ĐHĐCĐ Viglacera: Sẽ hoàn thành gần 2.200 căn nhà ở xã hội trong năm 2024 và chuẩn bị đầu tư một loạt dự án

Theo lãnh đạo Viglacera, hiện công ty đã có quỹ đất sạch và các thủ tục pháp lý để đầu tư khoảng 11.000 căn nhà ở xã hội, dự kiến trong năm 2024 sẽ đưa ra thị trường khoảng 2.180 căn, chủ yếu tại các khu công nghiệp.

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của Viglacera sáng 29/5
ĐHĐCĐ thường niên 2024 của Viglacera sáng 29/5

Sáng 29/5, Tổng công ty Viglacera - CTCP (mã VGC) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 và thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2024 với mục tiêu tổng doanh thu hợp nhất đạt 13.353 tỷ đồng, tăng nhẹ so với kết quả thực hiện năm 2023 và lợi nhuận trước thuế hợp nhất 1.110 tỷ đồng, giảm 31% so với năm trước. Năm 2024 công ty dự kiến chia cổ tức tỷ lệ là 20% vốn điều lệ.

Theo ban lãnh đạo Viglacera, các chỉ tiêu lợi nhuận và doanh thu trong kế hoạch đã được xét đến các yếu tố ảnh hưởng bất lợi đến thị trường trong lĩnh vực vật liệu như chi phí nguyên vật liệu đầu vào có xu hướng tăng, đặc biệt giá nguyên vật liệu nhập khẩu và giá xăng dầu.

Bà Trần Thị Minh Loan, Thành viên HĐQT Viglacera đánh giá năm 2024, mảng vật liệu xây dựng của công ty vẫn còn khó khăn, do đó dự kiến không có lợi nhuận. Còn mảng kinh doanh bất động sản khu công nghiệp (KCN), doanh thu hợp nhất dự kiến khoảng 1.400 tỷ đồng.

vgc1-5365.png

Thông tin cụ thể hơn về các mảng kinh doanh, ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng Giám đốc Viglacera cho biết, với mảng vật liệu xây dựng tình hình thị trường trong năm 2023 là xấu, năm 2024 cũng chưa khởi sắc nhưng có triển vọng tốt hơn bởi dự kiến ba luật liên quan đến bất động sản sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2024. Khi lĩnh vực bất động sản phục hồi trở lại thì mảng vật liệu xây dựng của công ty cũng sẽ có cơ hội dần hồi phục.

"Lĩnh vực vật liệu xây dựng đang ở giai đoạn chạm đáy, tôi nghĩ 3 - 5 năm nữa khi các luật đi vào thực tiễn, thị trường bất động sản tốt hơn thì thị trường vật liệu xây dựng chắc chắn cũng sẽ tốt hơn", Tổng Giám đốc Viglacera kỳ vọng.

Với mảng bất động sản, theo ông Tuấn lĩnh vực nhà ở xã hội đang được quan tâm. Theo chỉ thị mới nhất của Ban Bí thư, sẽ dùng vốn đầu tư công để xây nhà ở xã hội cho thuê. Sau khi có chỉ đạo của Ban Bí thư chắc chắn tình hình nhà ở xã hội sẽ phát triển nhanh hơn nữa.

Cùng với đó, Chính phủ cũng đang trình Quốc hội ra nghị quyết thí điểm về việc chuyển các loại đất thương mại khác sang đất đô thị, nhà ở thương mại, để giải phóng các nguồn lực đất đai đang bị ách tắc. Như vậy, tình hình bất động sản từ nay đến cuối năm sẽ có chuyển biến tốt hơn, qua đó, kéo lĩnh vực vật liệu xây dựng sẽ tốt hơn.

Còn với lĩnh vực kính, ông Tuấn cho biết phụ thuộc rất nhiều vào thị trường, giai đoạn 2020 - 2021 lợi nhuận của mảng này rất tốt nhưng từ cuối năm 2023 và đầu năm 2024, tình hình rất xấu, xấu cả trong nước và toàn cầu. Hơn thế nữa thị trường trong nước cũng đang có tình trạng nhập khẩu kính từ Malaysia do công ty Trung Quốc đặt nhà máy tại Malaysia, trước đây bán rất tốt tại thị trường Trung Quốc nhưng hiện nay bất động sản Trung Quốc cũng khó khăn nên phải chuyển sang các nước khác, trong đó có Việt Nam.

Trong nước, nhu cầu cũng suy giảm, dẫn tới lượng cung vượt cầu nên xảy ra việc cạnh tranh về giá. Trong lúc cầu đang chững lại, công ty dự kiến sẽ dừng nhà máy kính nổi Bình Dương để sữa chữa, theo chu kỳ 10 năm (lần trước là năm 2013), đồng thời sẽ đẩy mạnh phát triển kính năng lượng mặt trời bởi cầu của sản phẩm này đang lớn và chủ yếu phải nhập khẩu.

Bất động sản tiếp tục là mảng chủ đạo

Trong bối cảnh lĩnh vực vật liệu gặp khó khăn, sẽ phải tái cơ cấu lại các đơn vị sản xuất theo hướng tăng năng suất lao động, giảm chi phí, giảm giá thành, lãnh đạo Viglacera xác định, bất động sản sẽ tiếp tục là mảng chủ đạo trong năm 2024 của công ty.

Quảng cáo

Theo đó, công ty sẽ tập trung triển khai bán hàng/cho thuê khu công nghiệp tại KCN Yên Mỹ, Phong Điền, Thuận Thành, Tiền Hải, Yên Phong 2C, Đông Mai, Yên Phong mở rộng, Đồng Văn IV với mục tiêu kinh doanh xấp xỉ 173 ha trong năm 2024.

Cập nhật về kế hoạch này, ông Trần Ngọc Anh, Phó Tổng Giám đốc Viglacera cho biết, đến hết tháng 5, công ty đã bàn giao được hơn 50 ha, ghi nhận hơn 645 tỷ đồng lợi nhuận, thực hiện được khoảng 46% kế hoạch.

image-cuocsongkinhdoanh-vn-yen-phong-2c-ip-022023-4-4779-7217.jpg

KCN Yên Phong 2C của Viglacera tại Bắc Ninh

Về chủ trương đầu tư các dự án mới, ông Trần Ngọc Anh thông tin, trong năm 2023 Viglacera đã đề xuất 3 KCN và đã được Thủ tướng chấp thuận. KCN Sông Công II đã được triển khai ngay lập tức sau quyết định của Thủ tướng, hiện đã đền bù giải phóng mặt bằng được khoảng 16 -17 ha, dự kiến khởi công vào tháng 11 năm nay và sẽ cho thuê tiềm năng được khoảng 30 ha trong năm nay.

Còn với KCN Dốc Đá Trắng dự kiến sẽ hoàn thành các bước chuẩn bị đầu tư vào cuối năm nay và có thể khởi công vào quý II/2025.

Trong năm nay công ty dự kiến sẽ tiếp tục đề xuất xin chủ trương đầu tư thêm 3 KCN mới với diện tích khoảng hơn 1.000 ha tại 3 tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ và Hưng Yên để có thêm quỹ đất KCN cho các năm tới.

Về tiến độ triển khai các dự án nhà ở xã hội, ông Ngọc Anh cho hay, theo kế hoạch công ty sẽ phát triển 50.000 căn đến năm 2030. Hiện nay công ty đã có quỹ đất sạch và các thủ tục pháp lý đầu tư khoảng 11.000 căn, dự kiến trong năm nay sẽ hoàn thành đầu tư 2.180 căn hộ nhà ở xã hội, chủ yếu tại các KCN.

Đồng thời, đầu tư tiện ích (cây xanh, an ninh, dịch vụ,…) tại các khu nhà ở xã hội, nhà ở công nhân nhằm thu hút khách hàng, tạo môi trường tốt cho các cư dân về sinh sống. Công ty xác định việc hoàn thiện các dự án nhà ở xã hội và các tiện ích là lợi thế để các nhà đầu tư KCN ưu tiên khi chọn thuê đất tại các KCN của Viglacera.

Phó Tổng Giám đốc Trần Ngọc Anh cho biết thêm, về giá bán, theo quy định, lợi nhuận tại các dự án này chỉ là 10%, nhưng tại các KCN chủ yếu là cho thuê. Nếu chỉ cho thuê riêng nhà ở xã hội trong KCN hiệu quả sẽ không cao, nhưng nếu kết hợp cả các dịch vụ trong KCN với các nhà ở công nhân thì hiệu quả cao hơn.

Còn các quỹ đất để triển khai tiếp các dự án khác, theo quy định là sẽ phải đấu giá, đấu thầu, Viglacera đang khảo sát và dự kiến triển khai theo hướng các KCN đều có các dịch vụ đi kèm trong đó, đặc biệt là có dịch vụ thiết yếu là nhà ở cho công nhân để dễ thu hút các nhà đầu tư thuê đất.

Với các dự án nhà ở thương mại, theo ông Ngọc Anh, hiện nay đấu thầu, đấu giá đã xong nhưng mấy năm qua thị trường bất động sản gặp khó khăn, các quy định pháp luật đang sửa đổi nên chững lại. Hiện nay, công ty đang bám sát các quy định và tình hình thực tế các quỹ đất để tiến hành đấu giá và đầu tư để làm các dự án nhà ở thương mại.

Bầu thành viên HĐQT nhiệm kỳ mới

Cũng tại đại hội sáng nay, cổ đông của Viglacera đã tiến hành bầu thành viên HĐQT và bầu thành viên Ban kiểm soát của Tổng công ty nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Theo đó, cổ đông lớn của Viglacera là Công ty CP Hạ tầng Gelex (công ty con do Tập đoàn Gelex nắm gần 97% quyền biểu quyết) đề cử 3 ứng viên vào vị trí thành viên HĐQT gồm: Ông Nguyễn Văn Tuấn, ông Lê Bá Thọ, ông Nguyễn Trọng Hiền và đề cử 2 thành viên vào Ban Kiểm soát gồm ông Trần Mạnh Hữu và bà Nguyễn Thị Thắm.

Cổ đông lớn thứ hai tại Viglacera là Bộ Xây dựng cử lại 2 người đại diện phần vốn Nhà nước vào vị trí thành viên HĐQT gồm: Ông Trần Ngọc Anh, Thành viên HĐQT, Phó Tổng Giám đốc Viglacera (quản lý 25% vốn) và bà Trần Thị Minh Loan, Thành viên HĐQT, Giám đốc Ban Tài chính kế toán (quản lý 13,58% vốn).

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

T&T Golf hiện thực hóa khát vọng đưa sân golf Văn Lang Empire T&T Golf Club đạt chuẩn quốc tế

Ngày 11/9, tại Hà Nội, Công ty T&T Golf – đơn vị thành viên của Tập đoàn T&T Group và Tập đoàn 54 đã chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác tư vấn quản lý vận hành dự án Văn Lang Empire T&T Golf Club - sân golf đẳng cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế “World Class".

Đất nền phía Nam “bất động” chờ hồ sơ thuế Hà Nội: Nhà đất trong ngõ nhỏ vượt mốc 150 triệu đồng/m2, tương đương với giá biệt thự ven đô

Từ 20/9, những trường hợp nào sẽ được “thưởng” khi Nhà nước tiến hành thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội?

Từ 20/9/2024, thành phố Hà Nội sẽ áp dụng quy định mới về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn. Trong đó xuất hiện những điểm mới là cơ chế thưởng bằng tiền đối với trường hợp bàn giao mặt bằng đúng tiến độ.

Đánh thuế bất động sản bỏ hoang luỹ tiến theo năm? Bộ Xây dựng yêu cầu tăng cường quản lý, kiểm soát việc tăng giá bất động sản

Hà Nội: Nhà đất trong ngõ nhỏ vượt mốc 150 triệu đồng/m2, tương đương với giá biệt thự ven đô

“Nhà trong ngõ có tầm giá 3-4 tỷ đồng đang dần biến mất khi mức giá đất trung bình đã trên 100 triệu đồng/m2 khu vực ven vành đai 3 và 150 triệu đồng/m2 ở các quận nội thành”, ông Trần Đức Khang - Giám đốc kinh doanh Vùng 2 OneHousing chi biết.

Nguồn thu từ nhà đất tăng mạnh, đem về cho ngân sách 90.600 tỷ đồng Nhà đất “không sổ” được phép giao dịch như thế nào từ 1/8?

Đất nền phía Nam “bất động” chờ hồ sơ thuế

Các hồ sơ giao dịch, chuyển nhượng đất đai từ 1/8/2024 đến nay tại Tp.HCM vẫn đang bị “treo” để chờ Thông tư, hướng dẫn bảng giá đất mới, chưa thể giải quyết ở khâu tính thuế.

Bất ngờ với giao dịch bất động sản trong quý 2/2024: Đất nền tăng, chung cư giảm Cả nước tồn kho khoảng 17.105 BĐS chung cư, nhà ở riêng lẻ và đất nền

Đề xuất hướng giải quyết 8.800 hồ sơ nhà đất bị tắc: Nhận hồ sơ thời điểm nào thì áp dụng quy định pháp luật tại thời điểm đó

Thông tin được đưa ra sau cuộc họp giữa lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND TP. Hồ Chí Minh, đại diện Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, các bộ, ngành liên quan, Sở Tài nguyên Môi trường và Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí (HoREA) về dự thảo bảng giá đất mới diễn ra ngày hôm qua.

Doanh nghiệp ở Hà Nội đăng ký xây khu nhà ở xã hội gần 400 tỷ ở Thái Nguyên Hé lộ 5 công viên đẳng cấp tại Đô thị thời đại Sun Urban City Hà Nam

Hé lộ 5 công viên đẳng cấp tại Đô thị thời đại Sun Urban City Hà Nam

Với mật độ xây dựng chỉ 18% trên tổng diện tích 420ha, Đô thị thời đại Sun Urban City được chủ đầu tư kiến tạo tới 5 đại công viên mang phong cách và công năng khác nhau, đáp ứng đa dạng nhu cầu của cư dân tương lai, mang đến môi trường sống xanh và không

Sun Group ra mắt Sunrise Park Villa tại Bãi Sao, Phú Quốc Vì sao bất động sản Sun Property tạo giá trị bền vững?

Một dự án khu du lịch sinh thái ở Thanh Hóa được phê duyệt nâng vốn lên hơn 11.000 tỷ đồng

Tổng mức đầu tư của dự án là 11.096 tỷ đồng; trong đó: vốn tự có 2.219 tỷ đồng (chiếm 20%); vốn vay và huy động hợp pháp khác 8.877 tỷ đồng (chiếm 80%).

Lời giải nào cho vấn nạn bỏ cọc đấu giá đất tại Hà Nội? Sống nghỉ dưỡng tại biệt thự khoáng nóng cách nhà thờ Đức Bà 18km

Mưa bão lớn, phép thử cho chất lượng chung cư

Chung cư Hà Nội vừa trải qua những thời khắc oằn mình trong bão Yagi. Mưa to, gió lớn của cơn bão mạnh nhất trong vòng 30 năm qua đã kiểm chứng chất lượng xây dựng, khả năng quản lý của hệ thống chung cư tại Hà Nội.

Cả nước tồn kho khoảng 17.105 BĐS chung cư, nhà ở riêng lẻ và đất nền Thêm hàng nghìn căn hộ chung cư ở Đà Nẵng được phê duyệt đủ điều kiện mở bán