Cổ phiếu Ngân hàng, Thép, Khoáng sản và sự luân chuyển của dòng tiền

Dù Ngân hàng đã ghi nhận nhiều cổ phiếu phá kỷ lục trong giai đoạn đầu năm nhưng các mã Khoáng sản mới đang là hiện tượng của thị trường. Đây cũng là bằng chứng cho thấy dòng tiền đang liên tục vận động giai đoạn đầu xuân Ất Tỵ.

Cổ phiếu Ngân hàng, Thép, Khoáng sản và sự luân chuyển của dòng tiền

Thị trường chứng khoán Việt Nam sau 2 tuần đầu xuân Ất Tỵ đã tăng lần lượt 10,15 điểm (+0,8%) và 0,88 điểm (+0,07%). Qua đó, VN-Index đang có 4 tuần tăng điểm liên tiếp với thành tích lũy kế từ đầu năm 2025 tới hết phiên 14/02 đạt +0,73%.

Cổ phiếu Ngân hàng, Thép, Khoáng sản và sự luân chuyển của dòng tiền

Sau 27 phiên giao dịch, khối ngoại còn đang bán ròng gần 13.000 tỷ đồng trên 3 sàn trong đó HOSE bị bán ròng hơn 12.500 tỷ đồng. Tuy nhiên, thị trường vẫn được nâng đỡ từ các cổ phiếu Ngân hàng với nhiều mã phá kỷ lục thời đại trong các phiên vừa qua như LPB, STB, MBB, CTG.

Những nhịp rung lắc xuất hiện trên thị trường có sự liên hệ khá sát với sự lên xuống của nhóm Ngân hàng. Nhưng câu chuyện về chiến tranh thương mại cũng đang tạo ra những vận động đáng chú ý tại nhóm cổ phiếu Thép và Khoáng sản.

Cổ phiếu HPG dù có những phiên hồi phục nhưng đã có tuần giảm hơn 2% do những lo ngại về việc Chính phủ Mỹ đã chính thức đưa ra quyết định áp thuế 25% vào tất cả các sản phẩm nhôm, thép nhập khẩu nhằm bảo hộ các nhà sản xuất nội địa.

Các cổ phiếu HSG của Tập đoàn Hoa Sen, NKG của Thép Nam kim, TLH của Thép Tiến Lên thậm chí còn giảm mạnh hơn trong tuần lần lượt -3,95%, -2,14%, -2,43% trong khi TIS của Gang thép Thái Nguyên và GDA của Tôn Đông Á giảm 7,22% và 6,07%.

Các tác động từ chính sách thuế quan có thể cần thêm thời gian để phản ánh vào kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành Thép. Dù vậy, theo đánh giá gần đây từ Chứng khoán MB (MBS), các doanh nghiệp tôn mạ như GDA, HSG và NKG sẽ bị ảnh hưởng nhẹ do quyết định áp thuế trong khi HPG không chịu tác động tiêu cực.

Trong khi đó, nhóm cổ phiếu Khoáng sản lại trở thành một hiện tượng của thị trường chứng khoán giai đoạn đầu xuân Ất Tỵ do giá nhiều kim loại tăng mạnh sau những diễn biến mới của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.

Quảng cáo

Cho tới hết phiên giao dịch 14/2, cổ phiếu tăng mạnh nhất trên 3 sàn đang là BKC của CTCP Khoáng sản Bắc Kạn với thành tích tăng trưởng 269,93%.

Các mã xếp sau BKC đều là những cổ phiếu cùng ngành như KSV (+163,6%) của Tổng công ty Khoáng sản TKV, MTA (+132,9%) của Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh, KCB (+132,24%) của CTCP Khoáng Sản và Luyện Kim Cao Bằng.

Và xa hơn không thể thiếu cổ phiếu MSR của CTCP Masan High-Tech Materials, HGM của CTCP Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang với mức tăng lũy kế đạt 64% và 55,3%.

Cổ phiếu Ngân hàng, Thép, Khoáng sản và sự luân chuyển của dòng tiền
Cổ phiếu KSV đã liên tục phá kỷ lục thời đại.

Hiện KSV là cổ phiếu có quy mô vốn hóa lớn nhất trong nhóm cổ phiếu Khoáng sản với quy mô hơn 56.000 tỷ đồng và vừa có năm báo lãi kỷ lục với lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt gần 1.500 tỷ đồng.

Trong khi đó, MSR có quy mô vốn hóa xếp sau với quy mô vốn hóa gần 21.500 tỷ đồng vừa có năm kinh doanh lỗ.

Theo ông Nguyễn Thế Minh - Giám đốc Phân tích CTCP Chứng khoán Yuanta Việt Nam, thị trường đã có những phiên giải tỏa tâm lý kể từ trước và sau Tết Âm lịch.

Trong khi đó, xu hướng giá hàng hóa phản ánh nhu cầu tiêu dùng của kinh tế thế giới đang xuất hiện những sự khởi sắc.

Cùng với đó là sự hạ nhiệt của đồng USD cũng đang hỗ trợ cho thị trường. Đã có thời điểm tỷ giá trong nước giảm nhanh hơn chỉ số DXY do tính thời vụ của tỷ giá thường không căng thẳng trong giai đoạn đầu năm. Vì vậy, khối ngoại có thể giảm bán ròng, thậm chí quay lại mua ròng trong một vài phiên.

Còn dòng tiền trong nước cũng đang có sự cải thiện dần. Tất nhiên, sẽ khó đòi hỏi thị trường có sự bùng nổ về thanh khoản nhưng sẽ từng bước khởi sắc thêm. Sau khi xu hướng tăng được xác lập nhờ sự tập trung vào nhóm vốn hóa lớn, sự luân chuyển sang các nhóm ngành khác sẽ tiếp tục được duy trì. Hiện tượng nổi sóng các cổ phiếu UPCoM, đặc biệt là nhóm Khoáng sản giai đoạn vừa qua là bằng chứng cho những chuyển động này.

Theo Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Khi nào khối ngoại dừng đà bán ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam?

“Chừng nào FED chưa có dấu hiệu thực hiện nới lỏng chính sách tiền tệ một cách mạnh mẽ, dòng vốn ngoại vẫn chưa sẵn sàng quay trở lại các thị trường cận biên như Việt Nam”, chuyên gia VNDRIECT dự báo.

Phiên 18/2: Khối ngoại tiếp chuỗi "xả hàng" 12 phiên liên tiếp, ngược chiều gom hơn trăm tỷ một mã chứng khoán Khối ngoại đảo chiều sau 12 phiên bán ròng, nhiều cổ phiếu thị trường tăng trần

Sau giai đoạn uốn lượn như “rồng”, thị trường chứng khoán có “vươn mình” như một “chú rắn”?

"Tôi kỳ vọng thị trường Việt Nam sẽ được nâng hạng vào tháng 9. Do vậy, câu chuyện một chú rắn “vươn mình và tăng trưởng rất mạnh mẽ” phù hợp với kịch bản mà chúng tôi từng đưa ra", ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc chiến lược thị trường VPBankS nói.

Trái chiều dự báo diễn biến thị trường chứng khoán Phiên 18/2: Khối ngoại tiếp chuỗi "xả hàng" 12 phiên liên tiếp, ngược chiều gom hơn trăm tỷ một mã chứng khoán

Khối ngoại bán ròng gần 14.000 tỷ đồng sau hơn nửa tháng đầu năm

Tính từ đầu năm đến hết phiên ngày 17/2, khối ngoại đã bán ròng xấp xỉ 13.600 tỷ đồng. Trước đó, năm 2024, khối ngoại từng bán ròng gần 94.450 tỷ đồng, vượt qua mức bán ròng kỷ lục trong lịch sử ghi nhận vào năm 2021.

Trái chiều dự báo diễn biến thị trường chứng khoán Mối lo thuế quan "hạ nhiệt", thị trường chứng khoán châu Á "đổi chiều"

Cổ phiếu Ngân hàng, Thép, Khoáng sản và sự luân chuyển của dòng tiền

Dù Ngân hàng đã ghi nhận nhiều cổ phiếu phá kỷ lục trong giai đoạn đầu năm nhưng các mã Khoáng sản mới đang là hiện tượng của thị trường. Đây cũng là bằng chứng cho thấy dòng tiền đang liên tục vận động giai đoạn đầu xuân Ất Tỵ.

Các đối tác thương mại phản đối thuế thép và nhôm của Mỹ Khi thị trường đang gần mốc 1.300 điểm hơn