Lợi nhuận Công ty Vissai Ninh Bình của Chủ tịch Hoàng Mạnh Trường “bốc hơi” hơn 90%, nợ phải trả vượt 7.000 tỷ đồng

Lợi nhuận Công ty Vissai Ninh Bình của Chủ tịch Hoàng Mạnh Trường “bốc hơi” hơn 90%, nợ phải trả vượt 7.000 tỷ đồng

Công ty CP Vissai Ninh Bình (Vissai Ninh Bình) vừa công bố thông tin định kỳ về tình hình tài chính năm 2023 gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Theo đó, năm 2023, Vissai Ninh Bình của Chủ tịch Hoàng Mạnh Trường báo lãi sau thuế 80 tỷ đồng, “bốc hơi” hơn 90% so với năm trước (866 tỷ đồng).

Do đó, tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE) cũng giảm mạnh xuống mức 2%. Con số này ở năm 2022 là 19%.

Về sức khỏe tài chính, tính đến thời điểm cuối năm 2023, vốn chủ sở hữu của Vissai Ninh Bình là 4.718 tỷ đồng, tăng 3,4% so với hồi đầu năm. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu tăng lên mức 1,5 lần, tương ứng dư nợ phải trả của doanh nghiệp là hơn 7.077 tỷ đồng.

Đáng chú ý, Vissai Ninh Bình đã đưa dư nợ trái phiếu của doanh nghiệp về mức Zero trước thời điểm cuối năm 2023.

Như vậy, tính đến thời điểm cuối năm 2023, tổng nguồn vốn của Vissai Ninh Bình là gần 11.200 tỷ đồng.

Nợ phải trả của Vissai Ninh Bình tiếp tục "phình to". Nguồn: HNX

Có thể thấy con số lãi ròng 80 tỷ đồng đạt được trong năm tài chính 2023 là rất khiêm tốn so với nguồn vốn “khủng” của doanh nghiệp này.

Quảng cáo

Được biết, Vissai Ninh Bình tiền thân là Công ty TNHH Xi măng Vinakansai trực thuộc Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Thương mại Sản xuất Hoàng Phát, được thành lập năm 2004.

Năm 2009, công ty đổi tên thành Tập đoàn Xi măng Vissai với ngành kinh doanh chính là sản xuất xi măng và clinker. Năm 2017, công ty được đổi tên thành CTCP Vissai Ninh Bình.

Thời điểm tháng 5/2018, Vissai Ninh Bình có số vốn điều lệ 1.504 tỷ đồng, trong đó Chủ tịch HĐTV Hoàng Mạnh Trường nắm chi phối với 77,85%, bà Đỗ Thị Phượng sở hữu 22,14%.

Vissai Ninh Bình hiện đang sở hữu hàng loạt nhà máy sản xuất xi măng nghìn tỷ đồng gồm: Nhà máy sản xuất Xi măng The Vissai Ninh Bình (5.000 tỷ đồng), Nhà máy sản xuất Xi măng tại Hà Nam (2.000 tỷ đồng), Nhà máy sản xuất Xi măng Vissai 3 (3.000 tỷ đồng), Nhà máy sản xuất Xi măng tại Lạng Sơn (2.000 tỷ đồng), Nhà máy sản xuất Xi măng Sông Lam 2 (1.200 tỷ đồng), Nhà máy xi măng Sông Lam (12.500 tỷ đồng).

Bên cạnh lĩnh vực cốt lõi là xi măng, doanh nhân vùng đất cố đô còn mạnh tay đầu tư vào các lĩnh vực bất động sản, dệt may, kinh doanh khách sạn, thủy điện và cả vận tải.

Tiêu biểu như, khách sạn 5 sao The Vissai Hotel tổng mức đầu tư 650 tỷ đồng, khách sạn Vissai Saigon Hotel (600 tỷ đồng); Khu tổ hợp nghỉ dưỡng Kênh Gà – Vân Trình (30.000 tỷ đồng); Nhà máy dệt sợi Sài Gòn (300 tỷ đồng); Nhà máy Thủy điện Quảng Nam (1.000 tỷ đồng); Công ty Vận tải The Vissai (5.000 tỷ đồng), …

Theo công bố trên website của Vissai Ninh Bình, hiện doanh nghiệp có vốn điều lệ 6.289 tỷ đồng, tổng sản lượng đạt 18,6 triệu tấn xi măng/năm.

Ông Hoàng Mạnh Trường giữ chức Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc là ông Nguyễn Ngọc Oánh, người đại diện pháp luật doanh nghiệp là Giám đốc Hoàng Mạnh Tùng.

Duyên "mỏng" cùng bóng đá cố đô

Là một trong những doanh nhân nổi tiếng tại đất cố đô Ninh Bình, ngoài ra Chủ tịch Hoàng Mạnh Trường còn được biết đến là “ông bầu” của đội bóng The Vissai Ninh Bình (tiền thân là Vinakansai Ninh Bình) thi đấu tại giải V.League.

Sau nhiều năm đầu tư cho bóng đá cố đô, năm 2014 nhiều cầu thủ The Vissai Ninh Bình dính án bán độ, đội bóng này rút khỏi V.League với lý do mất hầu hết các cầu thủ trụ cột. Một năm sau, đội bóng chính thức giải thể, các đội trẻ U13, U15 và U19 được bàn giao lại cho địa phương.

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Vietnam Airlines và quy trình vệ sinh máy bay chuẩn 5 sao

Sau mỗi chuyến bay, đội ngũ nhân viên vệ sinh máy bay phải nhanh chóng hoàn thiện công việc dọn dẹp trong khoang để mang đến không gian sạch sẽ, nhằm nâng cao chất lượng phục vụ tốt nhất cho hành khách.

Vietnam Airlines báo lãi hơn 3.600 tỷ đồng trong quý I/2025 nhờ khách quốc tế và giá nhiên liệu Cuộc đua tăng vốn của các “ông lớn” hàng không ACV, Vietnam Airlines, Vietjet Vietnam Airlines được tăng vốn thêm 9.000 tỷ đồng, chuẩn bị mua 50 tàu bay mới

Bộ Công an bổ nhiệm Trung tá Lê Cảnh Duy làm Thành viên Hội đồng thành viên Mobifone

Ông Lê Cảnh Duy sinh năm 1981, hiện là Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Công nghệ - Viễn thông Toàn cầu (Gtel) - một doanh nghiệp thuộc Bộ Công an, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao.

Chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại MobiFone về Bộ Công an MobiFone chính thức cung cấp dịch vụ 5G

PV Gas đặt kế hoạch kinh doanh “đi lùi”, dự kiến phát hành thêm 70 triệu cổ phiếu thưởng

Năm 2025, PV Gas đặt mục tiêu đạt tổng doanh thu hợp nhất 74.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế dự kiến 5.300 tỷ đồng, lần lượt giảm 29% và 50% so với năm 2024. Kế hoạch này được xây dựng theo phương án giá dầu 70 USD/thùng.

Vốn hoá FPT đã vượt PV GAS, chỉ còn sau Vietcombank, BIDV, Hòa Phát PV Gas đạt doanh thu cao nhất lịch sử, mỗi ngày thu về khoảng 4 tỷ đồng lãi tiền gửi ngân hàng

Thuduc House (TDH) bị cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn do nợ thuế gần 89 tỷ đồng

Thuduc House (TDH) bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn do nợ thuế quá hạn gần 89 tỷ đồng.

Sau thay Tổng Giám đốc, Chủ tịch Thuduc House đăng ký bán gần hết cổ phiếu sở hữu Thuduc House bị cưỡng chế thuế gần 100 tỷ đồng

Chủ tịch Tasco lý giải việc "bắt tay" đối tác Trung Quốc, không chỉ phân phối, Tasco có thể sửa chữa, rửa xe

Theo Chủ tịch Tasco, chiến lược “tích hợp theo chiều dọc” của công ty là phát triển cả “thượng nguồn” lẫn “hạ nguồn”, không chỉ phân phối mà còn tiến tới làm những dịch vụ mà khách hàng sử dụng hàng ngày như sửa chữa, rửa xe...

Tasco thâu tóm doanh nghiệp nhập khẩu, phân phối Volvo duy nhất tại Việt Nam Tasco bắt tay Geely lập liên doanh làm dự án lắp ráp ô tô gần 170 triệu USD

Sân bay Long Thành và Cao tốc Bình Phước: Hai lần liên danh của Sơn Hải 'dậy sóng' khi trượt thầu vì không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật

Đại diện Tập đoàn Sơn Hải cho biết, họ "rất ngạc nhiên" với quyết định của chủ đầu tư, nhất là khi các nhà thầu tên tuổi khác như Cienco4, Vinaconex, Đèo Cả hay chính Sơn Hải đều bị loại với lý do "không đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật".

Gói thầu quan trọng nhất sân bay Long Thành có công nghệ gì? Lai lịch liên danh 5 công ty công nghệ thắng 2 ông lớn VNPT - Viettel tại gói thầu 2.000 tỷ đồng sân bay Long Thành

Một công ty con của Pan Group vay nợ ngân hàng tăng gấp 5,7 lần

Kết thúc năm tài chính 2024, Pan Farm- công ty con của Tập đoàn Pan ghi nhận tổng nợ phải trả hơn 5.883,5 tỷ đồng, trong đó nợ vay ngân hàng tăng đột biến lên 3.962 tỷ đồng, gấp 5,7 lần cùng kỳ năm 2023 dù đang có đến 15 chứng chỉ tiền gửi tại BIDV trị

Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) cần tập trung thu hồi nợ vay, xử lý nợ xấu kéo dài Hòa Phát nợ vay gần 90.000 tỷ, tiền mặt xuống thấp nhất 4 năm