Biên bản cuộc họp Fed tháng 1 được công bố: Không có dấu hiệu cắt giảm lãi suất trong thời gian tới vì tất cả đang cùng dè chừng một người

Các quan chức chỉ ra rằng chính sách thương mại của Tổng thống Donald Trump là một yếu tố có thể cản trở tiến trình lạm phát.

Các quan chức của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) trong cuộc họp tháng 1 đã nhất trí rằng họ cần phải thấy lạm phát giảm thêm mới tiếp tục hạ lãi suất. Theo biên bản được công bố ngày 19/2 theo giờ Mỹ, các quan chức bày tỏ lo ngại rằng chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump sẽ tác động đến lộ trình lãi suất.

Sau cuộc họp đầu tiên trong năm 2025, các nhà hoạch định chính sách của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) thuộc Fed đã nhất trí giữ nguyên lãi suất chuẩn sau 3 lần cắt giảm liên tiếp vào năm 2024.

Khi đưa ra quyết định, các thành viên đã thảo luận về những tác động tiềm tàng từ chính quyền mới, bao gồm vấn đề thuế nhập khẩu, thuế nội địa và việc thay đổi các quy định. Ủy ban lưu ý rằng chính sách hiện tại "ít hạn chế hơn đáng kể" so với trước khi cắt giảm lãi suất, giúp các thành viên có thời gian đánh giá các điều kiện trước khi thực hiện động thái tiếp theo.

Các thành viên cho biết chính sách hiện tại cho họ thời gian để đánh giá triển vọng của hoạt động kinh tế, thị trường lao động và lạm phát. Các quan chức cho biết miễn là thị trường lao động vẫn lành mạnh, họ sẽ chờ lạm phát giảm thêm rồi mới tiếp tục điều chỉnh lãi suất quỹ liên bang.

Tổng thống Donald Trump đã áp một số mức thuế và cho biết sẽ còn mở rộng trong thời gian tới.

Quảng cáo

Phát biểu trước các phóng viên ngày 18/2, ông Trump cho biết ông đang xem xét mức thuế 25% đối với ô tô, dược phẩm và chất bán dẫn. Mặc dù ông không đi sâu vào chi tiết, nhưng thuế quan sẽ trở thành mối đe dọa đối với giá cả, trong thời điểm lạm phát đã hạ nhiệt nhưng vẫn cao hơn mục tiêu 2% của Fed.

Kể từ cuộc họp tháng 1, hầu hết các quan chức ngân hàng trung ương đều phát biểu với giọng điệu thận trọng về lộ trình chính sách. Các nhà hoạch định đều cho rằng mức lãi suất hiện tại là phù hợp để họ có thêm thời gian đánh giá quyết định tiếp theo.

Bên cạnh vấn đề trọng tâm là thị trường lao động và lạm phát, các kế hoạch của ông Trump về chính sách tài khóa và thương mại đã làm phức tạp thêm nhiệm vụ của ngân hàng trung ương.

Mặc dù có những lo ngại về thuế quan và lạm phát, biên bản ghi nhận sự lạc quan về triển vọng kinh tế, một phần xuất phát từ kỳ vọng ông Trump nới lỏng các quy định của chính phủ hoặc thay đổi chính sách thuế nội địa.

Chủ tịch Fed Jerome Powell thường tránh suy đoán về tác động của thuế quan. Tuy nhiên, các quan chức khác đã bày tỏ trực tiếp về mối lo này. Họ cho biết khả năng cắt giảm lãi suất sẽ còn bị trì hoãn trong tương lai gần. Thị trường hiện đang dự đoán đợt hạ lãi suất tiếp theo sẽ diễn ra vào tháng 7 hoặc tháng 9.

Lãi suất chuẩn của Fed hiện đang trong phạm vi từ 4,25% - 4,5%.

Theo CNBC

Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

BoJ sắp hoàn tất đợt bán cổ phiếu ngân hàng

Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) sắp hoàn tất việc bán số cổ phiếu trị giá hàng triệu USD mà họ mua từ các ngân hàng gặp khó khăn trong cuộc khủng hoảng tài chính cách đây hai thập kỷ.

Thống đốc BoJ: Đầu tư vào giảm khí thải sẽ gây sức ép lạm phát tại Nhật Bản BoJ: Giá trị tài sản tài chính của các hộ gia đình Nhật Bản sụt giảm

Áp lực lạm phát buộc BoE thận trọng hơn trong kế hoạch giảm lãi suất

Lạm phát tại Anh có thể đã chạm mức cao nhất của 10 tháng vào tháng 1/2025, tiếp tục xu hướng gia tăng áp lực giá cả, buộc Ngân hàng trung ương Anh (BoE) thận trọng hơn trong việc giảm lãi suất.

Từng bị chê là "đại bàng không cánh", Trung Quốc âm thầm tạo nên đối thủ xứng tầm thách thức Boeing, Airbus? BoE sẽ giới hạn mức nắm giữ đồng bảng kỹ thuật số của người dân