Mỹ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ tốt cho doanh nghiệp cả 2 nước

Theo lời yêu cầu chính thức từ chính phủ Việt Nam, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã mở cuộc điều tra để cân nhắc đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nền kinh tế phi thị trường. Dự kiến quyết định sẽ được công bố vào cuối tháng 7/2024.

Mỹ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ tốt cho doanh nghiệp cả 2 nước
Ảnh minh họa

Sau khi trao Quy chế Quan hệ thương mại bình thường cho Việt Nam vào năm 2001, Mỹ đã xếp Việt Nam là “nền kinh tế phi thị trường”. Điều này đã đặt Việt Nam vào thế bất lợi trong các vụ kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp.

Để giành lại sức cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu, Việt Nam đã nỗ lực để được Mỹ công nhận là nền kinh tế thị trường. Trước thềm chuyến thăm của Tổng thống Joe Biden đến Việt Nam vào tháng 9/2023, Việt Nam đã chính thức yêu cầu Mỹ dỡ bỏ việc bị coi là nền kinh tế phi thị trường. Một tháng sau chuyến thăm, DOC đã nhất trí mở cuộc điều tra về việc đưa Việt Nam khỏi danh sách này, dự kiến sẽ công bố quyết định vào cuối tháng 7/2024.

Theo Thạc sĩ Phan Minh Hòa, Giảng viên Đại học RMIT, Mỹ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ nhất quán với việc tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai quốc gia. Mặt khác, đối với các doanh nghiệp Mỹ xuất khẩu sang Việt Nam, hay đang đầu tư sản xuất tại đây sẽ có lợi khi Việt Nam được công nhận là kinh tế thị trường như vậy sẽ tốt cho 2 nước.

“Mỹ cần tận dụng cơ hội để tiếp tục xây dựng mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam, nhất là trong bối cảnh các đối thủ cạnh tranh của Mỹ cũng đang tận dụng những FTA mà họ đã ký kết với Việt Nam”, bà Hòa nói.

Bà Hoà cũng chia sẻ, thời gian qua Việt Nam đã nỗ lực theo đuổi sáu tiêu chí kinh tế thị trường mà Mỹ đưa ra. Cụ thể:

Thứ nhất, mức độ chuyển đổi của đồng tiền. Bởi nâng cao tính chuyển đổi của đồng Việt Nam là mục tiêu đã được khẳng định trong Pháp lệnh Ngoại hối. Ngân hàng Nhà nước áp dụng chính sách tỷ giá thả nổi có quản lý, mở rộng biên độ từ 1% lên 3% năm 2015, và hiện tại là 5%.

Để tiền Việt Nam trở thành đồng tiền thực tế tự do chuyển đổi, nhà nước đã đẩy mạnh nỗ lực đảm bảo các cân đối vĩ mô, như kiểm soát lạm phát, xóa bỏ tình trạng đô la hóa nền kinh tế và tăng cường niềm tin của người dân với tiền Việt Nam. Đồng thời, nhà nước cũng tăng dự trữ ngoại tệ, hoàn thiện cơ chế quản lý ngoại hối và đổi mới chính sách tiền tệ tỷ giá.

Thứ hai, đàm phán tiền lương, tiền công giữa người lao động và người sử dụng lao động.

“Việt Nam đã có đầy đủ các bộ luật để bảo vệ quyền lợi của cả hai bên như Bộ luật Lao động, Bộ luật Hình sự, Luật phòng chống mua bán người. Cá nhân tôi tin rằng, việc xác định tiền lương đã thực sự thông qua thương lượng giữa người sử dụng lao động và người lao động, dù đây là một điểm mà phía phản đối ở Mỹ vẫn đang có những tranh cãi.

Việt Nam cũng tham gia Hiệp định CPTPP, theo đó, Việt Nam đồng ý trao cho các liên đoàn lao động độc lập vai trò lớn hơn. Việt Nam đã trúng cử Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025 và tiếp tục ứng cử trong nhiệm kỳ tới. Qua đó thể hiện nỗ lực bảo vệ quyền con người và quyền của người lao động”, bà Minh Hòa nhấn mạnh.

Quảng cáo

Thứ ba, mức độ đầu tư nước ngoài vào các hoạt động kinh tế. Thời gian qua có rất nhiều nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài và nhiều doanh nghiệp Mỹ đã và đang đầu tư tại Việt Nam. Khu vực FDI đóng góp trên 20% GDP, 50% giá trị sản xuất công nghiệp và 70% xuất khẩu của cả nước.

Thứ tư là việc Việt Nam nhấn mạnh kinh tế quốc doanh đóng vai trò chủ đạo là điểm mà phía phản đối hay sử dụng để lập luận Việt Nam là nền kinh tế phi thị trường.

Song, theo Luật sư Eric Emerson - Công ty luật Steptoe LLP đại diện cho Bộ Công Thương thì Việt Nam ít can thiệp vào các doanh nghiệp nhà nước hơn so với Ấn Độ, đồng thời cởi mở hơn với đầu tư nước ngoài so với Indonesia, Canada và Philippines – những nước đã được Mỹ coi là nền kinh tế thị trường.

“Cùng với đó, trợ cấp cho các doanh nghiệp nhà nước cũng đã được cắt giảm, và qua các kỳ Đại hội Đảng, vai trò của kinh tế tư nhân đã chính thức được khẳng định và nhấn mạnh. Văn kiện Đại hội Đảng đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp với tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP đạt 60-65%”, Thạc sĩ Phan Minh Hòa nhấn mạnh.

Mức độ kiểm soát của Chính phủ với một số nguồn lực và giá cả là vấn đề thứ năm của Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam đã từ bỏ kiểm soát giá cả.

Luật Giá 2023 đã loại trừ các mặt hàng như điện, muối, đường, chỉ giữ lại 09 mặt hàng thiết yếu cần bình ổn giá: Xăng, dầu diesel, khí dầu mỏ hóa lỏng, sữa công thức cho trẻ em, gạo, thức ăn gia súc, vaccine, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thiết yếu cho con người. Các biện pháp can thiệp cũng được quy định rõ chỉ sử dụng trong thời gian nhất định vì lý do khẩn cấp như thiên tai hay gián đoạn chuỗi cung ứng.

Cuối cùng là các yếu tố khác. Các yếu tố này tùy DOC quyết định và có thể bị ảnh hưởng bởi một số lý do khác.

Bà Hòa cho rằng, với những nỗ lực đã thực hiện và sự ghi nhận của những đối tác lớn, Việt Nam thực chất đã vận hành như một nền kinh tế thị trường.

Song, vẫn có ý kiến phản đối đến từ một số nghị sĩ ở Thượng viện và Hạ viện Mỹ, Liên minh Tôm miền Nam, Hiệp hội chế biến tôm Mỹ, Liên minh các nhà sản xuất và công nhân thép, …

Đối với Mỹ, trì hoãn hay chính thức công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, họ sẽ cân nhắc ý kiến từ cả hai chiều. Ở góc nhìn kinh tế học, chính phủ nên quyết định dựa trên lợi ích của toàn xã hội chứ không phải của một vài nhóm lợi ích.

“Sẽ luôn tồn tại những quan điểm khác nhau trong kinh tế, xuất phát từ lợi ích khác nhau của các bên. Sau hơn hai thập kỷ chịu bất lợi trong các vụ kiện chống bán phá giá, việc được Mỹ công nhận sẽ giải phóng những trở ngại cho xuất khẩu, đồng thời thúc đẩy các đối tác còn lại công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.

Thương mại tự do sẽ mang lợi ích lớn cho người tiêu dùng, như hạ giá sản phẩm, tăng thêm sự lựa chọn, thúc đẩy hợp tác cùng mở rộng thị trường, và có thể một vài nhóm ngành sản xuất nội địa sẽ không nhận được bảo hộ nữa”, bà Hòa nói.

Cùng chuyên mục Tiêu điểm

Các hãng hàng không tung 7 triệu vé phục vụ Tết Nguyên đán 2025: Giá vé thế nào?

Để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao, các hãng hàng không dự kiến cung ứng tổng cộng 6,9 triệu ghế trong dịp Tết nguyên đán 2025, tăng 4% so với năm 2024, trong đó 4,8 triệu ghế dành cho các đường bay nội địa.

Giá vé máy bay Tết Nguyên đán tăng Giá vé máy bay từ Mỹ sang châu Âu giảm xuống mức thấp kỷ lục

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump dọa áp thuế 100% với BRICS

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 30/11 cảnh báo sẽ áp thuế 100% đối với các quốc gia thuộc nhóm các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển (BRICS) và các quốc gia khác nếu làm suy yếu đồng USD.

Hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu sẽ bị áp thuế 60% nếu ông Trump tái đắc cử Ấn Độ áp thuế tối đa 30% với một số sản phẩm thép nhập khẩu từ Trung Quốc, Việt Nam

Quốc hội ra Nghị quyết về cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng

Quốc hội thống nhất cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, các loại khí, chất gây nghiện, gây tác hại cho sức khỏe con người từ ngày 01/01/2025.

Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) Quốc hội thông qua nhiều dự án Luật quan trọng

Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư hơn 67 tỷ USD làm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Chiều nay (ngày 30/11), Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết “Về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam”, tổng vốn dự kiến của dự án là 1,7 triệu tỷ đồng, tương đương 67 tỷ USD, hoàn thành năm 2035.

Chủ tịch FECON: "Nhà thầu nội đủ năng lực tham gia làm đường sắt tốc độ cao" Làm đường sắt tốc độ cao: Cần cái "bắt tay" của doanh nghiệp Việt trước cơ hội lớn

Quốc hội thông qua nhiều dự án Luật quan trọng

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều ngày 29/11, với đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội khóa XV đã thông qua nhiều dự án Luật quan trọng như: Luật Đầu tư công (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 luật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 luật.

Quốc hội ra Nghị quyết yêu đưa bất động sản về đúng giá trị nội tại Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)