Mỹ sẽ cho hai công ty chuyển dầu Venezuela tới châu Âu để bù cho dầu Nga

Công ty dầu mỏ của Italy là Eni SpA và Repsol SA của Tây Ban Nha có thể bắt đầu vận chuyển dầu của Venezuela đến châu Âu ngay trong tháng tới để bù cho dầu thô của Nga.

Theo hãng tin Reuters, thông tin trên do 5 nguồn tin đưa ra. Động thái sẽ cho phép nối lại chương trình đổi dầu lấy nợ đã bị tạm dừng hai năm trước, khi Mỹ tăng cường các biện pháp trừng phạt Venezuela.

Một nguồn tin cho biết khối lượng dầu mà Eni và Repsol dự kiến nhận được sẽ không lớn và tác động đến giá dầu toàn cầu sẽ ở mức khiêm tốn. Nhưng việc Mỹ bật đèn xanh để nối lại dòng chảy dầu bị đóng băng từ lâu của Venezuela sang châu Âu có thể giúp ích cho Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro.

Các nguồn tin cho biết Bộ Ngoại giao Mỹ đã đồng ý cho hai công ty này nối lại các chuyến hàng dầu trong một lá thư. Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden hy vọng dầu thô Venezuela có thể giúp châu Âu giảm phụ thuộc vào Nga và chuyển hướng một số hàng hóa mà Venezuela xuất sang Trung Quốc ra các nước khác.

Hai công ty năng lượng châu Âu nói trên có liên doanh với công ty dầu khí nhà nước Venezuela PDVSA. Hai công ty này có thể tính lượng dầu thô vào các khoản nợ chưa thanh toán và cổ tức trễ hạn.

Một trong những nguồn tin cho biết một điều kiện quan trọng là dầu nhận được phải được chuyển đến châu Âu, không được bán lại ở nơi khác.

Mỹ cho rằng PDVSA sẽ không được hưởng lợi về mặt tài chính từ các giao dịch không tiền mặt này, không giống như việc Venezuela bán dầu hiện tại cho Trung Quốc. Trung Quốc đã không tham gia các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga và vẫn tiếp tục mua dầu và khí đốt Nga bất chấp lời kêu gọi của Mỹ.

Mỹ đã cho phép hai công ty trên chuyển dầu Venezuela tới châu Âu từ tháng trước, nhưng tới bây giờ mới có thông tin về động thái này. Công ty Eni từ chối bình luận về vấn đề.

Mỹ đã không đồng ý cho tập đoàn dầu khí lớn của Mỹ là Chevron, Tập đoàn Dầu khí (ONGC) của Ấn Độ và Maurel & Prom SA của Pháp chuyển dầu của Venezuela, dù các công ty này cũng vận động Bộ Ngoại giao và Bộ Tài chính Mỹ lấy dầu để đổi lại các khoản nợ tích lũy từ Venezuela trị giá hàng tỷ USD.

Tất cả 5 công ty dầu nói trên đã ngừng hoán đổi dầu để lấy nợ vào giữa năm 2020 trong bối cảnh cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump thực hiện chiến dịch gây áp lực tối đa cho Venezuela. Chiến dịch này nhằm cắt giảm xuất khẩu dầu của Venezuela.

Trong khi đó, PDVSA chưa có kế hoạch nào cho Eni và Repsol nhận dầu trong tháng này.

Quảng cáo

Phó Tổng thống Venezuela Delcy Rodriguez đã đăng lên Twitter vào tháng trước, rằng bà hy vọng thay đổi của Mỹ sẽ mở đường cho việc dỡ bỏ hoàn toàn các lệnh trừng phạt bất hợp pháp ảnh hưởng đến toàn bộ người dân Venezuela.

Chính quyền Mỹ đã tổ chức các cuộc đàm phán cấp cao nhất với Venezuela vào tháng 3 và Venezuela đã trả tự do cho hai trong số ít nhất 10 công dân Mỹ bị bỏ tù, cam kết sẽ nối lại các cuộc đàm phán bầu cử với phe đối lập. Tổng thống Maduro vẫn chưa thống nhất được ngày trở lại bàn đàm phán.

dau2-6622-1104.jpg

Nhà máy của nhà máy lọc dầu của Repsol YPF ở Cartagena, đông nam Tây Ban Nha. Ảnh: Reuters

Các nhà lập pháp đảng Cộng hòa và một số thành viên đảng Dân chủ ở Mỹ cho rằng cách tiếp cận của Mỹ đối với Venezuela là quá phiến diện.

Mỹ duy trì quan điểm sẽ giảm bớt các biện pháp trừng phạt Venezuela nếu ông Maduro có tiến triển khi đàm phán với phe đối lập.

Tháng trước, chính quyền Mỹ đã ủy quyền cho Chevron, công ty dầu mỏ lớn nhất của Mỹ vẫn hoạt động ở Venezuela, bàn bạc với chính phủ của ông Maduro và PDVSA về các hoạt động trong tương lai ở Venezuela.

Vào khoảng thời gian đó, Bộ Ngoại giao Mỹ đã bí mật gửi thư cho công ty Eni và Repsol nói rằng Mỹ sẽ không phản đối nếu họ nối lại các giao dịch mua bán dầu và đưa dầu đến châu Âu.

Hai người ở Washington cho biết những lá thư nói rên đảm bảo rằng các công ty sẽ không phải đối mặt với hình phạt nào nếu lấy các chuyến hàng chở dầu của Venezuela để thu nợ đang chờ xử lý.

Việc Chevron yêu cầu Bộ Tài chính Mỹ cho phép mở rộng hoạt động của mình tại Venezuela được đưa ra sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ gửi thư nói rằng sẽ không phản đối Eni và Repsol vận chuyển dầu Venezuela.

Trung Quốc đã trở thành khách mua dầu Venezuela lớn nhất khi 70% lô hàng dầu hàng tháng được chuyển tới nhà máy lọc dầu của nước này.

Theo Báo Tin tức Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Goldman Sachs: Mỹ có thể sẽ chỉ áp thuế 20% đối với hầu hết hàng nhập khẩu từ Trung Quốc

Nhà kinh tế trưởng Jan Hatzius của Goldman Sachs cho rằng Tổng thống Donald Trump có thể sẽ tìm cách áp mức thuế trung bình 20% đối với hầu hết các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Goldman Sachs: Đề xuất thuế của ông Donald Trump có thể làm đồng euro giảm 10% Goldman Sachs dự đoán giá vàng đạt đỉnh 3.000 USD/ounce trong năm 2025

Trung Quốc giảm thuế nhập khẩu

Thuế nhập khẩu tạm thời của Trung Quốc, thấp hơn mức thuế suất tối huệ quốc, sẽ được áp dụng cho 935 mặt hàng, trong khuôn khổ kế hoạch điều chỉnh thuế quan hằng năm.

Lần đầu tiên trong lịch sử, doanh số bán xe điện sắp vượt xe xăng, Trung Quốc trở thành thị trường nóng nhất Trung Quốc gia hạn thỏa thuận hoán đổi tiền tệ với Nigeria

Giới siêu giàu Hàn Quốc lựa chọn đầu tư an toàn hơn vào năm 2025

Một báo cáo công bố ngày 22/12 cho hay, giới siêu giàu Hàn Quốc, chiếm chưa đến 1% dân số nước này, đang lựa chọn các lựa chọn đầu tư rủi ro thấp vào năm tới do tình hình kinh tế không chắc chắn.

Xuất khẩu nông sản của Hàn Quốc lập kỷ lục mới Chứng khoán Seoul trượt dốc do căng thẳng chính trị tại Hàn Quốc