trưởng kinh tế diễn ra sáng nay, 21/2, Hải Phòng cam kết đóng góp 11.000 tỷ đồng để triển khai dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Trong đó, 6.000 tỷ đồng sẽ được sử dụng cho công tác giải phóng mặt bằng và hơn 5.000 tỷ đồng để đầu tư xây dựng đoạn nhánh kết nối trực tiếp với cảng biển.

Quảng cáo

Thành phố kiến nghị Bộ Giao thông vận tải xem xét phương án thi công đồng thời từ cả hai đầu tuyến, tức là từ Lào Cai và từ Hải Phòng để rút ngắn thời gian thi công, sớm đưa dự án vào vận hành.

Sau khi nghe phát biểu của lãnh đạo TP Hải Phòng, Thủ tướng hoan nghênh Hải Phòng góp gần 11.000 tỷ đồng cho tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và đề nghị nếu phấn đấu tăng lên 15.000 tỷ đồng thì tốt hơn nữa.

Tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng với tổng vốn 203.231 tỷ đồng, tương đương 8,37 tỷ USD, đi qua 9 tỉnh, thành Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng. Điểm đầu dự án tại vị trí nối ray qua biên giới (tỉnh Lào Cai), điểm cuối tại ga Lạch Huyện (Hải Phòng).

Tuyến đường sắt có tổng chiều dài hơn 403km, gồm: Tuyến chính dài 388km và các tuyến nhánh dài 17km (không bao gồm tuyến nhánh đi Nam Đồ Sơn dài 12km).

Đoạn tuyến đi qua địa phận Hải Phòng có chiều dài tuyến chính là 46,18km và 2 tuyến nhánh dài 20,57km (từ ga Nam Hải Phòng - ga Nam Đồ Sơn và từ Trạm tác nghiệp kỹ thuật Nam Đình Vũ - ga Đình Vũ). Về chi phí xây dựng, đoạn tuyến chính dài 46,18km, kinh phí đầu tư hơn 20.400 tỷ đồng.

Đoạn nhánh tuyến Nam Đình Vũ - Đình Vũ (dài 7,89km), kinh phí đầu tư khoảng 1.350 tỷ đồng; tuyến nhánh Nam Hải Phòng - Nam Đồ Sơn dài khoảng 12,63km, kinh phí đầu tư khoảng 5.100 tỷ đồng.

Tuyến đường sắt được đầu tư mới đường đơn, khổ 1,435 m, vận chuyển chung hành khách, hàng hóa; tốc độ thiết kế 160 km/h với tuyến chính từ ga Lào Cai mới đến ga Nam Hải Phòng; tốc độ thiết kế 120 km/h với đoạn qua khu vực đầu mối TP Hà Nội; tốc độ 80 km/h với các đoạn tuyến còn lại.

Suất đầu tư dự án tương đồng với một số dự án tham khảo trong khu vực, khoảng 15,96 triệu USD/km (tuyến Vientiane - Boten của Lào có suất đầu tư 16,77 triệu USD/km).

Dự án tạo tiền đề để phát triển công nghiệp đường sắt, công nghiệp hỗ trợ; tạo ra thị trường xây dựng với giá trị khoảng 4,4 tỷ USD, ước tính tạo ra khoảng 90.000 việc làm trong thời gian xây dựng và khoảng 2.500 việc làm lâu dài trong quá trình vận hành, khai thác. Phấn đấu hoàn thành dự án chậm nhất năm 2030.

Dự án được triển khai đồng bộ nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải nội địa, liên vận quốc tế giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Tiêu điểm

SeABank công bố kết quả kinh doanh quý I/2025

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý I/2025 với lợi nhuận trước thuế đạt 4.350 tỷ đồng, tăng gần 189% so với cùng kỳ năm 2024. Tổng tài sản của SeABank là 333.746 tỷ đồng, tăng 2,47%, tương đương tăng ròng 8.047 tỷ đồng so với thời điểm ngày 31/12/2024 và vốn điều lệ ở mức 28.450 tỷ đồng.

Giá vàng thế giới “bứt tốc”, vượt 3.300 USD/ounce Phố Wall lao dốc sau phát biểu của Chủ tịch Fed

23 tỉnh mới sau sáp nhập: Diện tích, dân số dự kiến sẽ thay đổi ra sao?

Được biết, số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương); tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính của đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp được xác định theo các nguyên tắc nêu

Cả nước sẽ còn 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Chính thức: Chi tiết danh sách 34 tỉnh, thành phố mới vừa được thông qua

Cả nước sẽ còn 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Cả nước sẽ giảm số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh trên cả nước từ 63 xuống còn 34, trong đó có 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương theo thống nhất của Ban Chấp hành Trung ương tại Hội nghị Trung ương 11 khóa 13.

Sáp nhập tỉnh thành: Chuyên gia cảnh báo một việc nhà đầu tư không được làm, vì có thể lỗ 20% Điểm mặt những rủi ro khiến nhà đầu tư có thể "mất tiền to" nếu ào ào mua đất theo tin đồn sáp nhập tỉnh

UOB điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam

Trước những rủi ro suy giảm đáng kể, Ngân hàng UOB điều chỉnh hạ dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2025 xuống còn 6,0%, giảm 1 điểm phần trăm so với mức dự báo trước đó là 7,0% và thấp hơn so với mức tăng trưởng thực tế 7,09% trong năm 2024.

GDP Việt Nam ảnh hưởng ra sao sau quyết định áp thuế đối ứng của Mỹ? GDP của Pháp sẽ giảm hơn 0,5 điểm phần trăm vì thuế quan Mỹ GDP quý I/2025 của Việt Nam tăng 6,93%, cao nhất trong vòng 6 năm

Vượt lên nguy cơ thuế quan, Việt Nam tiếp tục hấp dẫn vốn FDI

Theo ông David Jackson, Tổng Giám đốc Avison Young Việt Nam, vượt lên những nguy cơ từ thuế quan của Mỹ, Việt Nam vẫn giữ vững vị thế là điểm đến thu hút đầu tư FDI hấp dẫn trong khu vực.

FDI toàn cầu tăng lên mức kỷ lục 41.000 tỷ USD, Mỹ dẫn đầu trong thu hút FDI FDI - mảnh ghép chiến lược trong tăng trưởng của VPBank