Tổng giám đốc Sabeco: Kết quả kinh doanh quý I/2024 vượt kỳ vọng, kế hoạch 2024 dù cao vẫn sẽ đạt được

Lãnh đạo Sabeco cho biết, để đạt được kế hoạch doanh thu thuần 34.397 tỷ đồng và lãi sau thuế 4.580 tỷ đồng, công ty sẽ tập trung vào 3 yếu tố then chốt là tối ưu hoạt động thương mại, hiệu quả chuỗi cung ứng và ESG.

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của Sabeco diễn ra sáng 25/4
ĐHĐCĐ thường niên 2024 của Sabeco diễn ra sáng 25/4

Sáng ngày 25/4, Tổng CTCP Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, mã SAB) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 thông qua kế hoạch doanh thu thuần 34.397 tỷ đồng và lãi sau thuế 4.580 tỷ đồng, tăng lần lượt gần 13% và 8% so với năm 2023.

Theo đánh giá của ban lãnh đạo Sabeco, ngành bia Việt Nam vốn đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19 cũng như tác động từ một số cơ chế chính sách liên quan như Luật Phòng chống tác hại rượu bia, Nghị định 100 khiến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp chưa như kỳ vọng.

Ngoài ra, việc người dân thắt chặt chi tiêu với việc thị hiếu và yêu cầu của người tiêu dùng ngày càng khắt khe hơn đối với thiết kế bao bì, chất lượng,.. cũng là một áp lực đối với các doanh nghiệp, đòi hỏi các doanh nghiệp phải chi mạnh trong các chiến dịch quảng cáo và khuyến mãi để tăng sức cạnh tranh và đẩy mạnh tiêu thụ.

Ban lãnh đạo Sabeco cho rằng Nghị định 100 sẽ tiếp tục là một rào cản lớn kìm hãm sự phục hồi của ngành bia trong năm nay, chưa kể đến các yếu tố như chi phí sản xuất kinh doanh như bao bì, nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển vẫn ở mức cao, biến động bất thường và dự kiến tiếp tục tăng mạnh, ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành.

Khi những điều luật và chính sách nêu trên vẫn còn những tác động đáng kể đến ngành bia thì thông tin Bộ Tài chính đã đề xuất điều chỉnh mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với một số mặt hàng có hại cho sức khỏe, trong đó có rượu, bia trong dự thảo mới nhất về Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ tiếp tục là một sức ép không nhỏ đến các doanh nghiệp trong ngành.

Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) nhận định rằng tăng thuế sẽ làm tăng gánh nặng tài chính đối với doanh nghiệp, vì vậy, doanh nghiệp cần phải có đủ thời gian để chuẩn bị và lên kế hoạch sản xuất kinh doanh.

Trong bối cảnh còn nhiều thách thức, ban lãnh đạo Sabeco vẫn kỳ vọng năm 2024 tiếp tục mang đến các cơ hội "vàng" cho ngành bia Việt Nam như cơ cấu dân số vàng, thu nhập tăng nhanh, tiềm năng lớn của phân khúc "bia không cồn" và tiềm năng về thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, theo Sabeco sự cạnh tranh giữa các công ty sản xuất bia nhằm giành thị phần cao hơn sẽ tiếp tục diễn ra gay gắt.

sab3-6117-7501-1608.png

Tại đại hội, ông Tan Teck Chuan Lester, Tổng Giám đốc Sabeco cho biết, trong năm 2023, tình hình tiêu thụ bia tại cả Việt Nam đã giảm mạnh, đặc biệt trong những tháng cuối năm. Việc thực thi Nghị định 100 cũng đang rất nghiêm ngặt, dẫn đến việc khách hàng cảm thấy ngần ngại hơn. Đây là hai yếu tố chính ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả kinh doanh của Sabeco. Theo đó, năm 2023, Sabeco ghi nhận doanh thu thuần đạt 30.461 tỷ đồng và lãi sau thuế 4.255 tỷ đồng, lần lượt giảm 13% và 23% so với nền cao kỷ lục năm 2022.

"Thông thường việc kinh doanh sẽ có những lúc khó khăn. Sẽ có những cơn mưa rào, giông bão chờ đợi phía trước. Chúng ta không thể đợi mưa ngừng, gió lặng, mà phải có hành động ứng phó. Phải học cách khiêu vũ ngay trong cơn mưa", ông Tan chia sẻ.

Kết quả kinh doanh quý I/2024 vượt kỳ vọng

Tổng Giám đốc Sabeco thông tin, dù khó khăn vẫn hiện hữu trong năm 2024 nhưng ước tính kết quả kinh doanh quý I/2024 cho thấy thành quả cao hơn so với cùng kỳ và cũng vượt kỳ vọng của công ty. Với kết quả này, ông tin tưởng kế hoạch kinh doanh năm 2024 dù cao hơn, nhưng Sabeco vẫn sẽ có khả năng đạt được. Công ty sẽ tập trung vào 3 yếu tố then chốt là tối ưu hoạt động thương mại, hiệu quả chuỗi cung ứng và các sáng kiến ESG (môi trường - xã hội - quản trị).

Quảng cáo

Nói về động lực tăng trưởng chính trong quý I, Tổng Giám đốc Sabeco cho hay chủ yếu là nhờ việc tối ưu hoạt động thương mại. Hiện tại, đội ngũ bán hàng của Sabeco đã làm rất tốt việc này, phối hợp đồng bộ, có kế hoạch làm việc chặt chẽ và xuyên suốt từ hệ thống nhà phân phối cấp 1, đến các cửa hàng tiện lợi và đội ngũ bán hàng bên dưới.

"Trong môi trường cạnh tranh này, các đối thủ của chúng tôi sẽ làm tương tự. Vấn đề là ai làm tốt hơn, ai nhanh hơn", ông Tan nói.

Ngoài ra, theo lãnh đạo Sabeco, để nâng cao hiệu quả, công ty cũng luôn tìm cách cắt giảm, sử dụng chi phí hiệu quả nhằm mục tiêu nâng cao biên lợi nhuận luôn. Đây cũng là mục tiêu chính của công ty trong năm nay.

dhp-9781-456-992.jpg
Ông Tan Teck Chuan Lester, Tổng Giám đốc Sabeco trả lời cổ đông

Nói thêm về khả năng cải thiện biên lợi nhuận, ông Koo Liang Kwee Alan, Phó Tổng Giám đốc Sabeco cho biết, các hợp đồng mua nguyên liệu đều đã được ký mua từ năm trước và sẽ được sử dụng trong năm nay. Hiện giá nguyên vật liệu năm 2024 khá tốt và công ty sẽ sử dụng và hưởng lợi trong năm 2025.

Dù chi phí hàng bán có thể tăng lên, lãnh đạo Sabeco khẳng định vẫn sẽ có phương án kiểm soát biên lợi nhuận và có những giải pháp đảm bảo hiệu quả, chẳng hạn như tiết giảm sử dụng nguyên vật liệu, hoặc có chính sách bán hàng tốt hơn. Ngoài ra, nếu cần thiết, công ty có thể tăng giá một số sản phẩm.

Kỳ vọng gia tăng đóng góp từ kênh thương mại điện tử

Còn về việc cạnh tranh thị phần, ông Tan chia sẻ với các công ty FMCG, vấn đề không phải chính xác là thị phần bao nhiêu mà là vị trí thị phần. Thương hiệu bia Sài Gòn đang là số 1 tại Việt Nam. Mục tiêu kế tiếp là đưa Sabeco lên vị trí số 1 và duy trì nó. Đây cũng là nhiệm vụ đặt ra trong năm 2024.

Tổng Giám đốc Sabeco cho biết thêm, để gia tăng và chiếm lĩnh thị phần, công ty sẽ tập trung vào 3 khía cạnh: Tối ưu bán hàng, hiệu quả cung ứng, và các hoạt động trách nhiệm với xã hội môi trường (ESG). Việc tập trung này đã mang lại kết quả tích cực cho công ty trong quý I.

Về kênh tiêu thụ, Sabeco hiện có hai kênh chính, hiện đại và truyền thống. Với kênh tiêu thụ hiện đại, đó là siêu thị, cửa hàng tiện lợi, Sabeco đã thành lập mảng chuyên tập trung vào kênh này. Đây cũng là một trong những mảng có hiệu suất hoạt động tốt nhất của Sabeco.

Tuy nhiên, một phần lớn thị trường tiêu thụ của công ty đang đến từ kênh truyền thống, nhất là các tiệm tạp hoá. Tuy là các cửa hàng đơn lẻ, nhưng lại có số lượng lớn tại Việt Nam nên nếu khai thác được kênh này thì gộp lại lượng tiêu thụ sẽ rất khủng. Với kênh truyền thống, Sabeco sẽ làm việc trực tiếp với chuỗi cung ứng, trực tiếp với các nhà phân phối cấp 1, đảm bảo phát triển về khả năng bán hàng và năng lực bán hàng, tạo liên kết xuyên suốt giữa chuỗi cung ứng và xuống tận kênh tiêu thụ tạp hoá, cửa hàng.

Với kênh mới là thương mại điện tử, ông Tan cho rằng Sabeco tham gia kênh này khá trễ, chỉ từ tháng 10/2023 song đến cuối tháng 11 và tháng 12 đã đạt được những kết quả rất khả quan. Đây là một thị trường rất tiềm năng với Sabeco và có thể là mảng đóng góp lớn cho công ty trong thời gian tới.

Tại đại hội, cổ đông của Sabeco đã thông qua kế hoạch chia trả cổ tức năm 2023 bằng tiền mặt với tỷ lệ 35% (3.500 đồng/cổ phiếu), tương ứng với số tiền dự chi 4.489 tỷ đồng. Trong đó, Sabeco đã tạm ứng cổ tức đợt 1 với tỷ lệ 15%. Do đó, doanh nghiệp dự kiến trả cổ tức đợt 2 tỷ lệ 20% (2.000 đồng/cổ phiếu) vào ngày 31/7 năm nay. Ngày chốt danh sách cổ đông là 8/7.

Năm 2024, công ty cũng chốt phương án chia cổ tức với tỷ lệ 35% bằng tiền mặt (3.500 đồng/cổ phiếu).

Theo Tại chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Hà Nội sắp có hàng nghìn căn nhà ở xã hội mới mở bán, người mua nhà cần chuẩn bị gì?

Với hàng nghìn căn hộ từ các dự án nhà ở xã hội tại Hà Nội sắp được mở bán giữa lúc giá chung cư neo cao, cuộc đua để giành suất mua nhà ở xã hội dự kiến sẽ "nóng" lên trong thời gian tới.

Nóng câu chuyện giá nhà ở xã hội tại Hà Nội Hà Nội giao 24.000 m2 đất cho Handico và Viglacera xây nhà ở xã hội

Hà Nội thúc tiến độ phê duyệt, khởi công các dự án nhà ở xã hội

Lãnh đạo Hà Nội yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương phê duyệt, khởi công xây dựng các dự án nhà ở xã hội, đôn đốc các chủ đầu tư hoàn thành các dự án nhà ở xã hội; hoàn thành chỉ tiêu về nhà ở xã hội được giao trong năm 2025.

TPHCM: Sắp mở rộng tuyến đường Kinh Dương Vương lên 60m rộng 10-12 làn xe, nối Tp.HCM với Long An Xây dựng lại Khu tập thể Kim Liên: Tăng tầng cao, giữ nguyên dân số

Hà Nội giao 2,6 ha đất cho huyện Thạch Thất bán đấu giá

Trong tổng diện tích 26.214m2 đất, có 10.528 m2 đất ở, gồm: 8.512,5m2 đất ở liền kề tại ô đất có ký hiệu LK-12, LK-13, LK-14, LK-15 và 2.016m2 đất xây dựng nhà ở xã hội tại ô đất NOXH.

TPHCM: Sắp mở rộng tuyến đường Kinh Dương Vương lên 60m rộng 10-12 làn xe, nối Tp.HCM với Long An Xây dựng lại Khu tập thể Kim Liên: Tăng tầng cao, giữ nguyên dân số

Lĩnh vực bất động sản được ngân hàng bơm thêm gần 600.000 tỷ đồng

Theo dữ liệu của Ngân hàng Nhà nước, dư nợ tín dụng bất động sản đã tăng thêm khoảng 590.000 tỷ đồng chỉ trong vòng hơn 1 năm, tương đương với mức tăng trưởng khoảng 20%.

Bất động sản An Gia dừng triển khai việc chào bán gần 41 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu Từng “dính” kết luận thanh tra, 4 dự án bất động sản tại Tp.HCM được gỡ vướng

Hà Nội điều chỉnh quy hoạch Khu đô thị Tây Hồ Tây

Ngày 20/02, UBND Thành phố ban hành Quyết định số 835/QĐ-UBND về việc Phê duyệt đồ án Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết khu vực trung tâm Khu đô thị Tây Hồ Tây, tỷ lệ 1/500 tại lô đất B2-CC2 (phần tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan và khu vực xây dựng công trình ngầm).

Tranh chấp tại Goldmark City: Cắt nước khu TTTM kéo dài cả tháng, Hà Nội yêu cầu công an vào cuộc Chủ tịch Hà Nội yêu cầu khởi công Khu công nghệ cao sinh học rộng 203 ha trước 2/9

Tranh chấp tại Goldmark City: Cắt nước khu TTTM kéo dài cả tháng, Hà Nội yêu cầu công an vào cuộc

Là một trong những khu chung cư cao cấp với 9 tòa tháp cao 40 tầng tại quận Bắc Từ Liêm nhưng khu đô thị Goldmark City lại là điểm nóng về tranh chấp kéo dài. Hậu quả khu trung tâm thương mại ở khu R bị cắt nước kéo dài hơn 1 tháng trời.

WTO "mắc kẹt" giữa tranh chấp thương mại TP. Hà Nội yêu cầu xử lý triệt để tranh chấp tại Goldmark City

Hà Nội: Hàng chục nghìn căn hộ sắp đổ bộ ra thị trường tưởng sẽ làm hạ cơn sốt chung cư nhưng thực tế nhà giàu cũng "khóc" khi nhìn mức giá

Hàng chục nghìn căn hộ sẽ đổ bộ thị trường Hà Nội trong năm 2025 nhưng phần lớn nguồn cung tập trung ở phân khúc căn hộ cao cấp, hạng sang dẫn tới giá chung cư khó giảm trong năm 2025.

Sau 10 năm, từ 2014-2024, giá chung cư Hà Nội tăng hơn 3 lần Sau chung cư, mặt bằng giá Nhà ở xã hội cũng nóng lên

Đắk Lắk giao gần 40.000 m2 “đất vàng” cho Ecopark để xây Tổ hợp trung tâm thương mại và nhà ở

UBND tỉnh Đắk Lắk mới đây đã ban hành Quyết định số 278/QĐ-UBND về việc giao cho Công ty Cổ phần Đầu tư Ecopark Hải Dương 39.405 m2 đất tại phường Tân Thành, thành phố Buôn Ma Thuột để thực hiện dự án Tổ hợp Trung tâm thương mại - Khách sạn - Nhà ở.

Công ty thành viên của TTC Group muốn gom thêm 3 triệu cổ phiếu SCR VIS Rating: Tỷ lệ hình thành nợ xấu đã chậm lại ở các ngân hàng lớn