“Xu hướng tiêu dùng xanh tạo ra áp lực lớn buộc doanh nghiệp phải nhanh chóng thay đổi và thích nghi”

Theo NielsenIQ Việt Nam, những doanh nghiệp đi đầu trong việc chuyển đổi sang mô hình kinh doanh xanh sẽ có cơ hội lớn để duy trì vị thế cạnh tranh trên thị trường.

Các diễn giả tham gia hội thảo “Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn” sáng 12/11

Những năm gần đây, chuyển đổi số và chuyển đổi xanh đóng vai trò là chất xúc tác quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của Việt Nam. Những sự chuyển đổi này không chỉ là xu hướng tất yếu, không thể đảo ngược, mà còn là chiến lược quan trọng cho sự phát triển bền vững nền kinh tế.

Để thực hiện mục tiêu chuyển đổi xanh, Việt Nam đang thực hiện nhiều chiến lược quan trọng như Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050. Vấn đề chuyển đổi xanh đã được tích cực lồng ghép và thúc đẩy triển khai thông qua các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án của quốc gia, ngành/lĩnh vực và địa phương.

Đồng thời, chuyển đổi xanh đang được thúc đẩy thông qua chuyển đổi số tạo nên chuyển đổi kép và mở ra cơ hội to lớn, tạo động lực mạnh mẽ cho Việt Nam, cũng như cộng đồng doanh nghiệp tiến hành chuyển đổi sang mô hình kinh doanh mang tính bền vững, song cũng tạo ra nhiều thách thức về thể chế, tài chính, công nghệ...

Ưu tiên đầu tư cho khoa học, công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực

Tại hội thảo với chủ đề “Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn” do Báo Đầu tư tổ chức sáng 12/11, nhìn nhận về xu hướng chuyển đổi kép, ông Lê Việt Anh, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên - Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh đã trở thành những ưu tiên hàng đầu của hầu hết các quốc gia trên thế giới để hướng tới phát triển bền vững trong dài hạn. Tuy nhiên, hai quá trình này hiện chủ yếu diễn ra một cách riêng lẻ, chưa có tính đồng bộ để tận dụng tối đa tiềm năng giúp tăng năng suất và hiệu quả cho doanh nghiệp và các hoạt động kinh tế của nền kinh tế nói chung.

Để thúc đẩy quá trình chuyển đổi kép, ông Lê Việt Anh khuyến nghị chuyển đổi số, chuyển đổi xanh cần có sự gắn kết chặt chẽ, hữu cơ với nhau, đều dựa trên một nền tảng quan trọng là khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đi cùng với nguồn nhân lực chất lượng cao. Do vậy, việc ưu tiên đầu tư cho khoa học, công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao chính là nền tảng tiên quyết để triển khai thực hiện thành công chuyển đổi kép xanh-số.

Bên cạnh đó, đích đến của chuyển đổi kép đều là vì con người, lấy con người là trung tâm. Cho nên, quá trình chuyển đổi này cần được thực hiện trên nguyên tắc đảm bảo công bằng, bình đẳng và cần có lộ trình giảm thiểu các tác động tới các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương như người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi trong quá trình này.

Ông Lê Việt Anh, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên - Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Đồng thời, đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng việc triển khai chuyển đổi kép cần có sự phối hợp chặt chẽ, toàn diện của tất cả các bên liên quan, trong đó, nhà nước đóng vai trò dẫn dắt, tạo lập khung khổ thể chế chính sách, hỗ trợ ban đầu và cộng đồng doanh nghiệp đóng vai trò tiên phong, cốt lõi trong quá trình này, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn.

Ngoài ra, để thực hiện chuyển đổi kép cũng cần nắm bắt kịp xu thế tiến bộ của thế giới, đặc biệt là các tiến bộ về khoa học, kỹ thuật, đổi mới sáng tạo thông qua hợp tác quốc tế, trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ thông tin. “Các doanh nghiệp, tập đoàn quốc tế lớn, doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cần phát huy vai trò dẫn dắt, hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong quá trình chuyển đổi kép”, ông Lê Việt Anh nhấn mạnh.

Cùng nêu quan điểm về vấn đề này, bà Đỗ Lê Thu Ngọc, Trưởng phòng Phát triển bao trùm, UNDP tại Việt Nam đánh giá câu chuyện chuyển đổi kép với những nỗ lực từ Chính phủ Việt Nam, cùng nhiều các tổ chức phát triển, hiện đã có những tác động tích cực nhất định tới cộng đồng các doanh nghiệp tại Việt Nam.

Tuy nhiên, đại diện UNDP nhận thấy tại Việt Nam các doanh nghiệp lớn thường sẽ có khả năng tiếp cận nhanh hơn và chuyển từ nhận thức thành hành động một cách rõ ràng hơn. Trong khi các công ty nhỏ và vừa thì đa phần mới ở nhận thức, chưa có nhiều sự thay đổi, hành động rõ rệt. Còn nhóm doanh nghiệp siêu nhỏ, hay khối kinh doanh như các hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể thì gần như chưa có nhận thức, hay có các hành động thay đổi hướng tới chuyển đổi kép.

“Trong bối cảnh Việt Nam có tới 98% doanh nghiệp thuộc nhóm nhỏ và vừa, 20% do phụ nữ làm chủ, để phát triển bền vững không thể chỉ có doanh nghiệp lớn tiên phong, mà cần đảm bảo doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp do nhóm yếu thế làm chủ không bị để lại phía sau”, bà Đỗ Lê Thu Ngọc nói.

Quảng cáo

Doanh nghiệp nỗ lực “xanh hóa” trong sản xuất

Ở góc độ đơn vị nghiên cứu thị trường, bà Lê Minh Trang, Phó Giám đốc bộ phận Nghiên cứu Bán lẻ Công ty TNHH NielsenIQ Việt Nam cho biết, xu hướng tiêu dùng xanh tại Việt Nam đang có những bước tiến đáng khích lệ khi người tiêu dùng dần quan tâm hơn đến sự bền vững trong tương lai. Điều này không chỉ phản ánh trong thói quen mua sắm mà còn thể hiện qua những ưu tiên và mối quan tâm dài hạn của người tiêu dùng đối với môi trường sống.

Theo đại diện NielsenIQ Việt Nam, các xu hướng tiêu dùng xanh cũng đang tạo ra một áp lực lớn buộc các doanh nghiệp phải nhanh chóng thay đổi và thích nghi. Từ việc tối ưu hóa quy trình sản xuất, quản lý chuỗi cung ứng, đến việc sử dụng công nghệ mới, các doanh nghiệp không chỉ phải tuân thủ các yêu cầu pháp lý mà còn phải đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao của người tiêu dùng về một tương lai bền vững.

Bà Lê Minh Trang, Phó Giám đốc bộ phận Nghiên cứu Bán lẻ Công ty TNHH NielsenIQ Việt Nam

“Trong bối cảnh xu hướng tiêu dùng xanh với các sản phẩm hữu cơ, tái chế, hay các dịch vụ thân thiện với môi trường đang lên ngôi, các doanh nghiệp đang dần nhận thức được để giữ chân người tiêu dùng, họ không chỉ cần cung cấp sản phẩm chất lượng mà còn phải chứng minh được sự cam kết trong việc bảo vệ môi trường”, bà Trang nói và dẫn chứng nhiều thương hiệu lớn đã bắt đầu chuyển đổi mô hình kinh doanh của mình theo hướng bền vững, từ việc sử dụng bao bì tái chế, đến cam kết giảm thiểu khí thải carbon và bảo vệ nguồn nước.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMB) lại đang đứng trước một loạt thách thức. Trong đó, thách thức lớn nhất là khó khăn trong việc tiếp cận công nghệ cần thiết để triển khai các giải pháp bền vững, dẫn đến việc không thể tận dụng lợi ích từ các đổi mới công nghệ. Thêm vào đó, chi phí sản xuất tăng cao cũng là một rào cản đáng kể.

Hơn nữa, thiếu minh bạch trong chuỗi cung ứng là một vấn đề nghiêm trọng. Các doanh nghiệp cần có khả năng quản lý chuỗi cung ứng một cách bền vững, tuy nhiên, điều này đòi hỏi sự minh bạch mà nhiều SMB chưa thể đáp ứng. Thiếu hụt tiêu chuẩn và sự thống nhất cũng làm giảm động lực cho SMB trong việc thực hiện các thay đổi cần thiết.

Mặc dù vậy, bà Trang cho rằng, SMB cũng đứng trước nhiều cơ hội trong quá trình chuyển đổi sang mô hình bền vững nếu biết nắm bắt xu hướng phát triển của công nghệ tiên tiến, sự chuyển dịch sang năng lượng tái tạo hay nhu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm bền vững để khẳng định vị thế và phát triển trong một thị trường ngày càng cạnh tranh.

Là một trong những doanh nghiệp đã đạt được những thành công bước đầu trong chuyển đổi xanh, ông Văng Viên Thông, Người sáng lập kiêm CEO của thương hiệu thời trang từ vật liệu tái chế REPEET chia sẻ, để bắt nhịp với xu hướng Net Zero mà Việt Nam đã cam kết tại COP26, công ty này đang nỗ lực hành động góp phần giảm phát thải carbon, giảm rác thải nhựa xả ra môi trường, và tối ưu việc tiêu thụ nước trong sản xuất dệt may.

Theo đó, thay vì sử dụng polyester có nguồn gốc từ dầu mỏ, REPEET sản xuất các sản phẩm thời trang bền vững từ sợi polyester tái chế có nguồn gốc tại Việt Nam. Thương hiệu đã xây dựng thành công chuỗi cung ứng từ khâu thu gom, phân loại, tái chế, sản xuất xơ, sợi, dệt vải đến các sản phẩm thời trang, góp phần giảm thiểu 57% phát thải carbon, và tiết kiệm 70% lượng nước tiêu thụ.

“Bằng cách sử dụng 10 tấn vải REPEET, chúng ta đã góp phần tái chế gần 1,45 triệu chai nhựa PET, giảm lượng khí thải carbon ra môi trường tương đương một chiếc ô tô chạy 57.000 km, đồng thời tiết kiệm 70.000 lít nước”, ông Thông nói và cho biết việc tái chế rác thải nhựa thành các sản phẩm may mặc bền vững cũng giúp REPEET không chỉ chinh phục thị trường nội địa mà còn mở rộng ra các thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ và châu Âu – nơi chất lượng sản phẩm và các tiêu chí bền vững, thân thiện môi trường luôn được đặt lên hàng đầu.

Trong khi đó, bà Trần Ngọc Ánh, Giám đốc Ngoại vụ cấp cao tại HEINEKEN Việt Nam cho hay, hướng đến Net Zero, HEINEKEN Việt Nam theo đuổi tham vọng đạt phát thải ròng bằng 0 trong sản xuất vào năm 2030, và phát thải ròng bằng 0 trên toàn bộ chuỗi giá trị vào năm 2040.

Đến năm 2023, nhờ thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng, công ty đã đạt 99% năng lượng tái tạo trong sản xuất, đồng thời duy trì việc không rác thải chôn lấp tại tất cả nhà máy từ năm 2021 nhờ thực hành và áp dụng tốt kinh tế tuần hoàn.

Toàn bộ các phụ và phế phẩm trong quá trình sản xuất của HEINEKEN Việt Nam hiện đều được tái chế, tái sử dụng, hoặc biến thành sản phẩm có giá trị để đưa vào chuỗi giá trị khác. Chẳng hạn, bã hèm và men thừa được tận dụng cho thức ăn chăn nuôi; bùn thải sau khi qua hệ thống xử lí nước thải được tái sử dụng thành phân bón và đất sạch; khí sinh học sinh ra trong quá trình này cũng được thu hồi và sử dụng làm nhiệt năng cho quá trình nấu bia…

Trong năm 2023, HEINEKEN Việt Nam cũng đã giảm 93% phát thải CO2 trong sản xuất so với năm 2018 và đã tiến rất gần đến tham vọng Net Zero trong sản xuất.

Tuy nhiên, đối với tham vọng đạt phát thải ròng bằng 0 trong chuỗi giá trị vào năm 2040, tức sớm hơn 10 năm so với cam kết của Việt Nam, bà Trần Ngọc Ánh cho rằng công ty chưa có tất cả mọi câu trả lời. Dù vậy, với mong muốn tiếp tục song hành cùng Việt Nam trong 30 năm tiếp theo và hơn thế nữa, công ty tin rằng đây là con đường đúng đắn duy nhất để đóng góp cho mục tiêu quốc gia cũng như toàn cầu.

Theo Thoidai.com.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Cổ phiếu Samsung hướng tới mức sụt giảm tồi tệ nhất trong hơn hai thập kỷ

Cổ phiếu của Samsung, công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất tại Hàn Quốc, đã giảm 2,1% trong phiên 13/11, nối dài chuỗi giảm bốn phiên liên tiếp và chạm mức 51.700 won/cổ phiếu.

Samsung mất “ngôi vương” vào tay Xiaomi tại thị trường Ấn Độ Epic Games cáo buộc Google và Samsung có hành vi phản cạnh tranh

Ông Phạm Nhật Vượng cam kết tài trợ VinFast 50.000 tỷ đồng, Vingroup cho VinFast vay tối đa 35.000 tỷ đồng

Từ nay đến hết năm 2026, Vingroup có kế hoạch cho VinFast vay mới tối đa 35.000 tỷ đồng, trong khi ông Phạm Nhật Vượng cũng cam kết tài trợ cho VinFast 50.000 tỷ đồng từ các nguồn tài sản cá nhân.

Trong khoảng 1 năm, ông Phạm Nhật Vượng tài trợ cho VinFast gần 22.300 tỷ đồng Ông Phạm Nhật Vượng ra mắt Xanh SM Bike Platform, giống mô hình Grab Bike

Giá cổ phiếu MWG giảm mạnh sau khi ông Nguyễn Đức Tài trấn an “nhà đầu tư không nên lo lắng”

Hai phiên liên tiếp, giá cổ phiếu MWG đã giảm 6,5%. Trước đó, ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch MWG cho biết, nhà đầu tư không nên lo lắng về những thông tin gây nhiễu, việc ông bán ra cổ phiếu nhằm mục đích cá nhân.

Cổ phiếu Thế giới Di động MWG chính thức trở lại rổ VNDiamond, mã VRE vào nhóm chờ loại MWG báo quý III hơn 800 tỷ đồng, sau Bách Hóa Xanh đến lượt EraBlue "đem tiền về cho mẹ"

Chủ tịch Nguyễn Đức Tài: MWG đã trễ chuyến tàu 10 tỷ USD 3-4 năm

Thừa nhận tiến độ đạt tới mục tiêu doanh thu 10 tỷ USD đang chậm trễ khoảng 3-4 năm so với dự định, nhất là do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, song ông Nguyễn Đức Tài cho biết, MWG vẫn nuôi dưỡng giấc mơ này.

Cổ phiếu Thế giới Di động MWG chính thức trở lại rổ VNDiamond, mã VRE vào nhóm chờ loại Sau “giá rẻ quá”, Thế Giới Di Động tung chiến lược mới thay thế "mua trả góp" bằng trả chậm

TTC Land rục rịch tìm kiếm quỹ đất mở rộng dự án ở các đô thị vệ tinh ven TP. Hồ Chí Minh

Trong chiến lược phát triển mới giai đoạn 2026 - 2030, TTC Land cho biết sẽ tập trung phát triển dân cư vùng ven và đô thị vệ tinh với định hướng mở rộng quỹ đất khu dân cư diện tích khoảng 42 ha tại Tây Ninh và 11 ha tại Long An, tạo tiền đề bứt phá trong giai đoạn tới.

TTC Land bổ nhiệm thêm một nữ Phó Tổng Giám đốc 2 công ty vốn nghìn tỷ chưa niêm yết của TTC Group báo lãi tăng, nợ phải trả 6.000-7.000 tỷ đồng

Tồn kho của các “ông lớn” ngành thép HPG, HSG, NKG bao nhiêu?

Quý III/2024, tổng lượng tồn kho ngành thép ước khoảng 75.000 tỷ đồng, tương đương cuối quý II trước đó. Con số này thấp hơn khá nhiều so với giai đoạn chu kỳ bùng nổ của ngành thép từ năm 2021 đến đầu năm 2022.

Thép giá rẻ từ Trung Quốc tiếp tục gây áp lực lên thị trường toàn cầu Một thập kỷ làm nông của “vua thép” Hòa Phát

Hơn 1.000 người chúc mừng khoảnh khắc đầu tiên đặc biệt trong chương trình Special Night

Vừa qua, Bia Saigon Special - một thương hiệu nổi tiếng của Tổng Công ty CP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) - đã tổ chức sự kiện “Special Night - Cả thế giới uống mừng khoảnh khắc đầu tiên đặc biệt của bạn” (The Whole World Cheers For Your Sp

Sắp diễn ra thương vụ “khủng” tại Sabeco "Học cách khiêu vũ ngay trong cơn mưa", Sabeco báo lãi hơn 3.500 tỷ đồng sau 9 tháng

Lợi nhuận doanh nghiệp tăng trưởng quý thứ 4 liên tiếp, nhưng tốc độ tăng chậm lại

Lợi nhuận ròng toàn thị trường của các công ty niêm yết tăng 18,8% so với cùng kỳ, nhưng đà tăng trưởng đã chậm lạu khi lợi nhuận quý III/2024 chỉ tăng 1,2% so với quý II/2024.

Doanh thu quý III/2024 của Vinhomes đạt kỷ lục, lợi nhuận sau thuế giảm 16% Sau 9 tháng, Habeco vượt 43% mục tiêu lợi nhuận cả năm