Xanh hóa ngành ô tô: Thách thức lớn nhất là nguồn vốn

"Để phát triển được ô tô điện, khó khăn lớn nhất hiện nay là nguồn vốn, cần phải có khối lượng tín dụng lên đến hàng trăm triệu đô la Mỹ thậm chí hàng tỷ đô la Mỹ với lãi vay thấp và kỳ hạn vay dài cho một lần đầu tư. Đây có thể coi là một trong những thách thức lớn của các doanh nghiệp ô tô ở Việt Nam", TS. Lê Xuân Nghĩa nhìn nhận.

Các chuyên gia tại Hội thảo “Giảm phát thải ngành ô tô: Nhiều lối đi - Một đích đến” sáng ngày 29/8.

Theo các số liệu thống kê, Việt Nam hiện có 6,5 triệu ô tô và 74 triệu xe máy, là một trong những quốc gia phát thải khí nhà kính thông qua vận tải đường bộ cao thứ nhì Đông Nam Á, sau Indonesia. Tốc độ tăng phát thải bằng phương tiện đường bộ cũng rất nhanh, bình quân trong vòng 10 năm khoảng 15%/năm.

Trong khi đó, xu hướng chung tại nhiều nước là đã và đang tìm mọi cách để cắt giảm phát thải khí nhà kính thông qua việc sử dụng các phương tiện giao thông “xanh”. Và Việt Nam cũng đang đứng trước cơ hội để xanh hóa ngành ô tô. Tuy nhiên, đây cũng là một hành trình không ít thách thức.

Việt Nam có cơ hội vươn lên trở thành cường quốc xe điện

Tại Hội thảo “Giảm phát thải ngành ô tô: Nhiều lối đi - Một đích đến” diễn ra sáng ngày 29/8, ông Lê Trọng Minh, Tổng Biên tập Báo Đầu tư cho biết, nếu mỗi chiếc xe hơi lưu thông trên đường được ví như một trạm phát thải di động, thì Việt Nam đang có gần 6,5 triệu trạm phát thải như vậy.

Việc chuyển đổi, thay thế hay thậm chí “đóng cửa” những trạm phát thải này không chỉ là hành động phù hợp với xu thế chung trên toàn thế giới, mà còn là một nhiệm vụ cấp bách nếu Việt Nam muốn đạt mục tiêu đề ra, đó là đạt mức phát thải ròng bằng 0 - còn gọi là Net Zero vào năm 2050 như Chính phủ đã cam kết với cộng đồng quốc tế.

Trong bối cảnh đó, ông Minh cho rằng thị trường ô tô ít hoặc không phát thải, có thể gọi chung là ô tô “xanh” đang đứng trước một cơ hội to lớn để phát triển mạnh mẽ. Thêm vào đó, Việt Nam cũng được đánh giá là sẽ không vấp phải vấn đề quá lớn khi phải “rẽ ngang” từ sản xuất ô tô động cơ đốt trong sang những loại xe thuần điện - vấn đề đang gặp nhiều trăn trở như ở một số cường quốc về sản xuất ô tô.

Thậm chí, theo ông Minh, Việt Nam còn có cơ hội vươn lên trở thành một cường quốc sản xuất và xuất khẩu xe điện nếu có những hành động quyết liệt, cụ thể và kịp thời bên cạnh những nỗ lực chuyển đổi xanh nền kinh tế nói chung mà Chính phủ đang rất thúc đẩy.

Ông Võ Minh Lực, Giám đốc Điều hành BYD Việt Nam cũng đánh giá với quy mô dân số khoảng 100 triệu người, đa số là dân số trẻ, Việt Nam có một cơ sở khách hàng tiềm năng dồi dào. Thêm vào đó, tỷ lệ sở hữu ô tô ở Việt Nam hiện nay còn rất thấp so với các nước láng giềng như Thái Lan hay Indonesia. Trong khi đó, lượng xe gắn máy đang lưu thông hàng năm rất lớn. Nhiều người đi xe máy có mong muốn chuyển sang sử dụng ô tô, điều này cho thấy cơ hội phát triển thị trường xe ô tô nói chung và xe “xanh” nói riêng là rất lớn”.

Đồng thời, cơ sở hạ tầng giao thông, đặc biệt là hệ thống đường cao tốc của Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi cho nhu cầu sử dụng xe ô tô. Điều này cũng sẽ thúc đẩy mạnh mẽ nhu cầu mua sắm ô tô trong tương lai.

Ông Võ Minh Lực, Giám đốc Điều hành BYD Việt Nam
Quảng cáo

Tuy nhiên, ông Lực cho rằng, bên cạnh những thuận lợi về hạ tầng, chính sách và nhu cầu ngày càng tăng, việc phát triển giao thông xanh vẫn đang gặp phải nhiều khó khăn và thách thức như quy hoạch phát triển trạm sạc tại các đô thị chưa hợp lý, đặc biệt là vấn đề quỹ đất khiến cho các nhà đầu tư khó triển khai.

“Đối với xe điện, hầu hết các thương hiệu đều ưu tiên phục vụ tại các thành phố lớn trước, nhưng quỹ đất tại những khu vực này hiện nay rất hạn chế và việc tìm kiếm đất để đầu tư trạm sạc là vô cùng khó khăn”, ông Lực nói.

Ngoài ra, một số hạn chế nữa là kết cấu hạ tầng giao thông chưa đáp ứng được nhu cầu chuyển đổi của người dân, chính sách hỗ trợ người dân chuyển đổi từ xe dùng động cơ truyền thống sang xe năng lượng mới vẫn chưa được triển khai mạnh mẽ và lộ trình chưa rõ ràng, đặc biệt tại các thành phố lớn, chính sách đầu tư hệ sinh thái xe điện vẫn chưa rõ ràng, khó thu hút nhà đầu tư một cách mạnh mẽ,…

Trong tương lai, nếu chính quyền địa phương có thể hỗ trợ bằng cách đơn giản hóa các thủ tục, quy trình rõ ràng, từ bước đầu tiên đến các giấy tờ cần thiết, và cung cấp hướng dẫn cụ thể hơn về đầu tư trạm sạc thì quá trình này sẽ diễn ra nhanh hơn. Đặc biệt, nếu có thể giải quyết được các vấn đề về phòng cháy chữa cháy và kết nối điện một cách dễ dàng, ông Lực tin rằng sẽ có nhiều nhà đầu tư sẵn sàng tham gia và việc phát triển trạm sạc sẽ diễn ra rất nhanh.

“Tựu trung lại, xanh hóa ngành ô tô tại Việt Nam hiện nay không chỉ là một xu hướng mà còn là một đòi hỏi tất yếu để hướng tới sự phát triển bền vững. Những giải pháp chiến lược từ việc xây dựng cơ sở hạ tầng sạc điện, khuyến khích đầu tư vào công nghệ sản xuất ô tô điện, đến việc triển khai các chính sách hỗ trợ người tiêu dùng, đều đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình chuyển đổi này”, Giám đốc Điều hành BYD Việt Nam nói thêm.

Giải quyết bài toán về nguồn vốn

Cùng nêu quan điểm về vấn đề này, TS. Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, Viện trưởng Viện tư vấn phát triển tài chính carbon (CODE) nhận định Việt Nam có một thị trường lớn để có thể phát triển ô tô điện và xe máy điện, đồng thời cũng có nguồn tài nguyên đất hiếm để sản xuất pin. Tuy nhiên, nhà nước và doanh nghiệp cần phải có chính sách và chiến lược phát triển dài hạn để làm giảm phát thải khí nhà kính, vừa phát triển ngành công nghiệp cơ khí chế tạo hùng mạnh, ứng dụng được cho cả tiêu dùng vận tải, vận chuyển và quốc phòng.

TS. Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, Viện trưởng Viện tư vấn phát triển tài chính carbon (CODE) 

Cũng theo vị chuyên gia này, để phát triển được ô tô điện, khó khăn lớn nhất hiện nay là nguồn vốn, cần phải có khối lượng tín dụng lên đến hàng trăm triệu đô la Mỹ thậm chí hàng tỷ đô la Mỹ với lãi vay thấp và kỳ hạn vay dài cho một lần đầu tư. Đây có thể coi là một trong những thách thức lớn của các doanh nghiệp ô tô ở Việt Nam.

Ông Nghĩa phân tích, hệ thống ngân hàng Việt Nam được phân hoá lớn với phần lớn là ngân hàng nhỏ cạnh tranh nhau khốc liệt và dựa trên nền tảng cho vay bất động sản hoặc thế chấp bằng tài sản là bất động sản. Tình hình này đã đẩy mặt bằng lãi suất lên cao mà các ngành công nghiệp khác, đặc biệt là công nghiệp cơ khí chế tạo hiện nay không thể phát triển được cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Đặc biệt là công nghệ liên quan đến công nghiệp cơ khí chế tạo trong đó có cả công nghệ phát triển ô tô điện và các hạng mục khác có liên quan đến giảm phát thải khí nhà kính.

Do đó, để giải quyết thách thức này, TS. Lê Xuân Nghĩa nêu kinh nghiệm ở một số nước trong giai đoạn đầu phát triển công nghiệp ô tô thường duy trì hệ thống ngân hàng lớn đủ tiềm lực tài chính tài trợ cho phát triển công nghiệp nặng hoặc Chính phủ bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay bên ngoài để phát triển ngành công nghiệp này.

Ngoài giải pháp về vốn, ông Nghĩa cũng đề xuất có thể thực hiện một số chính sách khác như thuế tiêu thụ đặc biệt, VAT, phí cầu đường, cơ sở hạ tầng cho các trạm sạc điện để đảm bảo doanh nghiệp có thể phát triển trạm sạc ở nhiều nơi với địa điểm thuận tiện cùng chi phí thấp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp ô tô điện giảm thiểu được chi phí trạm sạc, duy tu, bảo trì sửa chữa pin…

Theo Thoidai.com.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Xe

EU từ chối đề xuất giá sàn xe điện của Trung Quốc

Khi từ chối đề xuất của Trung Quốc, EU cho biết, vấn đề không chỉ ở mức giá mà các nhà sản xuất ôtô đưa ra cho xe điện sản xuất tại Trung Quốc, mà còn ở các khoản trợ cấp sản xuất xe điện.

Thêm 2 "ông lớn" xe điện Trung Quốc gia nhập thị trường Việt Nam Gần 50% người tiêu dùng Việt Nam vẫn chuộng ô tô xăng, nhóm yêu thích xe điện nhất là 18-24 tuổi

EU bỏ phiếu ủng hộ áp thuế bổ sung đối với ô tô điện nhập khẩu của Trung Quốc

Liên minh châu Âu nhất trí áp thuế bổ sung đối với xe ô tô điện nhập khẩu của Trung Quốc, trong bối cảnh các cuộc đàm phán với Bắc Kinh nhằm tìm giải pháp cho tranh chấp thương mại vẫn đang diễn ra.

Hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu sẽ bị áp thuế 60% nếu ông Trump tái đắc cử Ấn Độ áp thuế tối đa 30% với một số sản phẩm thép nhập khẩu từ Trung Quốc, Việt Nam

Honda giảm 50% phí trước bạ với các dòng ô tô nhập khẩu

Trong tháng 10/2024, Honda tiếp tục áp dụng khuyến mại giảm 50% lệ phí trước bạ với các dòng xe nhập khẩu, riêng dòng Accord được hỗ trợ trực tiếp 220 triệu đồng tiền mặt.

Mitsubishi gia nhập liên minh Honda – Nissan để mở rộng thị trường Giá xe máy đồng loạt lao dốc: Honda Vision còn 29,9 triệu đồng, Honda SH, Lead, Yamaha Janus… cùng dưới giá đề xuất, có xe tặng kèm smartphone

Chính thức không cho phương tiện đi qua trạm thu phí nếu tài khoản không đủ tiền để thanh toán

Theo nghị định mới được ban hành, trường hợp số tiền trong phương tiện thanh toán được kết nối với tài khoản giao thông không đủ để thực hiện thanh toán tiền sử dụng đường bộ trên đường cao tốc thì phương tiện không được đi qua trạm thu phí đường bộ trên

Đề xuất thu phí cao tốc do Nhà nước đầu tư, mức phí cao nhất 6.000 đồng/km, những cao tốc nào được hưởng lợi? Khối nợ của “ông trùm” thu phí BOT phía Nam tiếp tục “phình to”

Mức thuế 100% của Mỹ đối với xe điện Trung Quốc chính thức có hiệu lực

Tổng thống Mỹ cho biết việc tăng thuế này là nhằm mục đích ngăn chặn Trung Quốc có thể ảnh hưởng tiêu cực tới việc làm trong lĩnh vực chế tạo của Mỹ.

Những quan ngại về các tác động sau khi châu Âu áp thuế xe điện Trung Quốc Nhiều nước EU dự kiến ủng hộ áp thuế xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc

Thêm 2 "ông lớn" xe điện Trung Quốc gia nhập thị trường Việt Nam

Với sự gia nhập của 2 “ông lớn” BYD và AION, thị trường xe điện tại Việt Nam đã có hơn 10 hãng thương hiệu Trung Quốc, bao gồm cả MG, Chery, Wuling, Hongqi, Haima, Haval, GAC, Aion, Omoda, Jaecoo, Lynk & Co…

Vì sao các hãng ô tô lớn thay đổi kế hoạch sản xuất xe điện? DN bán xe điện Trung Quốc rẻ nhất Việt Nam: Báo lỗ kỷ lục nửa đầu năm 2024, giảm 20% nhân sự, kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục

Hyundai Santa Fe chính thức ra mắt với nhiều công nghệ và tính năng nổi bật

Ngày 18/9, Liên doanh giữa Tập đoàn Thành Công và Hyundai Motor giới thiệu mẫu SUV Santa Fe thế hệ hoàn toàn mới. Xe được phân phối với 5 phiên bản khác nhau và giá bán lẻ khuyến nghị từ 1,069 tỷ đồng (đã bao gồm thuế VAT).

Doanh số bán ô tô tháng 5 tăng nhẹ, top 3 thuộc về Toyota, Hyundai và Ford Doanh nghiệp phân phối Ford, Hyundai top đầu đặt mục tiêu lợi nhuận tăng trưởng mạnh

Ô tô bị cây đè trúng do bão Yagi được đền bù ra sao?

Bão Yagi dẫn đến nhiều cây xanh trên các tuyến phố bị gãy đổ, đè trúng xe ô tô đỗ dưới lòng đường gây hư hỏng nghiêm trọng. Nếu mua bảo hiểm vật chất, chủ xe sẽ được bồi thường trong tình huống này.

Đóng cửa 4 sân bay phòng siêu bão Yagi: Cập nhật ngay chuyến bay Vietjet Air, Bamboo Airways bị huỷ Không để chính quyền, người dân mất liên lạc: Nhà mạng “liên thông” sóng di động, ứng phó bão Yagi

BXH thương hiệu ô tô tại Việt Nam: VinFast mạnh nhất miền Bắc, Mercedes-Benz và Toyota có sức hút trên toàn quốc

Theo bảng xếp hạng do Decision Lab công bố, Toyota sở hữu sức khoẻ thương hiệu mạnh nhất trong ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam. Nếu chỉ tính riêng miền Bắc, VinFast là thương hiệu dẫn đầu.

Giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô, doanh nghiệp nào hưởng lợi nhất? Một doanh nghiệp phân phối ô tô điện tại Việt Nam báo lỗ kỷ lục