Xử lý rủi ro đối với khoản nợ của khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng bão số 3

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 1510/QĐ-TTg quy định về phân loại tài sản có, mức trích lập dự phòng rủi ro, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với khoản nợ của khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3, ngập lụt, lũ, sạt lở đất sau bão số 3.

Xử lý rủi ro đối với khoản nợ của khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng bão số 3
Hình minh họa.

Cụ thể, về phân loại tài sản có, Quyết định nêu rõ, Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD) được giữ nguyên nhóm nợ đối với khoản nợ có số dư nợ gốc, lãi đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về việc TCTD cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3 như nhóm nợ đã được phân loại theo quy định của NHNN về phân loại tài sản có trong hoạt động của TCTD tại thời điểm gần nhất trước ngày 07/9/2024 trong thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

Khoản nợ được giữ nguyên nhóm nợ theo Mục I.1 còn trong hạn theo thời hạn cơ cấu lại, TCTD không phải điều chỉnh, phân loại lại vào nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn theo quy định của NHNN về phân loại tài sản có trong hoạt động của TCTD.

Khoản nợ được giữ nguyên nhóm nợ theo Mục I.1 quá hạn theo thời hạn cơ cấu lại mà không được tiếp tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ hoặc không còn số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định của NHNN về việc TCTD cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3 thì TCTD phải thực hiện phân loại nợ theo quy định của NHNN về phân loại tài sản có trong hoạt động của TCTD.

Quảng cáo

Về mức trích lập dự phòng rủi ro, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro, Thủ tướng Chính phủ quy định TCTD thực hiện trích lập dự phòng cụ thể đối với khách hàng có khoản nợ được giữ nguyên nhóm nợ theo Mục I.1 như sau:

Căn cứ quy định của Chính phủ về mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, TCTD thực hiện trích lập số tiền dự phòng cụ thể đối với toàn bộ dư nợ của khách hàng theo kết quả phân loại nợ theo Mục I đối với khoản nợ được giữ nguyên nhóm nợ và theo kết quả phân loại nợ đối với dư nợ còn lại của khách hàng theo quy định của NHNN về phân loại tài sản có trong hoạt động của TCTD.

Căn cứ quy định của Chính phủ về mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, TCTD xác định số tiền dự phòng cụ thể phải trích đối với toàn bộ dư nợ của khách hàng theo kết quả phân loại nợ theo quy định của NHNN về phân loại tài sản có trong hoạt động của TCTD mà không áp dụng giữ nguyên nhóm nợ theo Mục I.

Căn cứ quy định của Chính phủ về mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, TCTD thực hiện trích lập dự phòng chung đối với toàn bộ dư nợ của khách hàng theo kết quả phân loại nợ được xác định theo quy định của NHNN về phân loại tài sản có trong hoạt động của TCTD mà không áp dụng giữ nguyên nhóm nợ theo Mục I.

Quyết định cũng nêu rõ: Về việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro và các nội dung về phân loại tài sản có, mức trích lập dự phòng rủi ro, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro đối với khoản nợ của khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3 không được nêu tại Quyết định này, TCTD thực hiện theo quy định của Chính phủ về mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động của TCTD và quy định của NHNN về phân loại tài sản có trong hoạt động của TCTD.

Theo Theo Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

VietinBank dự kiến dùng hơn 12.500 tỷ đồng lợi nhuận để chia cổ tức

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) dự kiến dùng toàn bộ số lợi nhuận còn lại năm 2023 để tiến hành chia cổ tức bằng cổ phiếu, tuy nhiên, kế hoạch này vẫn cần sự phê duyệt cơ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

VietinBank báo tăng trưởng tín dụng gần 17% năm 2024 VietinBank, ACB, Eximbank, Nam A Bank, VIB, NCB chuẩn bị họp đại hội cổ đông thường niên Phía sau pha bứt tốc của VietinBank

Eximbank lên kế hoạch lợi nhuận năm 2025 tăng trưởng 33%

Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam - Eximbank vừa thông qua đề xuất của Quyền Tổng giám đốc về kế hoạch kinh doanh năm 2025 để trình Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ).

Eximbank sắp tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường lần hai Eximbank miễn nhiệm 2 Phó Tổng Giám đốc VietinBank, ACB, Eximbank, Nam A Bank, VIB, NCB chuẩn bị họp đại hội cổ đông thường niên

Nhiều thách thức trong cuộc đua huy động vốn giá rẻ của ngân hàng

Trong bối cảnh lãi suất huy động tăng nhằm thu hút dòng tiền nhàn rỗi, tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tại nhiều ngân hàng lại có xu hướng sụt giảm. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chi phí vốn mà còn đặt ra bài toán khó trong chiến lược cạnh tranh lãi suất và tối ưu lợi nhuận của các nhà băng.

Thanh khoản dồi dào, lãi suất liên ngân hàng có thể giảm trong năm 2025 DongA Bank đổi tên thành Ngân hàng số Vikki Ngân hàng Nhà nước hút ròng hơn 38 nghìn tỷ đồng tuần qua

Khách hàng tấp nập giao dịch tại các điểm kinh doanh ngân hàng số Vikki

Sáng ngày 17 tháng 2 năm 2025 – Vikki Digital Bank đồng loạt mở cửa chào đón khách hàng tới giao dịch tại tất cả các điểm kinh doanh trên toàn quốc với diện mạo mới. Khách hàng tấp nập trong không gian giao dịch thân thiện, với những trải nghiệm các dịch vụ tài chính tiện lợi.

HDBank công bố kết quả kinh doanh năm 2024, ROE cao trên 25,7% Đón Xuân 2025 đủ đầy - Thẻ HDBank trao tay lộc thắm

Ngân hàng Nhà nước hút ròng hơn 38 nghìn tỷ đồng tuần qua

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục hút ròng hơn 38.000 tỷ đồng khỏi thị trường trong tuần từ 10/02 - 14/02 thông qua kênh thị trường mở, trong bối cảnh lãi suất liên ngân hàng có xu hướng giảm ở cả VND và USD.

Tỷ giá và lãi suất giảm mạnh trên liên ngân hàng Thanh khoản dồi dào, lãi suất liên ngân hàng có thể giảm trong năm 2025 Lãi 81.000 tỷ đồng trong quý 4, lợi nhuận các ngân hàng trên sàn chứng khoán đến từ đâu?

Thanh khoản dồi dào, lãi suất liên ngân hàng có thể giảm trong năm 2025

Trong năm 2025, với dự báo thị trường ngoại tệ xuất hiện nhiều yếu tố thuận lợi hơn so với giai đoạn trước, thanh khoản liên ngân hàng nhiều khả năng sẽ dồi dào hơn.

Tỷ giá, lãi suất và những ẩn số 2025 Fed chưa vội điều chỉnh chính sách lãi suất Tỷ giá và lãi suất giảm mạnh trên liên ngân hàng

Lãi 81.000 tỷ đồng trong quý 4, lợi nhuận các ngân hàng trên sàn chứng khoán đến từ đâu?

Thu nhập lãi thuần vẫn là động lực tăng trưởng chính cho lợi nhuận các ngân hàng, với điểm nhấn về tăng trưởng tín dụng ước đạt gần 18%, mức cao nhất kể từ năm 2018.

Giá vàng SJC bật tăng, giá USD ngân hàng "hạ nhiệt" Top 10 ngân hàng có tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, lợi nhuận trước thuế lớn nhất năm 2024

Tổng đài thông minh không phím bấm: Bước đột phá của LPBank trong kỷ nguyên số

Trong bối cảnh công nghệ đang thay đổi mạnh mẽ, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào các hoạt động ngân hàng đã trở thành xu hướng tất yếu. LPBank, với chiến lược tập trung vào tự động hóa và số hóa, đã triển khai thành công Tổng đài chăm sóc khách hàng (CSKH) thông minh không phím bấm, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào dịch vụ khách hàng.

LPBank: 8 khối nghiệp vụ cam kết thực hiện mục tiêu kinh doanh năm 2025 Năm 2024, LPBank đạt lợi nhuận 12.168 tỷ đồng, tổng tài sản tăng gần 35% Ông Phạm Phú Khôi đảm nhận vai trò Phó Chủ tịch HĐQT của LPBank