Ông Tập Cận Bình triệu tập Xiaomi, Alibaba, BYD, Huawei, DeepSeek... gặp mặt để làm gì?

Cuộc gặp mặt này vừa diễn ra trong bối cảnh cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung đang leo thang.

chu-tich-tap-1739883609801-1739883610106101056980.jpg

Jack Ma là một trong những doanh nhân được Chủ tịch Trung Quốc mời tới tham dự Hội nghị ngày 17/2. Ảnh: Reuters

Hôm nay (17/2), tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chủ trì Hội nghị về khu vực kinh tế tư nhân . Hội nghị có sự tham gia của nhiều doanh nhân hàng đầu ở Trung Quốc. Đây cũng được coi là cuộc gặp hiếm hoi giữa các quan chức cấp cao và lãnh đạo của các doanh nghiệp tư nhân nổi tiếng của đất nước này.

Nhiều tên tuổi hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ và công nghiệp của Trung Quốc góp mặt trong Hội nghị này như Jack Ma, người sáng lập Tập đoàn Alibaba; Lôi Quân, nhà sáng lập kiêm CEO Xiaomi; Vương Truyền Phúc, chủ tịch kiêm CEO của hãng xe điện BYD; Nhậm Chính Phi, nhà sáng lập kiêm CEO của Huawei Technologies; Mã Hóa Đằng, nhà sáng lập kiêm CEO Tencent…

Trong bối cảnh nền kinh tế của Trung Quốc đang gặp phải nhiều thách thức, Hội nghị do Chủ tịch Tập Cận Bình chủ trì được đánh giá là một tín hiệu mạnh mẽ từ Bắc Kinh, khẳng định sự ủng hộ đối với khu vực kinh tế tư nhân, nhất là ngành công nghệ.

chu-tich-tap-1-1739883611108-1739883611200744192919.jpg

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chủ trì Hội nghị về khu vực tư nhân tại Bắc Kinh, ngày 17/2. Ảnh: CCTV Plus

Theo Tân Hoa Xã, tại Hội nghị, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định về những nguyên tắc cốt lõi cũng như chính sách của Chính phủ dành cho kinh tế tư nhân sẽ được duy trì kiên định và không thay đổi.

Chủ tịch Tập Cận Bình kêu gọi nỗ lực thúc đẩy sự phát triển lành mạnh, chất lượng cao của khu vực kinh tế tư nhân ở trong nước.

Ông Tập phát biểu rằng: "Khu vực tư nhân đang có triển vọng rộng mở, tiềm năng to lớn trên hành trình mới trong kỷ nguyên mới. Đây cũng là thời điểm vàng để các doanh nghiệp tư nhân và các doanh nhân phát huy hết năng lực của mình".

Trong bài phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh đến việc tuân thủ các hoạt động trung thực và tuân thủ pháp luật, đồng thời kêu gọi các doanh nghiệp thiết lập các giá trị và đạo đức đúng đắn, cũng như thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế tư nhân bằng các hành động thiết thực.

Trước đó, lần gần nhất Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trực tiếp tham dự một cuộc họp cấp cao với các doanh nghiệp có quy mô tương tự như trên là diễn ra từ tháng 11/2018, khi nền kinh tế Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều lo ngại, bất ổn.

Theo PGS Marina Zhang tại Viện Quan hệ Australia - Trung Quốc, thuộc Đại học Công nghệ Sydney (UTS), hội nghị này đã gửi đi một thông điệp rõ ràng rằng Bắc Kinh thừa nhận một khu vực tư nhân mạnh mẽ là điều cần thiết cho sự ổn định kinh tế cũng như vị thế dẫn đầu về công nghệ của Trung Quốc.

chu-tich-tap-2-1739883611790-1739883611889893470988.jpg

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt tay với ông Nhậm Chính Phi, nhà sáng lập kiêm CEO của Huawei Technologies, tại Hội nghị chuyên đề về doanh nghiệp tư nhân tại Bắc Kinh. Ảnh: Xinhua

Quảng cáo

Ông Shaun Rein, nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành của China Market Research Group (CMR), đã mô tả hội nghị trên là một sự kiện trọng đại và có ý nghĩa to lớn. Theo vị chuyên gia này, một số người gọi đây là "Chuyến công du phương Nam 2.0", nhằm ám chỉ tới chuyến công du cùng tên đến miền Nam Trung Quốc vào năm 1992 của nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình. Chuyến công du này đã giúp hồi sinh những cải cách thị trường ở Trung Quốc.

Theo ông Rein, điều quan trọng là đây cũng là tín hiệu cho thấy Chính phủ Trung Quốc muốn khu vực công nghệ tư nhân của Trung Quốc phát triển trở lại.

Ngoài ra, theo chuyên gia Guo Shan tại Hutong Research, việc thu hút các doanh nghiệp tư nhân trở lại đóng một vai trò rất quan trọng đối với động lực kinh tế của Trung Quốc.

Theo bà Guo Shan, hiện tại, trong cuộc chiến thương mại 2.0 này, điều rất quan trọng đối với lãnh đạo Trung Quốc chính là gặp gỡ khu vực tư nhân và củng cố niềm tin của khu vực này vào nền kinh tế của quốc gia tỷ dân.

Sự xuất hiện của Jack Ma có ý nghĩa gì?

jack-ma11zon-1739883614338-17398836144341619200130.jpg

Theo các chuyên gia, sự xuất hiện của Jack Ma, nhà đồng sáng lập tập đoàn Alibaba, sau thời gian dài vắng bóng, cho thấy cách tiếp cận mới của chính phủ Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Theo nhận định của ông Ding Shuang, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực Trung Quốc tại Standard Chartered Bank cho biết, việc tỷ phú Jack Ma xuất hiện tại hội nghị cấp cao này được xem là dấu hiệu tích cực nhất. Bởi trước đó Jack Ma đã giữa thái độ kín tiếng kể từ năm 2020, sau khi Trung Quốc chặn đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của Ant Group. Đây là công ty con trong lĩnh vực tài chính công nghệ của Alibaba.

Ông Ding nhận định: " Jack Ma vẫn được xem như là biểu tượng của khu vực tư nhân và đổi mới sáng tạo. Hội nghị lần này chính là sự thừa nhận chính thức của chính quyền đối với đóng góp của doanh nghiệp tư nhân trong việc thúc đẩy công nghệ ".

Theo tờ CNBC, nhà kinh tế học châu Á Peiqian Liu tại Fidelity International, cho rằng điều này có thể khơi dậy tinh thần và sự lạc quan về động lực tăng trưởng mới ở Trung Quốc. Nó thậm chí có thể còn mạnh hơn cả các biện pháp kích thích tài khóa nếu như các nhà hoạch định chính sách thể hiện sự ủng hộ quyết liệt hơn với sự phát triển của lĩnh vực công nghệ ở Trung Quốc.

jack-ma-1739883614957-17398836150572021692855.jpg

Ngoài Jack Ma, nhiều lãnh đạo của các doanh nghiệp công nghệ lớn của Trung Quốc cũng tham dự Hội nghị này. Ảnh: CCTV Plus

Tham dự hội nghị quan trọng này còn có ông Liang Wenfeng, nhà sáng lập kiêm CEO của DeepSeek , một trong những startup được chú ý nhất trong lĩnh vực AI ở Trung Quốc, góp phần vào việc định hình tương lai công nghệ của quốc gia này. Những công ty công nghệ hàng đầu của Trung Quốc như các hãng robot nội địa hay DeepSeek đang trở thành tâm điểm trong cuộc đua công nghệ toàn cầu giữa Trung Quốc và Mỹ.

Theo các chuyên gia, các doanh nghiệp này không chỉ thể hiện năng lực đổi mới của Trung Quốc mà còn đóng vai trò quan trọng trong tham vọng công nghệ của quốc gia này. Việc Trung Quốc tập trung vào công nghệ trong thời điểm này không chỉ mang ý nghĩa kinh tế mà còn cho thấy tính chiến lược.

Trên thực tế, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế 10% lên toàn bộ hàng hóa Trung Quốc, phía Trung Quốc đã đáp trả bằng cách áp thuế từ 10 - 15% lên một số mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ, đồng thời tăng cường kiểm soát xuất khẩu khoáng sản quan trọng.

Bài tham khảo nguồn: SCMP, CNA, Xinhua, CCTV

Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

BoJ sắp hoàn tất đợt bán cổ phiếu ngân hàng

Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) sắp hoàn tất việc bán số cổ phiếu trị giá hàng triệu USD mà họ mua từ các ngân hàng gặp khó khăn trong cuộc khủng hoảng tài chính cách đây hai thập kỷ.

Thống đốc BoJ: Đầu tư vào giảm khí thải sẽ gây sức ép lạm phát tại Nhật Bản BoJ: Giá trị tài sản tài chính của các hộ gia đình Nhật Bản sụt giảm

Áp lực lạm phát buộc BoE thận trọng hơn trong kế hoạch giảm lãi suất

Lạm phát tại Anh có thể đã chạm mức cao nhất của 10 tháng vào tháng 1/2025, tiếp tục xu hướng gia tăng áp lực giá cả, buộc Ngân hàng trung ương Anh (BoE) thận trọng hơn trong việc giảm lãi suất.

Từng bị chê là "đại bàng không cánh", Trung Quốc âm thầm tạo nên đối thủ xứng tầm thách thức Boeing, Airbus? BoE sẽ giới hạn mức nắm giữ đồng bảng kỹ thuật số của người dân

Trung Quốc phát hành 8,2 tỷ USD trái phiếu tại Hồng Kông để ổn định đồng Nhân dân tệ trong bối cảnh căng thẳng thương mại

Đây là động thái mới nhất của Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) hỗ trợ vị thế của Hồng Kông như một trung tâm toàn cầu cho hoạt động kinh doanh đồng Nhân dân tệ ở nước ngoài.

Đồng NDT tăng lên mức cao nhất trong gần 16 tháng Đồng NDT và các đồng tiền châu Á khác đối mặt nhiều áp lực trong năm 2025

Tổng thống Mỹ đề nghị áp dụng thuế quan "có đi có lại" với các đối tác thương mại

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký bản ghi nhớ đề nghị áp dụng thuế quan "công bằng và có đi có lại" đối với tất cả các đối tác thương mại lớn của Mỹ.

Mỹ chính thức áp thuế 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu Mỹ áp thuế 25% nhôm, thép ảnh hưởng như thế nào đến cổ phiếu HPG, HSG, NKG?