Vì sao đường sắt cao tốc 18 tỷ USD quyết loại Đức, Pháp, chỉ chọn công nghệ Nhật và bất ngờ hoàn thành với 0 đồng ngân sách?

Một tuyến đường sắt cao tốc huyết mạch 18 tỷ USD quyết chỉ chọn công nghệ Nhật.

Năm 2007, đường sắt cao tốc đầu tiên của Đài Loan (THSR) chính thức đi vào hoạt động, nhanh chóng trở thành một phần quan trọng của nền kinh tế và đời sống xã hội.

Trước đó, quá trình lựa chọn công nghệ cho siêu dự án đã trải qua nhiều thay đổi. Theo Taiwan High Speed Rail, ban đầu, vào giữa những năm 1990, một liên danh châu Âu – kết hợp đầu máy của Đức và toa hành khách của Pháp – đã được lựa chọn để xây dựng tuyến đường sắt cao tốc này. Đây là công nghệ thành công, đã được chứng minh ở nhiều quốc gia.

Cụ thể, Pháp đã đề xuất công nghệ tàu cao tốc TGV, Đức cũng đã giới thiệu hệ thống ICE (InterCity Express). Các công ty châu Âu cũng thực hiện chiến dịch quảng bá mạnh mẽ, nhấn mạnh rằng hệ thống của họ đã được ứng dụng rộng rãi trên toàn cầu, trong khi Shinkansen chỉ được sử dụng tại Nhật Bản.

Tuy nhiên, vào năm 1999, một trận động đất lớn đã xảy ra ở Đài Loan khiến họ nghĩ lại việc lựa chọn công nghệ cho tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên của mình. Với việc Nhật Bản có kinh nghiệm đối phó với động đất và bão đã giúp công nghệ Shinkansen trở thành lựa chọn an toàn hơn. Cuối cùng, Đài Loan hủy bỏ hợp đồng với liên danh châu Âu và chốt công nghệ Nhật Bản.

Dù vậy, một số yếu tố từ hệ thống châu Âu vẫn được giữ lại. Các kỹ thuật viên từ châu Âu tham gia vào dự án, và một số tiêu chuẩn an toàn của châu Âu cũng được áp dụng.

Về công nghệ đường sắt cao tốc Nhật Bản, công nghệ Shinkansen nổi tiếng toàn cầu nhờ độ an toàn vượt trội, thiết kế tối ưu và khả năng vận hành chính xác. Điểm nổi bật của Shinkansen nằm ở thiết kế khí động học với mũi tàu dài, giúp giảm lực cản không khí và tiếng ồn khi đi qua đường hầm. Thân tàu được chế tạo từ hợp kim nhôm nhẹ nhưng bền, giúp giảm hao mòn đường ray và tăng hiệu suất năng lượng.

Quảng cáo

Về hạ tầng, Shinkansen sử dụng đường ray khổ tiêu chuẩn với các mối hàn liên tục, giúp giảm rung động, tăng độ ổn định và được xây dựng tách biệt hoàn toàn với giao thông khác nhằm loại bỏ nguy cơ va chạm.

Hệ thống kiểm soát an toàn của Shinkansen cũng thuộc hàng tiên tiến nhất thế giới, với hệ thống điều khiển tàu tự động (ATC) giúp giám sát tốc độ, duy trì khoảng cách an toàn và tự động kích hoạt phanh khi cần thiết. Đặc biệt, tàu còn được trang bị cảm biến địa chấn, có thể phát hiện sớm các rung chấn và dừng tàu kịp thời để bảo vệ hành khách.

The JapanTimes cho biết, dự án này ban đầu do liên danh Taiwan Shinkansen Consortium thực hiện, tập hợp các tập đoàn thương mại lớn của Nhật Bản như Mitsubishi Heavy Industries, Kawasaki Heavy Industries và Toshiba. Chính phủ Nhật Bản cũng hỗ trợ bằng các khoản vay ưu đãi, trong khi dòng tàu được lựa chọn là shinkansen series 700.

Trong kế hoạch xây dựng, Đài Loan quy hoạch khoảng 500ha đất đô thị và thương mại quanh mỗi nhà ga. Sau khi tuyến đường sắt cao tốc hoàn thành, các khu vực này trở thành trung tâm sầm uất, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn.

Cùng với đó, Đài Loan đã giải quyết hiệu quả khâu phức tạp nhất – giải phóng mặt bằng – bằng cách đưa ra hai lựa chọn: người dân có thể bán đất theo giá nông nghiệp hiện hành hoặc giao đất và nhận lại 40% diện tích đất đô thị sau quy hoạch. Kết quả là 100% người dân chọn phương án thứ hai. Đài Loan dành 20% đất đô thị cho công trình công cộng, 40% bán đấu giá để lấy kinh phí xây dựng. Do đó, dự án đường sắt cao tốc hoàn thành với chi phí ngân sách là 0 đồng.

Tuyến đường sắt cao tốc Đài Loan dài khoảng 350 km, vận chuyển khoảng 200.000 hành khách mỗi ngày – chiếm khoảng 1% dân số. Con số này đã tăng mạnh so với mức 43.000 hành khách/ngày vào năm 2007. Tàu chạy từ Đài Bắc đến Cao Hùng chỉ trong khoảng 1,5 giờ, đạt tốc độ tối đa 300 km/h. Giá vé cho chuyến đi này dưới 50 USD.

Đàng chú ý, hệ thống này có lịch sử hoạt động an toàn, chưa từng xảy ra tai nạn nghiêm trọng, và tỷ lệ đúng giờ trên 99%.

Về quá trình hoạt động, ban đầu, THSR gặp khó khăn trong việc tuyển dụng nhân sự. Trong một thời gian, các kỹ sư châu Âu được điều động đến để vận hành tàu, trong khi nhân viên nhà ga và bảo trì là người Đài Loan được đào tạo bởi các công ty Nhật Bản. “Việc bản địa hóa đội ngũ nhân sự là điều vô cùng quan trọng,” ông Tưởng Diệu Trung, Chủ tịch THSR, cho biết.

Tuy nhiên, vào năm 2015, THSR gặp nhiều khó khăn trong việc kinh doanh và cần được cứu trợ. Đến năm 2024, số lượng hành khách và doanh thu đạt mức kỷ lục, giúp THSR hồi phục sau giai đoạn sụt giảm.

Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Công nghệ

Hơn 1.000 sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hưởng ứng chuyển đổi số trong giáo dục nhờ Blockchain và AI

Ngày 15/2/2025, hơn 1.000 sinh viên đã tham gia Tọa đàm “Blockchain và AI trong giáo dục và đào tạo giáo viên” do Hiệp hội Blockchain Việt Nam và Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ Nhân tạo ABAII phối hợp cùng trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức.

MobiEdu được vinh danh là sản phẩm chuyển đổi số tiêu biểu 2024 Ngân hàng Việt đang biến đổi thế nào trong “kỷ nguyên” chuyển đổi số?

Xác định được đối tượng tấn công Kyber Elastic lấy đi 47 triệu USD

Ngày 03/02, đối tượng tấn công Kyber Elastic lấy đi 47 triệu USD đã được Toà án Liên bang ở Brooklyn, Hoa Kỳ công bố. Giám đốc điều hành Kyber Elastic đã gửi lời cảm ơn sự phối hợp điều tra truy vết của các tổ chức trong và ngoài nước, đặc biệt là Hiệp hộ

Chủ tịch Chứng khoán VNDIRECT viết tâm thư gửi nhà đầu tư sau sự cố bị tấn công mạng Hãng tin AFP bị tấn công mạng