NCB hé lộ quá trình xử lý 200 triệu cổ phiếu Bamboo Airways

Sáng nay (29/3), Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025, hé lộ quá trình xử lý 200 triệu cổ phiếu Bamboo Airways.

screen-shot-2025-03-29-at-10-57-19-am-67e76fae4921920250329110136.6194030.png

ĐHĐCĐ thường niên năm 2025 của NCB.

Lãnh đạo ngân hàng cho biết, năm 2024, NCB đã thực hiện đầy đủ, đúng hạn các giải pháp tài chính đề ra tại phương án cơ cấu lại.

Cụ thể, ngân hàng đã hoàn thành tăng vốn thêm 6.178 tỷ đồng, theo đó, nâng vốn điều lệ ngân hàng lên 11.780 tỷ đồng. Thu hồi, xử lý nợ xấu đạt 130% so với kế hoạch tại phương án cơ cấu lại.

Đối với thoái lãi dự thu, trong năm 2024, NCB đã hoàn thành việc thoái toàn bộ lãi phát sinh sau 31/12/2016 theo lộ trình đã xây dựng tại phương án cơ cấu lại. Cụ thể, NCB đã thu hồi/thoái được 3.204 tỷ đồng lãi dự thu phải thoái, trong đó, thoái lãi dự thu các khoản cho vay là 2.790 tỷ đồng, thoái lãi dự thu khác là 21 tỷ đồng, thu hồi lãi dự thu các khoản cho vay 393 tỷ đồng. Theo đó, đối với lãi dự thu phát sinh trước 31/12/2016, NCB đã xử lý vượt kế hoạch 361 tỷ đồng.

Đối với trích lập dự phòng, thực hiện theo ý kiến của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và lội trình NCB đã xây dựng tại phương án cơ cấu lại, NCB đã thực hiện trích lập dự phòng đầy đủ cho danh mục tài sản gán xiết nợ là cổ phiếu, các khoản đầu tư góp vốn và phải thu khó thu hồi theo quy định, hoàn thành 100% lộ trình năm 2024 đã xây dựng tại phương án cơ cấu lại, tương ứng 1.747,5 tỷ đồng. Trong đó, trích lập dự phòng tài sản gán xiết nợ 1.417 tỷ đồng, trích lập dự phòng các khoản đầu tư, góp vốn 283 tỷ đồng, trích lập dự phòng và thu hồi các khoản phải thu khó đòi 47,5 tỷ đồng.

Kế hoạch lợi nhuận 59 tỷ đồng

Năm nay, NCB đặt mục tiêu tổng tài sản đạt 135,5 nghìn tỷ đồng vào cuối năm, tăng 14,6% so với năm trước. Dư nợ cho vay khách hàng dự kiến đạt hơn 92,5 nghìn tỷ đồng, tương ứng mức tăng trưởng 30%. Ngân hàng cũng kỳ vọng mở rộng quy mô phục vụ với 424 nghìn khách hàng mới.

Huy động vốn từ khách hàng được đặt mục tiêu đạt 118,5 nghìn tỷ đồng, tăng 23,2% so với năm 2023, trong đó tiền gửi không kỳ hạn ước tính đạt 7.586 tỷ đồng, tăng 56%.

Năm nay, NCB dự kiến đạt 59 tỷ đồng trước phương án cơ cấu lại và cam kết sử dụng toàn bộ lợi nhuận để thực hiện kế hoạch này.

dhdcd-ncb-muc-tieu-nam-nay-co-lai-tiep-tuc-tang-von-len-18-67e76fcd7490e20250329110137.3618830.png

Tiếp tục tăng vốn lên 18.779 tỷ đồng

Quảng cáo

Cũng tại đại hội, HĐQT NCB trình cổ đông thông qua phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ nhằm tăng vốn điều lệ và bổ sung nguồn vốn kinh doanh.

Lãnh đạo NCB cho biết, ngân hàng đã triển khai kiểm tra sức chịu đựng của vốn dựa trên kịch bản căng thẳng trong quá trình đánh giá nội bộ về mức độ đủ vốn theo quy định của NHNN. Kết quả đánh giá này nhằm xác định mức vốn mục tiêu cần duy trì và là cơ sở đề lập kế hoạch vốn cho NCB trong giai đoạn trung hạn. Theo đó, để đảm bảo an toàn vốn, đáp ứng kế hoạch kinh doanh, duy trì mục tiêu phát triển bền vững của ngân hàng, NCB cần bổ sung vốn điều lệ, gia tăng vốn tự có.

Bên cạnh đó, tăng vốn điều lệ cũng là cơ sở quan trọng để mở rộng hoạt động ngân hàng, bổ sung kinh doanh, đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn tín dụng của nền kinht tế.

Theo đó, dự kiến, NCB sẽ phát hành 750 triệu cổ phiếu với giá chào bán không thấp hơn 10.000 đồng/cổ phiếu cho các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

Nếu đợt phát hành thành công, vốn điều lệ của NCB sẽ tăng từ 11.779 tỷ đồng lên 19.279 tỷ đồng, tương đương mức tăng 63,67%. Thời gian thực hiện dự kiến kéo dài từ quý II đến quý IV năm 2025, sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xác nhận hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu riêng lẻ.

NCB cho biết, toàn bộ nguồn vốn tăng thêm sẽ được sử dụng để bổ sung nguồn vốn cho hoạt động cấp tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp, cá nhân phục vụ sản xuất kinh doanh, tiêu dùng.

Với một số vấn đề được các cổ đông quan tâm, đại diện lãnh đạo Ngân hàng NCB đã có giải đáp, thông tin trực tiếp tại hội nghị:

Cổ đông: Trong năm 2025, NCB dự kiến tăng vốn thêm 7.500 tỷ đồng để phục vụ hoạt động kinh doanh, xin Ban lãnh đạo chia sẻ kế hoạch chi tiết phân bổ nguồn vốn?

Bà Bùi Thị Thanh Hương - Chủ tịch NCB: Năm 2021, vốn điều lệ của NCB mới ở mức 4100 tỷ đồng, từ đó tới nay, ngân hàng đã có 2 đợt tăng vốn vào năm 2022 và 2024, hiện vốn điều lệ đã ở mức gần 11.800 tỷ đồng.

NCB chọn tiếp tục tăng vốn điều lệ trong năm nay mặc dù ngân hàng vừa có đợt tăng vốn khá lớn. Tính đết hết năm 2024, thực hiện các chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước về việc cơ cấu lại, NCB phải có trách nhiệm thực hiện một loạt nghĩa vụ tài chính bao gồm thoái lãi dự thu, trích lập dự phòng rủi ro, đều phát sinh trước năm 2021, lỗ lũy kế ngân hàng hiện ở mức 5.800 tỷ đồng, Ban lãnh đạo ngân hàng nhận thấy phải đẩy nhanh tiến trình tăng vốn. Việc phân bổ được tính toán theo nhu cầu của ngân hàng trong thời gian tới, bao gồm đảm bảo hệ số CAR theo thông tư 41, theo đó, nếu hoàn thành tăng vốn, NCB hoàn toàn đáp ứng CAR trên 8%.

Khi đáp ứng được CAR, toàn bộ nguồn vốn thu được sẽ được bổ sung vào hoạt động của ngân hàng, cung ứng vốn ra nền kinh tế, bên cạnh đó, một phần vốn sẽ được sử dụng vào đầu tư chuyển đổi số, vào truyền thông, nhận diện thương hiệu của ngân hàng, hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của các đơn vị.

Cổ đông: Xin Ban lãnh đạo ngân hàng chia sẻ về mục tiêu thu hồi nợ xấu, các khoản lãi dự thu trong năm 2025?

Ông Tạ Kiều Hưng, Tổng giám đốc NCB: Bên cạnh hoạt động kinh doanh, chuyển đổi số, mục tiêu xử lý nợ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của NCB. Năm 2025, trọng tâm của chúng tôi là cả thu hồi và kiểm soát nợ xấu với mục tiêu thu hồi tối thiểu 3.600 tỷ nợ gốc, quản lý nợ xấu. Chúng tôi đã tiến hành kiểm tra, rà soát toàn bộ quá trình kiểm soát rủi ro, bắt đầu ứng dụng các biện pháp cảnh báo sớm, kiểm soát chất lượng nợ xấu nội bảng tối đa ở mức 1% từ 2025 đến 2030.

Cổ đông: Năm 2024, chi phí lãi ngân hàng chi là 4.700 tỷ đồng, trong khi thu tiền lãi cho vay chỉ đạt 2.700 tỷ đồng? Có phải hoạt động của ngân hàng đang không hiệu quả?

Bà Bùi Thị Thanh Hương: Năm 2024, ngân hàng tiếp tục triển khai trích lập dự phòng, thoái lãi dự thu. Như cổ đông đã biết, danh mục tài sản xấu của NCB rất lớn, trong khi ngân hàng vẫn phải dự chi, trả lãi đúng hạn cho những khoản huy động thì nhưng danh mục tài sản lại không sinh lời. Khi các khoản nợ chuyển thành quá hạn, NCB ngay lập tức phải dừng dự thu và chuyển ra theo dõi ngoại bảng. Khi thu được lãi thì sẽ được hạch toán. Tuy nhiên, nếu tính riêng trong năm 2024, tất cả các khoản nợ mới của ngân hàng đều khá hiệu quả, mang lại khoản thu nhập hơn 2.900 tỷ, lợi nhuận sau trích lập là 1.300 tỷ đồng.

Cổ đông: Gần đây, Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ tiến hành đổi mới công tác điều hành, tiến tới bỏ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng. Việc này ảnh hưởng như nào đến NCB?

Bà Bùi Thị Thanh Hương: Theo đề án cơ cấu lại, NCB có lối đi riêng về tăng trưởng tín dụng vì ngân hàng có đặc thù về danh mục tài sản không sinh lời. Năm 2024, ngân hàng được tăng trưởng tín dụng 24,5%, cao gấp rưỡi trung bình ngành. NHNN theo dõi rất chặt chẽ các khoản giải ngân của ngân hàng nên tỷ lệ nợ xấu của các khoản giải ngân mới NCB trong 3 năm gần đây rất thấp, dưới 1%. Trong thời gian tới, NCB sẽ tiếp tục nhận được hỗ trợ của cơ quan quản lý để hoàn thành phương án cơ cấu lại nên không bị ảnh hưởng nhiều bởi các biện pháp trên. Dù vậy, ngân hàng chắc chắn sẽ gặp cạnh tranh trên thị trường. Chúng tôi cố gắng hết năm nay có lãi.

Cổ đông: Xin Ban lãnh đạo ngân hàng chia sẻ kết quả kinh doanh quý I?

Ông Tạ Kiều Hưng: Tổng doanh thu quý 1 của NCB vượt 25% so với kế hoạch, dự kiến quý 1 lần đầu có lãi, đây là tín hiệu tích cực của ngân hàng. Nếu có thêm thuận lợi từ thị trường, chúng tôi tin rằng, mục tiêu lợi nhuận năm 2025 sẽ có nhiều thuận lợi.

Cổ đông: Xin Ban lãnh đạo ngân hàng cho biết, 200 triệu cổ phiếu Bamboo Airways đã xử lý đến đâu?

Bà Bùi Thị Thanh Hương: Chúng tôi đã có đối tác đến đặt vấn đề mua lại số cổ phiếu trên, với số tiền thu được đảm bảo được cả gốc và lãi huy động, tuy nhiên, sau dịch Covid, ngàng hàng không tiếp tục gặp khó khăn, Bamboo Airways cũng không nằm ngoài khó khăn đó.

Do đó, khách hàng đã gửi công văn xin gia hạn thanh toán số tiền đến muộn nhất 2026, nếu thu được số tiền đầu tư vào Bamboo, NCB sẽ có được một khoản thu khá lớn.

Theo thoidai.com.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

NCB “gây sốt” với thẻ Visa phiên bản giới hạn, kết nối giá trị lịch sử và tương lai

Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) gây ấn tượng khi cho ra mắt thẻ tín dụng quốc tế NCB Visa phiên bản giới hạn mang tên “Thống Nhất” trong những ngày cuối tháng 4 lịch sử. Đây là sản phẩm thẻ đầu tiên trên thị trường kết hợp giữa giá trị tài chính hiện đại và tinh thần lịch sử dân tộc.

Kết thúc quý III, nhiều chỉ tiêu kinh doanh của NCB vượt kế hoạch cả năm VietinBank, ACB, Eximbank, Nam A Bank, VIB, NCB chuẩn bị họp đại hội cổ đông thường niên NCB lên kế hoạch lợi nhuận 59 tỷ đồng, tiếp tục tăng vốn thêm hơn 59%

Tổng Giám đốc Eximbank: Đang làm việc với nhiều đối tác ngoại tiềm năng

Sáng nay (ngày 29/4), Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank - mã: EIB) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 nhằm thảo luận nhiều vấn đề quan trọng bao gồm kế hoạch kinh doanh năm 2025, phương án phân phối lợi nhuận năm 2024, việc dừng chủ trương xây dựng trụ sở chính tại Quận 1, TP. Hồ Chí Minh...

Chủ tịch VPBank: GPBank sẽ thoát lỗ, đạt lợi nhuận khoảng 500 tỷ đồng trong năm nay

Chiều ngày 28/4, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, mã VPB) tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng như kế hoạch kinh doanh 2025, phương án phân phối lợi nhuận, thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ,...

Lãnh đạo VPBank chi hơn 500 tỷ đồng mua cổ phiếu VPB VPBank đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 26%, tổng tài sản vượt 1,1 triệu tỷ đồng VPBankS báo lãi quý I gần gấp đôi cùng kỳ, dư nợ margin kỷ lục hơn 12.760 tỷ đồng

Đẩy mạnh số hóa và bán lẻ, lợi nhuận quý I/2025 của BVBank tăng 16%

BVBank khép lại quý I/2025 với nhiều chỉ tiêu tích cực, tiếp tục đồng hành cùng nền kinh tế qua hoạt động bán lẻ và đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số.

BVBank triển khai QR tại Lào - gia tăng tiện ích thanh toán không tiền mặt đến khách hàng Tất bật kinh doanh cuối năm, tiểu thương an tâm với giải pháp tài chính từ BVBank

ĐHĐCĐ LPBank: Chưa có kế hoạch bán vốn cho cổ đông ngoại

Sáng nay (27/4), Ngân hàng TMCP Lộc Phát – LPBank (mã LPB) tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025 nhằm thảo luận nhiều nội dung quan trọng, bao gồm kế hoạch kinh doanh năm 2025, phương án phân phối lợi nhuận năm 2024 và đề án thành lập công ty con chuyên về quản lý tài sản.

ĐHĐCĐ VietABank: Đặt mục tiêu lợi nhuận trên 1.300 tỷ đồng, tăng vốn điều lệ lên 11.582 tỷ đồng

Sáng ngày 26/4, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank – Mã CK: VAB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025, nhằm báo cáo kết quả kinh doanh năm 2024, định hướng kế hoạch kinh doanh năm 2025, cùng một số nội dung quan trọng khác.

8 cổ đông nắm hơn 29% vốn VietABank VietABank tăng mạnh vốn điều lệ, chuẩn bị kế hoạch lên sàn VietABank báo lợi nhuận quý I đạt 353 tỷ đồng, tăng trưởng 42,5%

ĐHĐCĐ MB: Mua cổ phiếu qũy để giữ niềm tin của nhà đầu tư

Hôm nay (ngày 26/4), Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) tổ chức họp đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 nhằm thảo luận và thông qua một loạt các vấn đề quan trọng bao gồm kế hoạch lợi nhuận năm 2025, phân phối lợi nhuận năm 2024, tăng vốn điều lệ,…

Sacombank bất ngờ lên kế hoạch chia cổ tức bằng cổ phiếu sau 10 năm Techcombank đề xuất chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 10% MB công bố kết quả kinh doanh quý I/2025

ĐHĐCĐ Techcombank: Khẳng định sẽ đạt các mục tiêu đề ra nhờ nền tảng vững chắc, dự kiến IPO TCBS trong năm nay

Sáng nay (26/4), Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank, mã CK: TCB) tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025 nhằm thông qua một loạt nội dung quan trọng bao gồm kế hoạch kinh doanh năm 2025, phương án phân phối lợi nhuận năm 2024, phát hành cổ phiếu ESOP,…

Hàng loạt ngân hàng tổ chức đại hội cổ đông trong tuần này, nhiều ngân hàng lớn như Vietcombank, BIDV, Techcombank, MB... Techcombank duy trì phong độ ổn định trong quý I/2025, củng cố nền tảng tăng trưởng dài hạn Techcombank đề xuất chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 10%

ĐHĐCĐ Sacombank: Không mua lại SBS, đã thu hồi hơn 25,6 nghìn tỷ nợ nhóm ông Trầm Bê

Sáng nay (25/4), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank - Mã: STB) tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 nhằm bàn luận và thông qua một loạt nội dung quan trọng bao gồm kế hoạch kinh doanh năm 2025, phương án phân phối lợi nhuận năm 2024, mua lại một công ty chứng khoán,…

Lộ diện 2 cổ đông mới sở hữu trên 1% vốn tại Sacombank Sacombank chưa chia cổ tức, đặt mục tiêu lãi 14.560 tỷ đồng trong 2025 Sacombank bất ngờ lên kế hoạch chia cổ tức bằng cổ phiếu sau 10 năm

MB công bố kết quả kinh doanh quý I/2025

Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) vừa công bố BCTC quý I/2025, với lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 8.386 tỷ đồng, tăng mạnh 45% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là quý ghi nhận lợi nhuận cao nhất trong lịch sử hoạt động của ngân hàng.

Hàng loạt ngân hàng tổ chức đại hội cổ đông trong tuần này, nhiều ngân hàng lớn như Vietcombank, BIDV, Techcombank, MB... Sacombank bất ngờ lên kế hoạch chia cổ tức bằng cổ phiếu sau 10 năm Techcombank đề xuất chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 10%

HDBank ra mắt tập đoàn tài chính, đặt mục tiêu lợi nhuận vượt 21.000 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank - Mã: HDB) vừa tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2025 nhằm thảo luận một loạt các vấn đề quan trọng bao gồm kế hoạch kinh doanh năm 2025, niêm yết trái phiếu phát hành ra công chúng; chủ trương đầu tư mua bán tài sản cố định,…

HDBank tiếp tục huy động thành công 1.500 tỷ đồng từ trái phiếu HDBank công bố kết quả kinh doanh năm 2024, ROE cao trên 25,7% Hội nghị Nhà đầu tư HDBank: Bứt phá kinh doanh số cho mục tiêu trên 20.000 tỷ lợi nhuận

ĐHĐCĐ thường niên KienlongBank: Thông qua kế hoạch tăng trưởng 24% năm 2025

Ngày 25/4, Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank; UpCOM: KLB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025 theo hình thức trực tuyến. Tại Đại hội, với tỷ lệ đồng thuận cao, cổ đông KienlongBank đã thông qua nhiều nội dung quan trọng liên quan đến chiến lược của ngân hàng trong thời gian tới.

KienlongBank có Phó Tổng Giám đốc mới Kienlongbank báo lợi nhuận quý IV gấp 4,4 lần cùng kỳ KienlongBank huy động 800 tỷ đồng từ trái phiếu