Siêu cảng 162.730 tỷ đồng của Việt Nam sẽ sở hữu cầu vượt biển dài gần 18km, gấp 3 lần cầu vượt biển dài nhất Đông Nam Á

Với công trình cầu vượt biển với chiều dài 17,8km, dự án bến cảng ngoài khơi Trần Đề dự kiến sẽ là cầu vượt biển dài nhất Việt Nam và thuộc hàng dài nhất Đông Nam Á

UBND tỉnh Sóc Trăng đã có văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải liên quan đến những đề xuất đối với dự án xây dựng cảng biển Trần Đề.

Theo đó, dự án đầu tư xây dựng cảng biển Trần Đề được đề xuất có tổng vốn đầu tư hơn 162.000 tỷ đồng, có vị trí tại cửa Trần Đề, thuộc xã Trung Bình, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng, cách bờ hiện hữu khoảng 25 km về phía Đông.

Các hạng mục quan trọng gồm: Cầu cảng có tổng chiều dài 5.300 m, có khả năng tiếp nhận tàu tổng hợp và tàu container trọng tải đến 100.000 DWT (tương đương 6.000-8.000 TEU), tàu hàng rời 160.000 DWT. Đê chắn sóng có tổng chiều dài 9.800m, trong đó giai đoạn khởi động xây dựng 4.000m.

Khu dịch vụ hậu cần cảng và logistics: Tổng diện tích khoảng 4.000 ha, bao gồm các hạng mục như san lấp mặt bằng, xây dựng đường giao thông nội bộ, hệ thống cấp thoát nước, điện động lực, phòng cháy chữa cháy và thông tin liên lạc.

Đáng chú ý, dự án cầu vượt biển có chiều dài 17,8 km, kết nối cảng với đất liền, dự kiến sẽ là cầu vượt biển dài nhất Việt Nam và thuộc hàng dài nhất Đông Nam Á, "soán ngôi" cầu vượt biển Tân Vũ - Lạch Huyện (Hải Phòng) .

Hiện nay, với chiều dài 5,44km, Tân Vũ - Lạch Huyện (Hải Phòng) được coi là cầu vượt biển dài nhất Đông Nam Á. Cây cầu có tổng vốn đầu tư lên đến 12.000 tỷ đồng chính thức thông xe kỹ thuật vào ngày 2/9/2017.

Theo kết quả nghiên cứu sơ bộ, dự án sẽ được triển khai tại cửa biển Trần Đề, thuộc xã Trung Bình, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng cách bờ biển hiện hữu khoảng 25km về phía Đông. Cầu cảng được thiết kế với tổng chiều dài 5.300m, có khả năng tiếp nhận tàu container trọng tải đến 100.000DWT (6.000-8.000TEU) và tàu hàng rời 160.000DWT.

Quảng cáo

Giai đoạn đầu của dự án sẽ xây dựng hai bến dài 800m và hai bến phao chuyển tải hàng rời cho tàu trọng tải lớn. Hạ tầng cảng cũng sẽ bao gồm hệ thống kè chắn sóng dài 9.800 m, trong đó giai đoạn khởi động là 4.000m, cùng hệ thống cấp điện, nước, phòng cháy chữa cháy và các công trình phụ trợ khác.

Để đảm bảo khả năng khai thác hiệu quả, dự án còn bao gồm việc xây dựng một khu dịch vụ hậu cần cảng logistics với tổng diện tích khoảng 4.000ha. Hạ tầng tại khu vực này sẽ bao gồm san lấp mặt bằng, đường giao thông nội bộ, hệ thống cấp thoát nước, điện động lực và thông tin liên lạc.

Tổng mức đầu tư toàn dự án ước tính khoảng 162.730 tỷ đồng, trong đó giai đoạn khởi động có tổng mức đầu tư là 44.695 tỷ đồng, bao gồm 19.403 tỷ đồng vốn đầu tư công (chiếm 43%) và 25.292 tỷ đồng vốn doanh nghiệp tư nhân (chiếm 57%).

Phối cảnh cảng Trần Đề (Ảnh: Sở GTVT tỉnh Sóc Trăng)

Cảng Trần Đề được kỳ vọng trở thành cửa ngõ chính ra biển Đông của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, phục vụ xuất nhập khẩu hàng hóa trực tiếp, giảm chi phí vận tải và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực.

Theo UBND tỉnh Sóc Trăng, vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần thiết phải có 1 cảng đầu mối để phục vụ xuất nhập khẩu hàng hóa trực tiếp cho vùng, giúp giảm chi phí vận tải và khối lượng hàng hóa tiếp chuyển lên cảng biển Đông Nam Bộ (ước tính sẽ giảm chi phí vận tải khoảng 30-50% tùy từng khu vực).

Việc xây dựng cảng còn có ý nghĩa quan trọng trong các vấn đề an sinh xã hội, an ninh quốc phòng, phát huy hiệu quả hạ tầng giao thông đã và đang được đầu tư, thúc đẩy các lĩnh vực ngành nghề khác phát triển, thúc đẩy việc hình thành các khu công nghiệp, khu kinh tế của vùng phát triển, góp phần thu hút lực lượng lao động địa phương.

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cảng Trần Đề được quy hoạch ngoài khơi để đảm nhận vai trò cảng cửa ngõ vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có chức năng phục vụ các khu công nghiệp, cụm công nghiệp địa phương và vận chuyển hàng hóa, hành khách tuyến bờ ra đảo.

Cảng Trần Đề sẽ có các bến tổng hợp, container, hàng rời và bến cảng khách, phát triển theo định hướng xã hội hoá phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và năng lực của nhà đầu tư.

Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh tế - Đầu tư

Siêu cảng 162.730 tỷ đồng của Việt Nam sẽ sở hữu cầu vượt biển dài gần 18km, gấp 3 lần cầu vượt biển dài nhất Đông Nam Á

Với công trình cầu vượt biển với chiều dài 17,8km, dự án bến cảng ngoài khơi Trần Đề dự kiến sẽ là cầu vượt biển dài nhất Việt Nam và thuộc hàng dài nhất Đông Nam Á

Thông xe cầu vượt chữ C dài hơn 300m ở Hà Nội Cầu vượt trăm tỷ hình chữ C ở Hà Nội chốt ngày khánh thành

Nhiều hoạt động đặc sắc tại Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025

Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 kỳ vọng sẽ thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến với thành phố Buôn Ma Thuột và tỉnh Đắk Lắk, vùng đất đầy nắng, gió và là xứ sở cà phê robusta nổi tiếng thế giới.

Giá cà phê lập đỉnh nửa thập kỷ: Thế giới gọi tên Việt Nam và một quốc gia Nam Mỹ Giá cà phê Arabica toàn cầu đã chạm mức cao kỷ lục

SeABank ra mắt Định vị giá trị mới dành cho khách hàng SeAPremium

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) vừa tổ chức thành công giải golf SeAPremium Master 2024, một sự kiện kết nối đẳng cấp dành riêng cho khách hàng ưu tiên tại sân golf Legend Valley Country Club.

Dư nợ cho vay của Chứng khoán KB thu hẹp hơn 15% so với quý trước Giá vàng ổn định sau lễ nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump

Đề xuất đầu tư tuyến đường gần 800 tỷ, dài 5,7km kết nối với cao tốc Tp.HCM

Dự án Hương lộ 2 nối dài, đoạn 2 kết nối với đường cao tốc Tp.HCM - Long Thành - Dầu Giây được xem là một trong số ít tuyến đường lớn có khả năng tháo gỡ các “nút thắt” về hạ tầng giao thông, phục vụ hoạt động đi lại trên địa bàn TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng

Chính thức thi công dự án gần 1.500 tỷ đồng nâng cấp tuyến đường kết nối sân bay Long Thành, dự kiến hoạt động từ năm 2026 Tuyến đường sắt hơn 200 tỷ đồng, 31 ga, tốc độ 160km/h sẽ đi qua 9 tỉnh, thành phía Bắc nào?

Đường song hành Vành đai 4 dài 58km gồm 6 làn xe đi qua 7 quận, huyện của Hà Nội dự kiến hoàn thành vào quý 4 năm nay

Dự án đường song hành Vành đai 4 - Vùng Thủ đô có chiều dài khoảng 58km, quy mô 6 làn xe đặt mục tiêu hoàn thành vào quý 4/2025. Tuyến đường này có tổng mức đầu tư là 5.388 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng chiếm 4.525 tỷ đồng.

Tại sao dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô giảm 2.129 tỷ đồng vốn đầu tư? Bất động sản dọc hai bên vành đai 4 tăng giá khi Hà Nội tăng tốc tiến độ triển khai

SeABank bổ nhiệm 2 Phó Tổng Giám đốc kiện toàn đội ngũ lãnh đạo cấp cao

Ngày 11/01/2025, Hội đồng Quản trị (HĐQT) Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) đã công bố và trao quyết định bổ nhiệm các ông Lê Thanh Hải và Bùi Quốc Hiệu đảm nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc SeABank kể từ ngày 11/1/2025 nhằm kiện toàn đội ngũ lạnh đạo cấp cao.

Điểm mặt loạt thương vụ M&A đình đám trên thị trường bất động sản Việt Nam 10 năm qua Chuyên gia: Thị trường bất động sản 2025 sẽ có nhiều khác biệt