Doanh thu bất động sản nghỉ dưỡng giảm mạnh, CEO Group chuyển hướng sang khu công nghiệp

Công ty CP Tập đoàn C.E.O (Mã CEO) vừa phê duyệt phương án điều chỉnh cách sử dụng gần 2.600 tỷ đồng thu được từ đợt phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ thực hiện trong năm 2022.

screenshot-2025-06-06-at-13.27.51.png
(Ảnh minh hoạ)

Ngày 3/6/2025 CTCP tập đoàn C.E.O đã ra nghị quyết Thông qua chủ trương về việc điều chỉnh phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ năm 2022. Nghị quyết đã được HĐQT phê duyệt góp vốn thành lập CTCP Phát triển Khu công nghiệp C.E.O (CEO IP), với 245 tỷ đồng thay thế cho khoản đầu tư 105 tỷ đồng trước đó dự kiến rót vào Công ty CP Đầu tư và Phát triển Phú Quốc. Phần vốn còn lại sẽ được điều chuyển từ kế hoạch bổ sung vốn lưu động, trong khi các hạng mục sử dụng vốn khác vẫn được giữ nguyên.

Động thái này cho thấy bước chuyển chiến lược của CEO Group nhằm tái định vị danh mục đầu tư trong bối cảnh thị trường bất động sản nghỉ dưỡng – lĩnh vực từng là trụ cột tăng trưởng của doanh nghiệp – đang đối mặt với chu kỳ điều chỉnh kéo dài. Doanh thu từ mảng này đã sụt giảm đáng kể, từ mức đỉnh hơn 2.100 tỷ đồng năm 2022, xuống còn 576 tỷ đồng trong năm 2024 và chỉ ghi nhận khoảng 50 tỷ đồng trong quý I/2025. Việc dịch chuyển nguồn lực sang bất động sản khu công nghiệp được xem là nỗ lực đón đầu xu hướng mới, đồng thời giảm thiểu rủi ro từ sự suy yếu kéo dài.

screenshot-2025-06-06-at-13.28.53.png
Nguồn CEO
Quảng cáo

Công ty CP Phát triển Khu công nghiệp C.E.O (CEO IP) chính thức được thành lập vào đầu tháng 6/2025, đặt trụ sở tại tầng 5, Tháp CEO – Khu đô thị mới Mễ Trì Hạ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Doanh nghiệp có vốn điều lệ 450 tỷ đồng, trong đó Tập đoàn C.E.O sở hữu tới 99%, thể hiện vai trò chi phối tuyệt đối. Ông Cao Văn Kiên được bổ nhiệm làm người đại diện theo pháp luật của CEO IP, trong khi ông Đoàn Văn Bình – Chủ tịch HĐQT CEO Group – trực tiếp đại diện phần vốn góp tại pháp nhân mới. Tổng Giám đốc CEO Group được giao phụ trách toàn bộ quy trình pháp lý liên quan đến quá trình thành lập và vận hành công ty.

Ngoài khoản đầu tư 245 tỷ đồng dành cho CEO IP, các hạng mục sử dụng vốn còn lại được giữ nguyên theo phương án đã được phê duyệt trước đó. Tính đến tháng 4/2025, CEO Group đã giải ngân hơn 1.600 tỷ đồng trong tổng nguồn vốn huy động, bao gồm 307 tỷ đồng vào dự án Sonasea Residences – Phú Quốc, 200 tỷ đồng để tăng vốn cho Công ty TNHH C.E.O Quốc tế, 51 tỷ đồng rót vào Công ty CP Xây dựng C.E.O và 68 tỷ đồng phục vụ nhu cầu vốn lưu động. Việc phân bổ nguồn lực cho thấy định hướng đầu tư có trọng tâm, đồng thời đảm bảo dòng tiền được kiểm soát chặt chẽ giữa giai đoạn thị trường nhiều biến động.

Dù đang hướng tới xu thế mới với chiến lược phát triển bất động sản công nghệ, CEO Group vẫn giữ vững lợi thế tại phân khúc nghỉ dưỡng – lĩnh vực mà doanh nghiệp đã tạo dựng được dấu ấn tại nhiều địa phương trọng điểm như Hà Nội, Hà Nam, Bắc Ninh và Phú Quốc. Nổi bật trong danh mục hiện nay là dự án Sonasea Vân Đồn Harbor City tại Quảng Ninh, tổ hợp quy mô gần 360 ha, quy tụ hệ sinh thái đa dạng gồm khách sạn, căn hộ, biệt thự và shophouse, được định vị trở thành đô thị nghỉ dưỡng – thương mại đẳng cấp ven biển.

Kết thúc quý I/2025, CEO Group ghi nhận bức tranh kinh doanh tích cực với doanh thu thuần hợp nhất đạt hơn 343 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 56,6 tỷ đồng, bật tăng 59% so với quý I/2024. Với kết quả này, doanh nghiệp đã lần lượt hoàn thành khoảng 22% kế hoạch doanh thu và 31% chỉ tiêu lợi nhuận năm nay – một khởi đầu được đánh giá khá thuận lợi trong bối cảnh thị trường bất động sản vẫn còn nhiều biến động.

Chuyển hướng sang bất động sản khu công nghiệp, CEO Group cho thấy rõ tham vọng tái định hình chiến lược tăng trưởng trong bối cảnh thị trường đang tái cấu trúc mạnh mẽ. Thay vì tiếp tục phụ thuộc vào phân khúc nghỉ dưỡng nhiều biến động, doanh nghiệp lựa chọn một hướng đi có tính ổn định hơn về dòng tiền, đồng thời bám sát làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng và dòng vốn FDI vào các lĩnh vực công nghiệp xanh, công nghệ cao và hạ tầng logistics.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh

Đợi tín hiệu từ Fed, chứng khoán châu Á biến động trái chiều

Các TTCK châu Á biến động trái chiều trong phiên chiều 18/6, trong bối cảnh giới đầu tư đang theo dõi các diễn biến liên quan đến xung đột Israel-Iran và chờ đợi quyết định chính sách của Fed.

Chứng khoán châu Á biến động trái chiều khi căng thẳng Israel-Iran leo thang Chứng khoán châu Á giữ đà tăng, bất chấp căng thẳng Trung Đông

Cáp treo Bà Nà báo lãi hơn 426 tỷ đồng, tài sản vượt 31.000 tỷ

Lợi nhuận sau thuế năm 2024 của Cáp treo Bà Nà đạt hơn 426 tỷ đồng, giảm so với năm 2023, chủ yếu do không còn ghi nhận lãi từ thanh lý khoản đầu tư tài chính như năm 2023.

Sun Group được chấp thuận lập hãng hàng không quy mô vốn 2.500 tỷ đồng Bà Rịa Vũng Tàu ký kết hợp tác với Sun Group, đề xuất hàng loạt dự án hạ tầng chiến lược

Vingroup thăng 8 bậc, thuộc Top 40 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á 2025

Tập đoàn Vingroup xếp thứ 37 trong bảng xếp hạng Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á (Southeast Asia 500) của Tạp chí Fortune, tăng 8 bậc so với hạng 45 của danh sách năm 2024, và tiếp tục dẫn đầu khối doanh nghiệp tư nhân Việt Nam.

VinFast ghi nhận tăng trưởng doanh thu gần 150% trong quý I/2025, biên lợi nhuận cải thiện đáng kể Vietcap: VinFast có thể bàn giao 300.000 xe trong 2 năm tới, dự kiến đầu tư hơn 20.000 tỷ cho R&D

Hé lộ bức tranh lợi nhuận doanh nghiệp quý II/2025: Nhóm ngành nào dẫn sóng?

Dù chính sách thuế quan từ Mỹ là “ẩn số” song kinh tế Việt Nam quý II/2025 vẫn ghi nhận nhiều điểm sáng. Trong bức tranh biến động đó, những doanh nghiệp có lợi thế nội địa, ít phụ thuộc xuất khẩu đang lặng lẽ “vượt bão” và dẫn dắt tăng trưởng lợi nhuận.

Lợi nhuận sau thuế HSG đạt 567 tỷ đồng sau 8 tháng FPT trở lại mức tăng trưởng lợi nhuận 20%

Viconship gia tăng ảnh hưởng tại Hải An

Hai lãnh đạo cấp cao của Viconship – ông Nguyễn Xuân Dũng và ông Tạ Công Thông – vừa được đề cử tham gia Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HAH) cho nhiệm kỳ 2023–2028.

Nhóm Viconship liên tục gom cổ phiếu HAH, nâng sở hữu lên hơn 11,6% Nhóm Viconship liên tục gom cổ phiếu HAH, Dragon Capital giảm sở hữu tại FPT Retail

Hòa Phát thăng hạng trong Top 100 công ty lớn nhất khu vực Đông Nam Á

Ngày 17/6, Fortune đã công bố Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp Đông Nam Á năm 2025 (The 2025 Southeast Asia 500). Đây là năm thứ hai liên tiếp Hòa Phát có mặt trong danh sách này và thăng hạng từ vị trí số 76 năm 2024 lên vị trí thứ 62 năm 2025.

Hòa Phát cung cấp 1.000 vỏ container cho “ông trùm” vận tải biển Việt Nam Sau Vingroup, Hòa Phát, doanh nghiệp của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo muốn tham gia dự án metro tại TP. HCM

Thị trường chứng khoán Âu-Mỹ giảm điểm do lo ngại xung đột lan rộng ở Trung Đông

Phần lớn các chỉ số chứng khoán Mỹ, châu Âu giảm điểm trong phiên 17/6 sau khi Tổng thống Donald Trump rời Hội nghị thượng đỉnh G7 sớm và lo ngại về khả năng Mỹ can thiệp vào xung đột Israel và Iran.

Chứng khoán châu Á biến động trái chiều khi căng thẳng Israel-Iran leo thang Chứng khoán châu Á giữ đà tăng, bất chấp căng thẳng Trung Đông

Thị trường bất động sản đang trở lại đường đua: Bắt nhịp phục hồi, hướng tới bứt phá

Thị trường bất động sản Việt Nam đang bước vào chu kỳ phục hồi rõ rệt sau thời gian dài trầm lắng. Nhờ loạt chính sách tháo gỡ vướng mắc từ Chính phủ, kết hợp với dòng vốn đầu tư mạnh và hạ tầng bứt tốc, thị trường đã khởi sắc trở lại với nhiều tín hiệu tích cực trong nửa đầu năm.

Thị trường bất động sản phía Nam lấy lại “phong độ”: Khu vực nào hưởng lợi? VARS: Bất động sản TP. Hồ Chí Minh và các vùng lân cận đang trong giai đoạn "chuyển mình"