Masan Consumer chốt danh sách trả nốt cổ tức năm 2023 bằng tiền mặt tỷ lệ 55%

Với 717,5 triệu cổ phiếu đang lưu hành, Masan Consumer dự kiến chi khoảng 3.946 tỷ đồng để trả nốt cổ tức năm 2023.

masan.jpg

Công ty CP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer, mã chứng khoán MCH) thông báo ngày 3/7/2024 là ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản và chi trả cổ tức năm 2023 bằng tiền với tỷ lệ 55%. Việc trả cổ tức dự kiến thực hiện vào ngày 12/7/2024.

Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) 2024 vừa qua của Masan Consumer đã thông qua mức cổ tức năm 2023 với tỷ lệ kỷ lục 100% bằng tiền (10.000 đồng/cổ phiếu). Trước đó, tháng 7/2023, doanh nghiệp đã tạm ứng cổ tức tiền mặt tỷ lệ 45%.

Với 717,5 triệu cổ phiếu đang lưu hành, Masan Consumer dự kiến chi khoảng 3.946 tỷ đồng để trả cổ tức trong đợt này.

Với việc đang nắm giữ 671 triệu cổ phần, tương đương 93,8% vốn điều lệ của Masan Consumer, trong đợt này Công ty TNHH Masan Consumer Holdings - một công ty con của Masan Group - dự kiến sẽ nhận về gần 3.700 tỷ đồng cổ tức tiền mặt.

Cũng trong thông báo mới đây, Masan Consumer cho biết sẽ chốt ngày 3/7 là ngày đăng ký cuối cùng để lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về việc thông qua các vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ bao gồm nhưng không giới hạn việc tạm ứng cổ tức năm 2024 cùng các vấn đề khác.

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của công ty đã thông qua phương án chia cổ tức đặc biệt, sử dụng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của năm tài chính 2023 để tạm ứng cổ tức năm tài chính 2024. Theo ước tính của Chứng khoán Vietcap, nếu Masan Consumer chia toàn bộ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của năm tài chính 2023 dưới dạng tạm ứng cổ tức tiền mặt, thì cổ tức bổ sung mà các cổ đông của công ty sẽ nhận được khoảng 17.000 đồng/cổ phiếu.

image-bizlive-vn_mch1-8718.png
Diễn biến của cổ phiếu MCH từ đầu năm 2024 đến nay

Trên thị trường, chốt phiên ngày 24/6, bất chấp VN-Index giảm gần 28 điểm về 1.254 điểm, cổ phiếu MCH của Masan Consumer vẫn giữ được sắc xanh và kết phiên tại 220.300 đồng/cổ phiếu, tăng 153% kể từ đầu năm 2024 đến nay. Giá trị vốn hóa của Masan Consumer hiện đạt 157.852 tỷ đồng, là doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất trong nhóm doanh nghiệp ngành thực phẩm và đồ uống trên sàn chứng khoán Việt. Đồng thời, vốn hóa của Masan Consumer hiện cũng cao hơn gần 49% so với mức vốn hóa 106.007 tỷ đồng của tập đoàn mẹ Masan Group.

Quảng cáo

Theo đánh giá của SSI Research, Masan Consumer ghi nhận mức tăng trưởng vượt trội so với các công ty cùng ngành trong các năm qua (CAGR doanh thu thuần và lợi nhuận ròng của công ty lần lượt là 11,2% và 15,4% trong giai đoạn 2019-2023).

SSI Research cho rằng, kết quả trên là nhờ việc công ty liên tục đổi mới và nâng cấp sản phẩm, nhu cầu ổn định và mức tăng thị phần vững chắc. Trong giai đoạn 2017-2023, công ty đã tung ra hơn 30 sản phẩm mới mỗi năm. Doanh thu từ việc ra mắt sản phẩm mới thành công chiếm 4,4% tổng doanh thu năm 2023 (so với 3,5% trong năm 2022).

Gia vị và thực phẩm tiện lợi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu năm 2023 (chiếm 67%) và là động lực tăng trưởng chính của công ty. Trong năm 2023, doanh thu thuần và lợi nhuận ròng lần lượt đạt 28.200 tỷ đồng, tăng 4,7% so với cùng kỳ và 7.200 tỷ đồng (tăng 30% so với cùng kỳ). Kết quả lợi nhuận ròng này vượt xa dự báo của công ty, trái ngược với kỳ vọng về tiêu thụ giảm do thu nhập hộ gia đình thu hẹp và tâm lý yếu của người tiêu dùng.

Sang năm 2024, Masan Consumer đặt kế hoạch tăng trưởng doanh thu từ 12-20%, dựa trên kỳ vọng tiêu dùng phục hồi và hoạt động nghiên cứu và phát triển tích cực. Bên cạnh đó, Masan Consumer còn có lợi thế cạnh tranh nhờ một phần hệ sinh thái của WinCommerce để thâm nhập các kênh thương mại hiện đại. SSI Research cho rằng công ty đang có vị thế thuận lợi để củng cố thị phần ở tất cả các danh mục FMCG.

image-bizlive-vn_mch-6143.png
Tăng trưởng doanh thu của các nhóm sản phẩm và thị phần

Hiện công ty hàng tiêu dùng này đang sở hữu 5 “big brands” hàng tiêu dùng có mức doanh số khoảng 150-250 triệu USD với “độ phủ” lớn, đóng góp 80% vào doanh thu của công ty tại thị trường trong nước trong 7 năm qua. Với tốc độ tăng trưởng gấp 2,2 lần tốc độ thị trường chung từ năm 2017 đến năm 2023, hơn 98% hộ gia đình Việt Nam đang sở hữu ít nhất một sản phẩm của Masan Consumer.

Ngoài ra, Masan Consumer còn đặt mục tiêu mở rộng hơn nữa thị trường bằng cách tham gia vào thị trường tiêu dùng bên ngoài, cung cấp các sản phẩm cao cấp thay thế bữa ăn tại nhà (Home meal replacement) và thay thế bữa ăn tại nhà hàng (Restaurant meal replacement) cho người tiêu dùng.

Theo lãnh đạo Masan Group, quy mô thị trường hàng tiêu dùng FMCG mà Masan Consumer phục vụ đến 15 tỷ USD, nhưng công ty mới chỉ chiếm khoảng 8%. Thậm chí với quy mô thị trường FMCG Việt Nam khoảng 32 tỷ USD thì Masan Consumer cũng mới chiếm thị phần 3-4%. Do đó, Masan Consumer còn nhiều cơ hội để cạnh tranh với đơn vị khác, để người tiêu dùng lựa chọn.

Mục tiêu chiến lược của công ty này là sở hữu 6 thương hiệu tỷ đô, thực hiện chiến lược “Go Global” (mục tiêu đạt 10 - 20% doanh thu từ thị trường toàn cầu) và trở thành công ty hàng đầu Đông Nam Á về tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận nhờ mô hình FMCG mới.

Ngoài hoạt động kinh doanh, một trong những vấn đề nữa của Masan Consumer được nhiều nhà đầu tư quan tâm là lộ trình chuyển niêm yết sang HOSE của cổ phiếu MCH trong thời gian tới. Chia sẻ tại cuộc gặp gỡ nhà đầu tư hồi tháng 5/2024, ông Danny Le, Tổng Giám đốc Masan Group, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng quản trị Masan Consumer cho biết, với tốc độ tăng trưởng bình quân 15% mỗi năm trong vòng 6 - 7 năm qua của Masan Consumer, đã đến lúc phải xem xét thực hiện kế hoạch IPO tiềm năng.

“Hiện tôi có thể nói dựa trên ước tính của chúng tôi rằng, việc IPO Masan Consumer là top 2 vấn đề hàng đầu của Masan Consumer. Trên UPCoM, cổ phiếu MCH hiện đang giao dịch ở dưới giá trị nội tại. Do đó, tôi cho rằng, việc IPO Masan Consumer sẽ giúp nâng định giá của các cổ phiếu Masan”, ông Danny Le nói.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Bay thẳng từ Hà Nội đến Tây An, Thành Đô cùng Vietjet, tận hưởng Trung Quốc đắm say

Đón mùa du lịch hè sôi động, Vietjet chính thức mở bán đường bay mới từ thủ đô Hà Nội đến Thành Đô và Tây An của Trung Quốc, với chuyến bay đầu tiên cất cánh ngày 1/7/2025, giá vé hấp dẫn chỉ từ 0 đồng (*) tại www.vietjetair.com và ứng dụng Vietjet Air.

Cuộc đua tăng vốn của các “ông lớn” hàng không ACV, Vietnam Airlines, Vietjet Bay khắp thế giới, làm mới chất hè với ưu đãi vé hấp dẫn cùng Vietjet

Phó Tổng Giám đốc Phú Quý: “Thanh khoản bạc chưa bao giờ dễ dàng hơn bây giờ, kỳ vọng các doanh nghiệp lớn cùng tham gia”

Đầu tư vào thị trường bạc của Phú Quý không phải là một quyết định ngẫu nhiên. Sau 1 năm phát triển, gần như tất cả các nhà đầu tư bạc tại Việt Nam đều biết đến Bạc miếng - Bạc thỏi Phú Quý, tính thanh khoản của bạc Phú Quý hiện cao nhất thị trường.

Giá kim loại "anh em của vàng" tiến sát đỉnh 5 tháng khi nhu cầu tìm kiếm tài sản trú ẩn an toàn tăng vọt Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng bằng tổng 8 người giàu kế tiếp, ‘nắm tay’ vợ vào top 10 người giàu nhất, CEO Gelex xuất hiện sau nhiều năm vắng bóng

Cổ phiếu ngân hàng dẫn sóng phục hồi, các công ty chứng khoán chỉ ra cái tên sáng giá

Trong bối cảnh nhóm ngân hàng đang hút dòng tiền, cổ phiếu VPB nhanh chóng trở thành tâm điểm, được nhiều công ty chứng khoán, tổ chức đánh giá cao nhờ kết quả kinh doanh vượt trội, chiến lược phát triển tham vọng và mức định giá hấp dẫn.

Chuyên gia VPBankS: “Ngân hàng, công nghệ, tài nguyên, bán lẻ có triển vọng tốt ngay cả khi ảnh hưởng bởi thuế quan” VPBank chuẩn bị chi gần 4.000 tỷ đồng trả cổ tức ngay trong tháng 5

Vụ kẹo Kera: Hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên bị khởi tố, đã nhận tiền hoa hồng 7 tỷ đồng

Theo thông tin từ Bộ Công An, mở rộng điều tra vụ án sản xuất hàng giả là thực phẩm và lừa dối khách hàng liên quan CTCP Asia Life và Công ty cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt.

Bà Huỳnh Thị Kim Tuyến bị khởi tố, một lãnh đạo cấp cao trong hệ sinh thái Bamboo Capital liên tục thoái vốn Khởi tố Quang Linh Vlogs và Hằng "du mục"

Novaland (NVL) chuẩn bị xin ý kiến cổ đông về việc hoán đổi nợ cho cổ đông lớn

Novaland (NVL) dự kiến xin ý kiến cổ đông về việc phát hành thêm cổ phần để hoán đổi nợ theo yêu cầu bồi hoàn của cổ đông lớn. Công ty sẽ minh bạch trong phương án hoán đổi nợ, khẳng định luôn đảm bảo công bằng cho tất cả nhà đầu tư.

Cổ phiếu Novaland "bốc đầu" kịch trần lên cao nhất 8 tháng Trái chiều lợi nhuận quý I doanh nghiệp bất động sản: Vinhomes, Nam Long, Khang Điền tăng tốc, Novaland, Đất Xanh đi lùi

Hòa Phát đầu tư sản xuất ván sàn cao cấp, mục tiêu lọt top 3 doanh nghiệp lớn nhất sau 5 năm

Trong chiến lược dài hạn, Hòa Phát dự kiến dành 20% công suất ván sàn phục vụ mảng container, 80% hướng tới các sản phẩm ván chịu lực cao cấp phục vụ nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

Ống thép Hòa Phát không bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá trong vụ điều tra lẩn tránh Hòa Phát, Đức Giang, Vinamilk... sẽ chi thêm bao nhiêu sau khi giá điện điều chỉnh tăng 4,8%?