Biết chắc sẽ bị từ chối nhưng Trung Quốc vẫn ngỏ ý, siêu hầm hơn 8 tỷ USD lớn nhất châu Âu chốt công nghệ chưa từng có, công nghệ nước nào được chọn?

Hầm đường bộ kiêm đường sắt dài nhất thế giới dự kiến đi vào hoạt động từ năm 2029.

Vào năm 2020, đoạn đầu tiên của đường hầm Fehmarnbelt nối Đan Mạch và Đức chính thức được khánh thành vào ngày 17/6. Đây là dự án cơ sở hạ tầng lớn nhất châu Âu với tổng chiều dài 18 km và chi phí xây dựng 8,2 tỷ USD. Khi hoàn thành, Fehmarnbelt sẽ trở thành hầm đường sắt kết hợp đường bộ dài nhất thế giới, bao gồm hai làn cao tốc mỗi chiều, hành lang dịch vụ ở giữa và hai tuyến đường sắt.

Đường hầm bắc qua vành đai Fehmarn, nối đảo Fehmarn của Đức với đảo Lolland của Đan Mạch, thay thế dịch vụ phà Rodby - Puttgarden vốn vận chuyển hàng triệu hành khách mỗi năm. Nếu đi phà qua eo biển mất 45 phút, hành khách sẽ chỉ mất 7 phút đi tàu hoặc 10 phút đi ô tô qua hầm.

Jens Ole Kaslund, giám đốc kỹ thuật của Femern A/S – công ty Đan Mạch phụ trách dự án, cho biết: “Hiện nay, hành trình tàu từ Copenhagen đến Hamburg mất khoảng 4,5 giờ. Khi đường hầm hoàn thành, thời gian này sẽ rút ngắn xuống còn 2,5 giờ.”

Dự án Fehmarnbelt khởi động vào năm 2008 khi Đức và Đan Mạch ký hiệp định xây dựng đường hầm. Tuy nhiên, phải mất hơn một thập kỷ để hai nước hoàn tất các quy trình pháp lý, tiến hành nghiên cứu địa chất và đánh giá tác động môi trường.

Khi dự án bước vào giai đoạn đấu thầu, một số công ty xây dựng hàng đầu của Trung Quốc, đặc biệt là China Communications Construction Company (CCCC), bày tỏ mong muốn tham gia. Tuy nhiên, Fehmarnbelt là một trong những dự án chiến lược quan trọng nhất của châu Âu, nên Đức và Đan Mạch quyết định lựa chọn các nhà thầu từ châu Âu để thực hiện.

Quảng cáo

Theo Euronews, dự án này ứng dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến từ các quốc gia châu Âu, với sự tham gia của nhiều công ty xây dựng hàng đầu, chủ yếu đến từ Đan Mạch, Pháp, Hà Lan và một số nước khác. Trong đó, công nghệ hầm chìm – giải pháp cốt lõi của dự án – được phát triển và ứng dụng rộng rãi bởi các công ty Hà Lan và Đan Mạch, vốn là những quốc gia dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực này.

Ngoài ra, dự án còn sử dụng công nghệ BIM để tạo mô hình 3D chi tiết của hầm, giúp tích hợp toàn bộ yếu tố thiết kế, thi công và quản lý vào một nền tảng kỹ thuật số duy nhất. Công nghệ này giúp tối ưu hóa quản lý dữ liệu, kiểm soát tiến độ, giảm thiểu sai sót và tiết kiệm chi phí.

Về công nghệ khoan và xây dựng, phần lớn kỹ thuật và thiết bị đều do Đan Mạch và Pháp cung cấp. Liên doanh dẫn đầu là một trong những tập đoàn hàng đầu thế giới về hạ tầng phức tạp của Pháp, trong khi Đan Mạch đóng vai trò điều phối tổng thể và cung cấp công nghệ xây dựng từ một công ty danh tiếng trong nước.

Theo The Sun, điều làm cho đường hầm Fehmarnbelt trở nên đặc biệt chính là phương pháp xây dựng mới chưa từng có và mang tính cách mạng. Thay vì đào xuyên qua lòng đất bằng máy khoan khổng lồ, đường hầm này sẽ được ghép từ 89 khối bê tông đúc sẵn trên bờ. Sau đó, các khối này sẽ được hạ xuống độ sâu 40m dưới biển Baltic và ghép lại một cách chính xác để tạo thành hành lang dài 18km.

Mỗi đoạn của đường hầm có trọng lượng lên đến 73.500 tấn và chiều dài 217m - hơn hai sân bóng đá tiêu chuẩn. Do kích thước khổng lồ của chúng, một nhà máy đặc biệt đã được xây dựng để sản xuất các khối bê tông này. Các đoạn đường hầm được trang bị các vòng đệm kín nước, gọi là "bulkheads", để ngăn nước tràn vào khi chúng được đặt xuống đáy biển.

Thông thường, các đường hầm dưới nước được khoan xuyên qua lòng đất bằng máy đào khổng lồ, gây ra sự xáo trộn đáng kể đến môi trường biển. Tuy nhiên, bằng cách đúc sẵn các khối trên bờ, các nhà phát triển dự án đã giảm thiểu tối đa sự xáo trộn đối với hệ sinh thái biển Baltic.

Ngoài ra, dự án còn áp dụng các biện pháp hạn chế tiếng ồn trong quá trình xây dựng và tính toán cẩn thận vị trí đặt các khối bê tông để tránh gây tổn hại đến hệ sinh thái dưới nước.

Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Công nghệ

Người Mỹ tranh thủ “mua vét” ô tô do lo ngại thuế quan

Theo đại lý ô tô và các phân tích trong ngành, nguồn cung xe mới và xe đã qua sử dụng tại Mỹ đang giảm nhanh chóng, khi người tiêu dùng đổ xô mua ô tô và xe tải trước khi giá có thể tăng do thuế quan.

Ngành công nghiệp ô tô toàn cầu rung chuyển do thuế quan của Mỹ Thuế quan sẽ gây thiệt hại hơn 100 tỷ USD cho ngành ô tô Mỹ

EU có thể trả đũa thuế quan bằng cách nhắm vào các "ông lớn" công nghệ Mỹ

Thủ tướng Đức Olaf Scholz mới đây đã chỉ trích các mức thuế quan mới của Mỹ “về cơ bản là sai” khi Đức cảnh báo rằng Liên minh châu Âu (EU) có thể trả đũa bằng cách nhắm vào các ông lớn công nghệ Mỹ.

Bitcoin rơi thẳng đứng xuống dưới 77.000 USD trong 'cơn bão' thuế quan của ông Trump Chứng khoán châu Á ổn định trở lại sau cú sốc thuế quan

Áp dụng trí tuệ vào bất động sản công nghiệp Việt Nam nhiều thách thức

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) được đánh giá là yếu tố thiết yếu trong tương lai của thị trường bất động sản công nghiệp. Tuy nhiên, việc áp dụng AI tại Việt Nam vẫn còn gặp thách thức.

Điểm danh những cổ phiếu hạ tầng khu công nghiệp “hút” nhà đầu tư Liên tiếp cấp phép dự án lớn, bất động sản công nghiệp hưởng lợi

Ngành công nghiệp ô tô toàn cầu rung chuyển do thuế quan của Mỹ

Thông tin về việc Mỹ thông báo mức thuế 25% đối với ô tô và xe tải nhẹ nhập khẩu vào Mỹ kể từ ngày 3/4 nhập khẩu đã lan rộng khắp thế giới khi các nhà cung cấp xe toàn cầu cảnh báo về việc tăng giá ngay lập tức và các đại lý bày tỏ lo ngại về tình trạng

Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế nhập khẩu ô tô, khí hóa lỏng LNG Mỹ áp thuế lên tới 25% đối với ô tô nhập khẩu từ ngày 2/4

Mỹ áp thuế lên tới 25% đối với ô tô nhập khẩu từ ngày 2/4

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 26/3 đã thông báo quyết định áp thuế lên tới 25% đối với ô tô nhập khẩu - điều mà ông đã cam kết từ lâu với các cử tri Mỹ và được áp dụng từ ngày 2/4 tới.

Không bị áp thuế bán phá giá, tập đoàn thép lớn nhất VN tiết lộ bí quyết làm việc với cơ quan điều tra EU EU lùi thời hạn áp thuế trả đũa Mỹ

Trung Quốc lại khiến thế giới phải nể phục: Tung ra 3 công nghệ lần đầu tiên được áp dụng trên thế giới trong lĩnh vực vận tải đường sắt

Ngày 22/3, tại ga cảng Hoàng Hoa thuộc tuyến đường sắt Sóc Hoàng, hệ thống điều khiển tàu tự động thông minh cho đường sắt trọng tải lớn đầu tiên do Trung Quốc tự phát triển đã chính thức vận hành.

Các chuỗi F&B Trung Quốc “lấn sân” Đông Nam Á, thách thức các “ông lớn” Mỹ Trung Quốc nỗ lực kích cầu giữa bão thuế quan Mỹ