Masan báo lãi quý II/2024 tăng gấp đôi cùng kỳ, tỷ lệ nợ ròng trên EBITDA đạt mục tiêu dưới 3,5 lần

Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu của Masan đạt 38.989 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 1.424 tỷ đồng, lần lượt tăng 4% và 64% so với cùng kỳ năm 2023.

Masan báo lãi quý II/2024 tăng gấp đôi cùng kỳ, tỷ lệ nợ ròng trên EBITDA đạt mục tiêu dưới 3,5 lần

Công ty CP Tập đoàn Masan (mã MSN) vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2024 với lợi nhuận sau thuế đạt 946 tỷ đồng, tăng 120% so với cùng kỳ và cũng là mức cao nhất trong vòng 2 năm qua. Trong đó, lợi nhuận sau thuế sau phân bổ cổ đông thiểu số là 503 tỷ đồng tăng 378,6% so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn cả mức 419 tỷ đồng của cả năm 2023.

Theo Masan, kết quả lợi nhuận khả quan này nhờ cải thiện các mảng kinh doanh tiêu dùng bán lẻ, sự phục hồi của các hoạt động không cốt lõi và chi phí tài chính ròng giảm 138 tỷ đồng.

Trong quý II/2024, doanh thu thuần của Masan đạt 20.134 tỷ đồng, tăng 8,2% so với mức 18.609 tỷ đồng của cùng kỳ năm ngoái, với kết quả kinh doanh khả quan ở tất cả các mảng kinh doanh tiêu dùng bán lẻ cốt lõi.

Trong đó, Masan Consumer Corporation (MSC) đạt doanh thu 7.387 tỷ đồng trong quý II/2024, tăng trưởng 14% so với cùng kỳ. Mức tăng trưởng này được đóng góp bởi ngành hàng thực phẩm tiện lợi, đồ uống và cà phê với mức tăng lần lượt là 20,7%, 17,6% và 16% so với cùng kỳ. MSC tiếp tục duy trì biên lợi nhuận gộp ở mức cao là 46,3% nhờ vào các thương hiệu mạnh, tăng tốc chiến lược cao cấp hóa giúp có mức giá bán cao trong bối cảnh chi phí nguyên vật liệu thô thấp hơn ở ngành hàng thực phẩm tiện lợi.

WinCommerce (WCM) cũng ghi nhận doanh thu tăng trưởng 9,2% so với cùng kỳ, đạt 7.844 tỷ đồng trên toàn mạng lưới nhờ nâng cấp, cải tiến cửa hàng WiN (hướng đến người tiêu dùng ở khu vực thành thị) và WinMart+ Rural (phục vụ người tiêu dùng ở khu vực ở nông thôn). Đáng chú ý, lần đầu sau gần 10 năm hoạt động WCM đã bắt đầu ghi nhận lợi nhuận sau thuế dương trong tháng 6/2024. Đây là khởi đầu cho lộ trình gặt hái lợi nhuận bền vững trong thời gian tới của chuỗi này.

Tính đến tháng 6/2024, WCM đang vận hành 3.673 điểm bán, mở 40 cửa hàng mới kể từ tháng 12 năm 2023. WCM dự kiến sẽ đẩy nhanh tốc độ mở cửa hàng trong nửa cuối năm 2024. Trong quý II/2024, WCM ghi nhận 172 tỷ đồng EBITDA, tăng 11,1% so với cùng kỳ. Nếu loại trừ lợi nhuận một lần từ việc thí điểm phân phối sản phẩm tài chính trong năm 2023, EBITDA tăng 33% so với cùng kỳ năm trước.

Với Masan MEATLife (MML) quý II/2024 EBIT tăng 105 tỷ đồng so với cùng kỳ. Đây là quý thứ hai liên tiếp MML đạt EBIT dương. Đóng góp tích cực vào kết quả này là doanh thu từ mảng thịt chế biến tăng lên nhờ những thuận lợi như thịt gà, thịt lợn tăng giá và chi phí thức ăn chăn nuôi giảm.

Quảng cáo

Trong quý II/2024, thương hiệu Phúc Long Heritage (PLH) ghi nhận doanh thu tăng 5,3% so với cùng kỳ năm ngoái lên 391 tỷ đồng, nhờ đóng góp từ 15 cửa hàng mở mới. PLH hiện có 163 cửa hàng trên toàn quốc.

Ngoài ra, Masan High-Tech Materials (MHT) cũng ghi nhận EBIT cải thiện 193 tỷ đồng nhờ giá APT và đồng tăng. Masan cho biết, thương vụ bán H.C. Starck Holding GmbH cho Mitsubishi Materials Corporation với giá 134,5 triệu USD dự kiến sẽ hoàn tất trước cuối năm 2024. Theo đó, MHT dự kiến sẽ ghi nhận khoản lãi một lần khoảng 40 triệu USD trong nửa cuối năm 2024 và được hưởng lợi từ lợi nhuận sau thuế tăng 20-30 triệu USD trong dài hạn. Số tiền thu được từ giao dịch sẽ được dùng để giảm nợ của MHT. Việc thoái vốn HCS giúp MHT được giải tỏa khỏi nghĩa vụ nợ lương hưu khoảng 190 triệu USD của HCS tính đến quý II/2024.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu của Masan đạt 38.989 tỷ đồng, tăng nhẹ 4% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế tăng mạnh 64% lên 1.424 tỷ đồng, trong đó, lợi nhuận sau thuế sau phân bổ cổ đông thiểu số là 607 tỷ đồng, tăng 90% so với cùng kỳ.

Năm 2024, tập đoàn của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang đặt kế hoạch doanh thu khoảng 84.000 - 90.000 tỷ đồng (tăng tương ứng 7-15% so với năm ngoái) và lợi nhuận sau thuế dự kiến từ 2.250 - 4.020 tỷ đồng (tăng trưởng 15-106%). Như vậy, ước tính theo kịch bản doanh thu 84.000 tỷ đồng và lợi nhuận 2.250 tỷ đồng, Masan đã thực hiện được hơn 46% kế hoạch doanh thu và 63% mục tiêu lợi nhuận sau nửa năm.

Tại thời điểm ngày 30/6/2024, tổng tài sản Masan ở mức 157.466 tỷ đồng, tăng hơn 10.000 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, lượng tiền và tương đương tiền tăng lên 21.977 tỷ đồng trong quý II/2024, so với 16.919 tỷ đồng vào quý IV/2023 do dòng tiền tự do và dòng tiền đến từ các hoạt động tài chính của doanh nghiệp được cải thiện.

Tổng nợ phải trả cũng tăng hơn 2.100 tỷ đồng lên 111.260 tỷ đồng. Tuy nhiên, tổng nợ vay, trái phiếu phát hành và nợ thuê tài chính của công ty lại giảm hơn 1.700 tỷ đồng so với đầu năm về khoảng 67.871 tỷ đồng, trong đó 38.520 tỷ đồng, tương đương gần 57% là nợ dài hạn (các khoản có thời gian đáo hạn trên 12 tháng kể từ ngày lập báo cáo).

Nhờ cải thiện lợi nhuận, nợ ròng trên EBITDA 12 tháng gần nhất của công ty giảm xuống khoảng 3,3 lần, so với mức 3,9 lần của quý IV/2023. Với kết quả này, công ty đã đạt được mục tiêu tỷ lệ nợ ròng trên EBITDA dưới 3,5 lần đặt ra trước đó. Dòng tiền tự do 12 tháng gần nhất tăng lên 7.429 tỷ đồng trong quý II/2024, tăng 71% so với cùng kỳ năm trước.

Phản ứng với kết quả kinh doanh tích cực của Masan trong quý II/2024, cổ phiếu MSN trong phiên ngày 26/7 cũng ghi nhận mức tăng 4,23% lên 74.000 đồng/cổ phiếu với thanh khoản hơn 7,2 triệu đơn vị. Với thị giá này, vốn hóa thị trường của Masan đang ở mức 106.438 tỷ đồng.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Sau thay Tổng Giám đốc, Chủ tịch Thuduc House đăng ký bán gần hết cổ phiếu sở hữu

Chủ tịch HĐQT Thuduc House đăng ký bán gần 20,7 triệu cổ phiếu TDH, tương ứng với 18,4% vốn trong bối cảnh doanh nghiệp vừa thay Tổng giám đốc, cổ phiếu thì đang ở vùng đáy lịch sử.

Tân Tạo và Thuduc House bị dừng làm thủ tục hải quan do nợ thuế Cổ phiếu HAGL, Thuduc House, An Phát Holdings tiếp tục bị HoSE giữ nguyên diện cảnh báo

SHB cung cấp các giải pháp số đồng hành cùng doanh nghiệp

Đẩy mạnh chuyển đổi số, liên tục cập nhật những tính năng mới đáp ứng nhu cầu thực tế, nâng cao khả năng quản trị của khách hàng doanh nghiệp, nền tảng ngân hàng số SHB Corporate Mobile và SHB Coporate Online đang là lựa chọn của hàng chục nghìn doanh nghiệp trong quản trị tài chính, dòng tiền, giúp tối ưu hóa lợi nhuận và hiệu suất kinh doanh.

SHB lên kế hoạch trả cổ tức tỷ lệ 11% để tăng vốn điều lệ SHB công bố danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên Krungsri muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance

Những doanh nghiệp có "cửa sáng" hưởng lợi theo dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Với chủ trương ưu tiên nội địa hóa, nhiều doanh nghiệp sắt thép, vật liệu xây dựng, nhà thầu thi công,... được kỳ vọng có cơ hội tham gia sâu vào dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và không để vụt mất cơ hội ngay trên sân nhà.

Chủ tịch FECON: "Nhà thầu nội đủ năng lực tham gia làm đường sắt tốc độ cao" Hòa Phát đang chuẩn bị nhân lực và thép chất lượng cao để tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Cổ phiếu tăng 62% từ đầu năm, doanh nghiệp bất động sản dừng kế hoạch chào bán cho cổ đông

Lý do để thay đổi phương án chào bán cổ phiếu phù hợp với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại, kế hoạch huy động và sử dụng vốn trong thời gian tới.

Pyn Elite Fund gia tăng tỷ trọng cổ phiếu ngân hàng Cổ phiếu FPT lập đỉnh, tăng lên hơn 144.000 đồng/cổ phiếu

Kinh doanh thụt lùi, vì sao giá cổ phiếu Viettel Post (VTP) vẫn tăng bất thường?

Từ đầu tháng 10/2024, giá cổ phiếu Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel (Mã CK: VTP) giao dịch ở ngưỡng 75 nghìn đồng/cp rồi bất ngờ tăng mạnh lên ngưỡng 130 nghìn đồng/cp mặc dù tình hình kinh doanh của doanh nghiệp này đang đi "giật lùi". Đây được coi là điều khá bất thường trên thị trường chứng khoán.

Phó Tổng giám đốc trẻ nhất của Viettel là ai? Cổ phiếu “họ Viettel” đồng loạt tăng mạnh