Áp giá FIT không đúng đối tượng khiến EVN "gánh" thêm 1.481 tỷ đồng tiền mua điện

Thanh tra Chính phủ kết luận việc áp giá FIT không đúng đối tượng đã khiến EVN "gánh" thêm đến 1.481 tỷ đồng tỷ đồng tiền mua điện tại 14 dự án.

Áp giá FIT không đúng đối tượng khiến EVN "gánh" thêm 1.481 tỷ đồng tiền mua điện

Thanh tra Chính phủ vừa có thông báo về kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong quản lý, thực hiện quy hoạch điện VII và VII điều chỉnh. Trong đó, Thanh tra Chính phủ rõ việc áp giá FIT không đúng đối tượng khiến Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) "gánh" hơn hàng nghìn tỷ đồng tiền mua điện

14 dự án được hưởng giá FIT không đúng đối tượng

Theo đó, Thanh tra Chính phủ (TTCP) kết luận có 14 dự án điện mặt trời được hưởng giá ưu đãi 9,35 UScent/kWh không đúng đối tượng. Từ năm 2020 tính đến ngày 30/6/2022, tổng số tiền mà EVN phải thanh toán nhiều hơn khoảng 1.481 tỷ đồng so với việc thanh toán theo đúng đối tượng tại Nghị quyết số 115.

"Điều này trái với nội dung Nghị quyết 115 và kết luận của Thủ tướng tại Thông báo ngày 22/11/2019 của Văn phòng Chính phủ", Thanh tra chính phủ nêu "trách nhiệm thuộc về Bộ Công thương với vai trò chủ trì tham mưu".

Sau khi giá FIT theo Quyết định 11 hết hiệu lực, Bộ Công Thương tham mưu cho Chính phủ ban hành Quyết định 13 năm 2020. Theo kết luận thanh tra, điều kiện để các dự án điện mặt trời nối lưới được áp dụng giá FIT ngưỡng 7,09 UScent/kWh (khoản 1 Điều 5) theo Quyết định 13 không đúng với kết luận của Thường trực Chính phủ.

Cụ thể, Chính phủ chỉ đạo "xem xét ban hành biểu giá FIT áp dụng đối với các dự án “đã ký hợp đồng mua bán điện” và “đang triển khai thi công xây dựng đưa vào vận hành trong năm 2020”; đối với các dự án còn lại và các dự án mới sẽ không tiếp tục áp dụng biểu giá FIT mà chuyển hẳn sang thực hiện theo hình thức đấu thầu công khai, minh bạch, cạnh tranh...".

Tuy nhiên, với lý do quyết định, thông tư về điện mặt trời hết hiệu lực nên chưa có cơ sở để EVN ký hợp đồng mua bán điện với nhà đầu tư. Từ đó, cơ quan tham mưu đã thay điều kiện được hưởng giá FIT 7,09 UScent/kWh là "dự án đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư". Tức là mở rộng đối tượng.

Quảng cáo

Vi phạm này đã dẫn đến việc 14 dự án được hưởng giá FIT 7,09 UScent/kWh không đúng đối tượng, TTCP kết luận.

Ngoài những vi phạm trên, cơ quan quản lý Nhà nước phụ trách lĩnh vực còn vi phạm về việc phê duyệt và tham cho Thủ tướng phê duyệt ồ ạt dự án nguồn điện gây khó khăn cho công tác quản lý vận hành; tham mưu cơ chế phát triển điện mặt trời mái nhà; việc quản lý, sử dụng đất thực hiện đầu tư xây dựng các dự án điện mặt trời, điện gió…

Thực tế đã để xảy ra nhiều tồn tại, khuyết điểm, vi phạm như đã nêu trên, Thanh tra Chính phủ cho rằng, đây là minh chứng rõ về sự lỏng lẻo, thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực giai đoạn 2016-2020.

Đề xuất giải pháp xử lý về kinh tế

Theo TTCP, việc tham mưu mở rộng đối tượng áp dụng cơ chế khuyến khích nêu trên, dẫn đến 14 dự án điện mặt trời được hưởng giá ưu đãi 9,35 UScent/kWh không đúng đối tượng tại Nghị quyết số 115/NQ-CP; từ năm 2020 tính đến ngày 30/6/2022, tổng số tiền mà EVN phải thanh toán nhiều hơn khoảng 1.481 tỷ đồng so với việc thanh toán theo đúng đối tượng tại Nghị quyết số 115/NQ-CP.

Đề xuất hướng xử lý trách nhiệm, TTCP đã có văn bản chuyển các vụ việc liên quan đến điện tới Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an để xem xét, xử lý theo quy định pháp luật.

Với 14 dự án đang được hưởng giá FIT không đúng nêu trên, Thanh tra Chính phủ đề nghị Bộ Công Thương chủ trì đề xuất giải pháp xử lý về kinh tế, khi để EVN "gánh" hơn hàng nghìn tỷ đồng tiền mua điện.

Qua thanh tra, TTCP cũng phát hiện các dự án điện mặt trời, điện gió đã được công nhận ngày vận hành thương mại (COD) và hưởng giá FIT khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu công trình xây dựng của chủ đầu tư. Điều này cũng khiến tài sản Nhà nước bị thất thoát.

Do đó, đơn vị này đề nghị Bộ Công Thương phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN rà soát, xử lý.

"Trong quá trình rà soát, nếu phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự thì chuyển cơ quan điều tra để xem xét, xử lý theo quy định", kết luận nêu.

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Ông Đào Ngọc Thanh từ nhiệm, Vinaconex có Chủ tịch Hội đồng quản trị mới

Ông Đào Ngọc Thanh xin từ nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) của Vinaconex vì lý do sức khỏe. Kế nhiệm vị trí của ông Đào Ngọc Thanh là ông Nguyễn Hữu Tới, Thành viên HĐQT, Phó Tổng Giám đốc Vinaconex.

Vinaconex lên kế hoạch huy động của cổ đông gần 1.200 tỷ đồng để trả nợ ĐHĐCĐ Vinaconex: Mục tiêu phá đỉnh doanh thu, ước lãi 400 tỷ đồng trong quý I/2024

Quý II, lợi nhuận của Viglacera giảm gần 73%

Quý II/2024, lợi nhuận sau thuế của Tổng Công ty Viglacera giảm gần 73% so với cùng kỳ chủ yếu do doanh thu của mảng cho thuê hạ tầng khu công nghiệp cùng doanh thu của nhóm kính, gạch, ngói giảm mạnh.

ĐHĐCĐ Viglacera: Sẽ hoàn thành gần 2.200 căn nhà ở xã hội trong năm 2024 và chuẩn bị đầu tư một loạt dự án Giảm gánh nặng giá vốn và chi phí, Viglacera báo lãi sau thuế tăng gần 57% trong quý I/2024

Thaiholdings báo lãi tăng gấp đôi sau khi thoái bớt vốn tại Thaigroup

Trong quý II/2024, dù doanh thu thuần giảm 36% khiến lợi nhuận gộp giảm mạnh nhưng Thaiholdings vẫn báo lãi sau thuế gấp đôi cùng kỳ, đạt gần 35 tỷ đồng. Kết quả này phần lớn nhờ khoản lãi từ bán các khoản đầu tư.

Thaiholdings thay thế Tổng giám đốc và Kế toán trưởng trong ngày cuối năm Thaigroup có Tổng giám đốc mới, từng làm việc tại T&T, Vingroup

Sabeco báo lãi 6 tháng hơn 2.300 tỷ đồng

Việc tiết giảm các chi phí giúp lãi sau thuế 6 tháng đầu năm 2024 của Sabeco vẫn tăng nhẹ so với cùng kỳ, dù thu nhập từ lãi tiền gửi và phần lợi nhuận từ các công ty liên doanh, liên kết giảm mạnh.

Tổng giám đốc Sabeco: Kết quả kinh doanh quý I/2024 vượt kỳ vọng, kế hoạch 2024 dù cao vẫn sẽ đạt được Quá sớm để khẳng định hoạt động kinh doanh của Sabeco đã qua đáy?

Công ty mẹ của Google đạt doanh thu vượt kỳ vọng

Công ty mẹ của Google, Alphabet ngày 23/7 đã báo cáo kết quả kinh doanh quý II/2024 vượt kỳ vọng của các nhà phân tích với thu nhập 1,89 USD trên mỗi cổ phiếu, bằng với kết quả quý đầu tiên.

Google cập nhật chế độ Ẩn danh trên Chrome, nhắc nhở bạn không thể ẩn danh trước Google và những trang web khác Chiến lược bán lẻ của Apple đã đánh bại Microsoft và Google như thế nào?

Doanh thu thuần sụt giảm mạnh, Nam Long thoát lỗ nhờ bán một phần dự án Paragon Đại Phước

Lũy kế 6 tháng đầu năm, Đầu tư Nam Long ghi nhận doanh thu đạt 457 tỷ đồng và lãi sau thuế 95 tỷ đồng đều giảm gần 62% so với cùng kỳ và mới lần lượt hoàn thành 6,9% và 18,8% kế hoạch doanh thu và lợi nhuận cả năm.

Cổ đông lớn của Đầu tư Nam Long muốn bán ra 4 triệu cổ phiếu NLG Nam Long (NLG) hoàn tất chuyển nhượng 25% vốn dự án Đại Phước cho đối tác Nhật

Quốc Cường Gia Lai (QCG) muốn bổ nhiệm ông Nguyễn Quốc Cường làm Tổng Giám đốc thay bà Như Loan

Quốc Cường Gia Lai đề nghị bầu bổ sung ông Nguyễn Quốc Cường làm Tổng Giám đốc kiêm người đại diện công ty, thay thế bà Nguyễn Thị Như Loan bị khởi tố mới đây.

Khởi tố, bắt tạm giam Tổng Giám đốc Quốc Cường Gia Lai Nguyễn Thị Như Loan Quốc Cường Gia Lai lên tiếng về việc bà Nguyễn Thị Như Loan bị bắt