Lạm phát tiếp tục vượt mục tiêu của Ngân hàng trung ương Nhật Bản

Chính phủ Nhật Bản ngày 20/12 công bố số liệu cho hay lạm phát của Nhật Bản trong tháng 11/2024 tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm 2023.

184751-ngan-hang-trung-uong-nhat-ban-khang-dinh-khong-tang-lai-suat-khi-thi-truong-bat-on.jpg
Trụ sở Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) tại thủ đô Tokyo. Ảnh: Kyodo/TTXVN

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lõi, không bao gồm giá thực phẩm tươi sống và giá năng lượng, trong tháng 11/2024 tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2023, cao hơn mức tăng 2,3% trong tháng 10/2024.

Lạm phát tiếp tục cao hơn mục tiêu 2% mà Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) đặt ra hơn 10 năm trước nhằm thúc đẩy nền kinh tế trong nước đang có dấu hiệu trì trệ.

Kể từ tháng 4/2022, Nhật Bản đã không giữ được lạm phát ở mức mục tiêu 2%, mặc dù các nhà hoạch định chính sách của BoJ cho rằng điều này một phần do những yếu tố tạm thời như tình hình xung đột ở Ukraine.

Ngày 19/12 vừa qua, BoJ đã giữ nguyên lãi suất cho vay và cảnh báo về tình trạng không chắc chắn đối với nền kinh tế Mỹ dưới thời Tổng thống đắc cử Donald Trump.

Quyết định này đã khiến đồng yen giảm thêm so với đồng USD, kéo dài đà giảm bắt đầu từ ngày 18/12 khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) dự kiến sẽ cắt giảm lãi suất ít hơn trong năm 2025. Phiên sáng 20/12, đồng yen được giao dịch ở mức 157,61 yen/USD, so với mức 153,6 yen/USD ghi nhận vào ngày 18/12.

Quảng cáo

Theo nhà phân tích Stefan Angrick của công ty nghiên cứu kinh tế Moody's Analytics, mặc dù tạm dừng việc tăng lãi suất, BoJ dường như quyết tâm tăng cường thắt chặt chính sách tiền tệ. Tuyên bố chính sách của BoJ vẫn duy trì quan điểm khá kiên định khi cho rằng kinh tế Nhật Bản đang phục hồi và sẽ tiếp tục tăng trưởng trên mức tiềm năng, một quan điểm có phần trái ngược với số liệu hiện tại.

Nhà phân tích Stefan Angrick cho rằng nhu cầu yếu đã kìm hãm đà tăng trưởng của Nhật Bản và dự báo BoJ sẽ tăng lãi suất thêm hai lần trong năm 2025.

Trước đó, Quốc hội Nhật Bản ngày 17/12 đã thông qua ngân sách bổ sung trị giá 13.900 tỷ yen (90 tỷ USD) cho tài khóa hiện tại (đến tháng 3/2025) để tài trợ cho một gói kích thích kinh tế mới nhằm giảm bớt sức ép lạm phát và phục vụ tái thiết sau thảm họa.

Kế hoạch chi tiêu trên đã được Thượng viện thông qua sau khi được Hạ viện thông qua vào tuần trước.

Liên minh cầm quyền, do đảng Dân chủ Tự do (LDP) của Thủ tướng của Shigeru Ishiba đứng đầu, đã chấp nhận một số yêu cầu từ đảng Dân chủ vì Nhân dân (DPP), bao gồm tăng ngưỡng thu nhập hằng năm miễn thuế từ mức hiện tại là 1,03 triệu yen.

Với ngân sách bổ sung, chính quyền của Thủ tướng Ishiba sẽ triển khai một gói kinh tế trị giá tổng cộng 39.000 tỷ yen, bao gồm các khoản trợ cấp để giảm bớt hóa đơn điện và phát tiền mặt một lần cho các hộ gia đình có thu nhập thấp.

Ngân sách bổ sung cho tài khóa 2024 cũng bao gồm chi tiêu cho các nỗ lực tái thiết ở Bán đảo Noto, nơi đã hứng chịu trận động đất mạnh hồi đầu năm và đợt mưa lớn vào tháng Chín.

Chính phủ Nhật Bản sẽ tài trợ khoảng 1/2 ngân sách bổ sung, tương đương 6.700 tỷ yen, thông qua các đợt phát hành trái phiếu mới. Kế hoạch này làm dấy lên lo ngại rằng "sức khỏe tài chính" của Nhật Bản có thể xấu hơn nữa.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

BoJ sắp hoàn tất đợt bán cổ phiếu ngân hàng

Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) sắp hoàn tất việc bán số cổ phiếu trị giá hàng triệu USD mà họ mua từ các ngân hàng gặp khó khăn trong cuộc khủng hoảng tài chính cách đây hai thập kỷ.

Thống đốc BoJ: Đầu tư vào giảm khí thải sẽ gây sức ép lạm phát tại Nhật Bản BoJ: Giá trị tài sản tài chính của các hộ gia đình Nhật Bản sụt giảm

Áp lực lạm phát buộc BoE thận trọng hơn trong kế hoạch giảm lãi suất

Lạm phát tại Anh có thể đã chạm mức cao nhất của 10 tháng vào tháng 1/2025, tiếp tục xu hướng gia tăng áp lực giá cả, buộc Ngân hàng trung ương Anh (BoE) thận trọng hơn trong việc giảm lãi suất.

Từng bị chê là "đại bàng không cánh", Trung Quốc âm thầm tạo nên đối thủ xứng tầm thách thức Boeing, Airbus? BoE sẽ giới hạn mức nắm giữ đồng bảng kỹ thuật số của người dân