Áp lực của DN logistics Việt Nam khi châu Âu bắt đầu đánh thuế carbon

Đại diện InterLOG cho biết năm 2024, thiên tai ước tính gây thiệt hại lên tới 320 tỷ USD trên toàn thế giới và là một trong những năm thiệt hại lớn nhất kể từ năm 1980 (dẫn chứng từ báo cáo của Công ty tái bảo hiểm Munich Re).

Hiện nay, tại Việt Nam có đến khoảng 95% tổng lượng phát thải do vận chuyển hàng hóa lại đến từ vận chuyển đường bộ. Để giảm lượng phát thải trên, hướng tới thực hiện cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, ngành logistics Việt Nam cần hướng tới “đích đến bền vững”.

Khoảng 95% tổng lượng phát thải do vận chuyển hàng hóa lại đến từ vận chuyển đường bộ

Ghi nhận tại hội thảo “Logistics xanh - đích đến bền vững” do Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), ông Phạm Thiên Ân – chuyên gia khí nhà kính cho biết, logistics tại Việt Nam hiện còn phụ thuộc nhiều vào đường bộ và phát triển không đồng đều giữa các phương thức vận tải.

Theo ông, khoảng 75% hàng hoá vẫn được vận chuyển qua đường bộ, trên 10% hàng hóa được vận chuyển qua đường biển, còn lại là đường sắt và hàng không. Tuy nhiên, có đến khoảng 95% tổng lượng phát thải do vận chuyển hàng hóa đến từ vận chuyển đường bộ.

Ngoài các yếu tố dẫn đến lượng phát thải trên như: phương tiện có công nghệ cũ hoặc do ít bảo trì dẫn đến hoạt động kém hiệu quả; tải trọng chưa tối ưu, quá ít hoặc quá tải đều gây lãng phí; quãng đường chưa tối ưu theo phương tiện; cơ sở hạ tầng giao thông phát triển chưa đồng bộ, chất lượng mặt đường tại một số khu vực chưa tốt; … thì đóng gói, bao bì; tiêu thụ điện tại văn phòng; sử dụng giấy tờ truyền thống; hoạt động thu hồi, vận chuyển, tái chế, xử lý hàng hóa bị trả lại, hàng hóa lỗi…. cũng là một trong số các yếu tố gây lãng phí năng lượng”.

Còn theo Ngân hàng Thế giới (WB), trung bình mỗi năm hoạt động vận tải ở Việt Nam phát thải hơn 50 triệu tấn CO2, trong đó vận tải đường bộ chiếm tỷ trọng 85% lượng khí phát thải (lượng phát thải này được dự báo tăng trung bình 6-7% mỗi năm). Đồng thời, lượng phát thải khí nhà kính của Việt Nam bị đánh giá cao hơn nhiều so các quốc gia phát triển và đang phát triển trên thế giới.

Châu Âu bắt đầu đánh thuế carbon với hàng hoá có lượng phát thải cao

Bổ sung, đại diện InterLOG cho biết năm 2024, thiên tai ước tính gây thiệt hại lên tới 320 tỷ USD trên toàn thế giới và là một trong những năm thiệt hại lớn nhất kể từ năm 1980 (dẫn chứng từ báo cáo của Công ty tái bảo hiểm Munich Re). Con số này cao hơn 52 tỷ USD so với năm 2023 và cao hơn 84 tỷ USD so với mức trung bình mười năm qua.

Trong đó, ngành phát thải lớn nhất theo InterLOG gồm ngành năng lượng, các ngành công nghiệp, xây dựng và giao thông vận tải. Điểm chung của các ngành này đều liên quan mật thiết đến logistics.

Quảng cáo

Trong khi, các đối tác lớn đang bắt đầu áp thuế lên hàng hoá có lượng phát thải cao. Đơn cử, Liên minh Châu Âu (EU) – một đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam – đã áp dụng Cơ chế Điều chỉnh Biên giới Carbon (CBAM), đánh thuế carbon đối với hàng hóa có lượng phát thải cao khi nhập khẩu.

Ngoài ra, EU còn có Chỉ thị Báo cáo Bền vững Doanh nghiệp (CSRD) nhằm chuẩn hóa báo cáo bền vững. Doanh nghiệp phải công khai thông tin về tác động môi trường, xã hội và quản trị (ESG).

Điều này có thể ảnh hưởng đến các nhà cung cấp dịch vụ logistics ngoài EU nếu họ nằm trong chuỗi cung ứng của các công ty châu Âu có nghĩa vụ báo cáo. Đến năm 2028, các công ty ngoài EU có hoạt động tại châu Âu cũng sẽ phải tuân theo quy định này.

Chưa kể, các vấn đề môi trường cũng ngày càng được lồng ghép vào chính sách hải quan. EU đang đi đầu trong xu hướng này, và nhiều quốc gia khác có thể sẽ áp dụng các biện pháp tương tự trong tương lai.

Trong khi, các công ty giao nhận và cung cấp dịch vụ logistics đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu thị trường toàn cầu. Do đó, họ cần chủ động thích ứng để không bị bỏ lại phía sau, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Ảnh: Các chuyên gia chia sẻ về ngành.

DN cần làm gì để giảm phát thải?

Tham luận tại hội thảo, nhiều chuyên gia về logistics cho rằng, bên cạnh phát thải lớn, ngành logistics Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng từ các chính sách, quy định và yêu cầu hội nhập quốc tế ngày càng khắt khe hơn. Các hiệp định thương mại thế hệ mới đều yêu cầu doanh nghiệp Việt Nam phải nâng cao tiêu chuẩn, giảm “dấu chân” carbon trong hoạt động logistics để hướng tới phát triển bền vững chuỗi cung ứng.

Để giảm phát thải trong logistics, các chuyên gia tham gia hội thảo đều cho rằng, ngoài ứng dụng công nghệ, phần mềm, AI để tối ưu hóa quãng đường, lượng hàng hóa; thường xuyên quan tâm đến việc bảo trì định kỳ phương tiện, để tối ưu hoặc duy trì hiệu suất động cơ, tiết kiệm nhiên liệu; ưu tiên xe điện, sử dụng xe dùng nhiên liệu sinh học, CNG, LPG như giải pháp chuyển tiếp; sử dụng kết hợp đa dạng phương thức vận tải… thì các ngành logistics tại Việt Nam cần triển khai các giải pháp logistics thông minh, tối ưu hóa hệ thống quản lý lưu trữ, giảm lãng phí năng lượng; hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước để cùng chuyển đổi xanh;…

Bên cạnh đó, ông Đào Trọng Khoa - Chủ tịch VLA cũng nhận định, hành trình tiến tới logistics xanh và thích ứng nhanh sẽ đóng góp vào quá trình giảm thải cacbon của ngành logistics Việt Nam nói riêng và toàn cầu nói chung. Doanh nghiệp logistics Việt Nam cần tận dụng lợi thế, đưa yêu cầu bức thiết về xanh hoá trở thành “động lực”, nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao hình ảnh thương hiệu, hướng tới phát triển bền vững và toàn diện hơn.

“Muốn vậy, doanh nghiệp phải cập nhật những xu hướng, tiêu chuẩn mới của thế giới, hướng tới việc chuyển đổi năng lượng với các phương tiện sử dụng năng lượng tiết kiệm, năng lượng tái tạo, năng lượng xanh. Đồng thời, tối ưu chi phí vận hành, số hoá hoạt động, nâng cao hiệu suất, hiệu quả trong cung cấp dịch vụ logistics”, ông Khoa thông tin.

Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh tế - Đầu tư

Hai tổ chức tài chính thuộc chính phủ Pháp và Hà Lan đầu tư 80 triệu USD cho SeABank

Tổ chức Tài chính Phát triển của Pháp (Proparco) và Ngân hàng Phát triển Doanh nghiệp Hà Lan (FMO) đã ký kết hợp tác đầu tư 80 triệu USD cho Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) nhằm bổ sung nguồn vốn hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN), doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, đồng thời đẩy mạnh việc áp dụng các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế tốt nhất trong quản lý rủi ro môi trường và xã hội, chống biến đổi khí hậu.

Vàng SJC bất ngờ tăng giá mua Bộ Xây dựng lập đoàn kiểm tra, đôn đốc triển khai nhà ở xã hội

Chính thức: Hà Nội 'chốt' xây 3 cầu qua sông Hồng trị giá gần 48.000 tỷ đồng, thời gian thực hiện dự án từ năm 2025

Vào ngày 25/2, tại kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 21) HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026, HĐND Thành phố xem xét thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư một số dự án sử dụng vốn đầu tư công của thành phố Hà Nội.

Người Trung Quốc xây cầu "đẻ ra tiền" khiến thế giới ngỡ ngàng: Trồng trụ bê tông cao vượt tháp Eiffel để bắc 2.000 mét thép qua vực sâu Hà Nội dự kiến khởi công xây cầu Tứ Liên vào quý III/2025

Áp lực của DN logistics Việt Nam khi châu Âu bắt đầu đánh thuế carbon

Đại diện InterLOG cho biết năm 2024, thiên tai ước tính gây thiệt hại lên tới 320 tỷ USD trên toàn thế giới và là một trong những năm thiệt hại lớn nhất kể từ năm 1980 (dẫn chứng từ báo cáo của Công ty tái bảo hiểm Munich Re).

Việt Nam SuperPort thúc đẩy năng lực ngành logistics Việt Nam SuperPortTM và Bưu Điện Việt Nam hợp tác trong lĩnh vực Logistics số

Sự thay đổi đáng chú ý về dòng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong tháng 1/2025

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch Đầu tư, trong tháng 1/2025, các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài 10 dự án mới và không thực hiện điều chỉnh vốn đầu tư. Tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài đạt hơn 83 triệu USD (gấp hơn 5,1 lần

Lộ diện quốc gia mạnh tay rót hơn 1 tỷ USD vốn FDI vào Việt Nam ngay trong tháng 1/2025, cao gấp 13,4 lần so với cùng kỳ Việt Nam có thêm đường bay mới tới sân bay lớn nhất thế giới diện tích bằng 63 lần Thiên An Môn

Siêu cảng 162.730 tỷ đồng của Việt Nam sẽ sở hữu cầu vượt biển dài gần 18km, gấp 3 lần cầu vượt biển dài nhất Đông Nam Á

Với công trình cầu vượt biển với chiều dài 17,8km, dự án bến cảng ngoài khơi Trần Đề dự kiến sẽ là cầu vượt biển dài nhất Việt Nam và thuộc hàng dài nhất Đông Nam Á

Thông xe cầu vượt chữ C dài hơn 300m ở Hà Nội Cầu vượt trăm tỷ hình chữ C ở Hà Nội chốt ngày khánh thành

Nhiều hoạt động đặc sắc tại Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025

Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 kỳ vọng sẽ thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến với thành phố Buôn Ma Thuột và tỉnh Đắk Lắk, vùng đất đầy nắng, gió và là xứ sở cà phê robusta nổi tiếng thế giới.

Giá cà phê lập đỉnh nửa thập kỷ: Thế giới gọi tên Việt Nam và một quốc gia Nam Mỹ Giá cà phê Arabica toàn cầu đã chạm mức cao kỷ lục