Goldman Sachs: Mỹ có thể sẽ chỉ áp thuế 20% đối với hầu hết hàng nhập khẩu từ Trung Quốc

Nhà kinh tế trưởng Jan Hatzius của Goldman Sachs cho rằng Tổng thống Donald Trump có thể sẽ tìm cách áp mức thuế trung bình 20% đối với hầu hết các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

chi-nh-sa-ch-mo-i-ve-kinh-te-3-20241206094744.png
Nhà kinh tế trưởng Jan Hatzius của Goldman Sachs cho rằng Tổng thống Donald Trump có thể sẽ tìm cách áp mức thuế trung bình 20% đối với hầu hết các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Ảnh minh họa: A.N/BNEWS

Theo mạng South China Morning Post (Hong Kong, Trung Quốc) ngày 10/1, nhà kinh tế trưởng Jan Hatzius của Goldman Sachs cho rằng Tổng thống Donald Trump có thể sẽ tìm cách áp mức thuế trung bình 20% đối với hầu hết các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, thay vì 60% như tuyên bố lúc tranh cử. Ông nhận định rằng, chỉ những mặt hàng chủ chốt mới phải chịu mức thuế 60% như tấm pin Mặt trời, thép và nhôm.

Nhà kinh tế Hatzius lưu ý rằng Trung Quốc sẽ có nhiều phản ứng khác nhau nếu hai nền kinh tế lớn nhất thế giới gia tăng cuộc chiến thương mại trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump.

Ông Donald Trump, người sẽ nhậm chức Tổng thống Mỹ vào ngày 20/1 tới, cũng đã đe dọa áp thuế từ 100% đến 200% đối với xe điện do Trung Quốc sản xuất - một biện pháp mà ông cho biết có thể đưa việc làm và hoạt động sản xuất trở lại Mỹ. Nhưng ông Hatzius dự đoán một kết quả khiêm tốn hơn, với mức tăng thuế suất của Mỹ đối với Trung Quốc chỉ lên tới 60% ở một số khu vực, chứ trên diện rộng.

Quảng cáo

Các sản phẩm tiêu dùng được sản xuất tại Trung Quốc như iPhone và các thiết bị điện tử khác có khả năng sẽ bị áp mức thuế thấp hơn, trong khi hàng hóa vốn và trung gian được đề cập trong Mục 201 và 232 (danh sách thuế quan mà ông Trump đã sử dụng trong nhiệm kỳ đầu tiên bao gồm các mặt hàng như tấm pin Mặt trời, thép và nhôm) có thể tăng lên 60%

Ông Trump đã áp thuế đối với lượng hàng hóa Trung Quốc trị giá hơn 300 tỷ USD trong nhiệm kỳ đầu tiên. Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tăng thêm thuế đối với những sản phẩm từ Trung Quốc như xe điện (hiện đã phải chịu mức thuế 100%), tấm pin Mặt trời (hiện phải đối mặt với mức thuế 50%). Trong khi đó, các sản phẩm thép và nhôm từ Trung Quốc phải đối mặt với mức thuế 25%.

Ông Hatzius nhận định, Trung Quốc đã chuẩn bị cho một cuộc chiến thương mại mới và có nhiều công cụ để ứng phó. Ông cho biết các biện pháp khả thi bao gồm kiểm soát xuất khẩu, tận dụng danh mục trái phiếu của mình hoặc "làm cho cuộc sống của các công ty Mỹ" hoạt động tại Trung Quốc trở nên khó khăn hơn.

Trong tháng trước, Trung Quốc lần đầu tiên nhắm mục tiêu rõ ràng vào Mỹ bằng lệnh cấm xuất khẩu khoáng sản quan trọng có ý nghĩa sống còn đối với việc sản xuất chất bán dẫn, bao gồm gallium, germanium và antimony. Đây là động thái trả đũa của Trung Quốc đối với các hạn chế của Mỹ trong việc xuất khẩu sang Trung Quốc thiết bị sản xuất chip và chip nhớ băng thông cao.

Thực tế, trong hai tháng cuối nhiệm kỳ của Tổng thống Biden, Mỹ đã công bố một số hạn chế thương mại và công nghệ mới nhằm vào lĩnh vực công nghệ cao của Trung Quốc, những động thái mà chính quyền Tổng thống Trump trong nhiệm kỳ 2 dự kiến sẽ tiếp tục. Trung Quốc cũng là quốc gia nắm giữ trái phiếu Mỹ lớn thứ hai sau Nhật Bản và đã liên tục bán ra một phần trong số 760 tỷ USD nắm giữ để giảm sự phụ thuộc vào đồng USD.

Hồi tháng 12/2024, Goldman Sachs dự báo tăng trưởng GDP năm 2025 của Trung Quốc là 4,5%, giảm so với mức 4,9% vào năm 2024. Ông Hatzius cho biết, nếu ông Trump áp đặt mức thuế quan 20% thì sẽ kéo GDP của Trung Quốc giảm khoảng 0,7 điểm phần trăm.

Trong bài phát biểu Năm mới, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết nước này dự kiến sẽ đạt được mục tiêu GDP là 5% trong năm 2024. Trung Quốc đang phải đối mặt với tình trạng suy giảm kinh tế do nhu cầu tiêu dùng yếu và thị trường nhà ở trì trệ, cũng như các vấn đề cơ cấu dài hạn về suy giảm dân số. Trong vài tháng qua, Trung Quốc đã triển khai chương trình nghị sự lớn nhất về các biện pháp kích thích kể từ đại dịch COVID-19 để phục hồi nền kinh tế.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Chứng khoán Phố Wall tăng điểm sau các thông tin kinh tế của Mỹ

Thị trường chứng khoán Phố Wall kết thúc phiên 12/6 tăng nhẹ trong bối cảnh lo ngại về thuế quan cùng với dữ liệu lạm phát nhẹ của Mỹ và kết quả tích cực từ phiên đấu giá trái phiếu Chính phủ Mỹ.

Chờ tín hiệu mới, chứng khoán châu Á trầm lắng Nâng hạng chứng khoán Việt Nam có thể kích hoạt loạt “bom tấn” IPO

Mỹ và Mexico tiến gần tới thỏa thuận về thuế thép

Mỹ và Mexico đang tiến gần đến thỏa thuận có thể dỡ bỏ mức thuế 50% mà Tổng thống Donald Trump áp đặt lên thép nhập khẩu từ Mexico, với điều kiện khối lượng nhập khẩu không vượt một ngưỡng nhất định.

EU và Australia đồng loạt phản đối thuế thép nhập khẩu của Mỹ Anh thúc giục Mỹ thực hiện thỏa thuận cắt giảm thuế thép xuống 0%

Thỏa thuận khung Mỹ-Trung mở đường cho giải quyết căng thẳng thương mại

Sau 2 ngày đàm phán cấp cao tại Anh, Mỹ và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận khung then chốt, mở ra triển vọng mới trong việc giải quyết các bất đồng thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới.

Đàm phán thương mại Mỹ - Trung lần thứ hai sắp diễn ra tại London Đàm phán thương mại Mỹ - Trung bước sang ngày thứ hai: Ông Trump tiết lộ "Trung Quốc không dễ dàng"

Thị trường chứng khoán toàn cầu thận trọng chờ kết quả đàm phán từ London

Các nhà đầu tư đang chờ đợi số liệu lạm phát quan trọng của Mỹ sẽ được công bố trong tuần này, yếu tố có thể ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Chứng khoán toàn cầu thận trọng theo dõi sát đàm phán Mỹ-Trung Đàm phán Mỹ-Trung tiến triển, chứng khoán châu Á tăng điểm

Đàm phán Mỹ-Trung tiến triển, chứng khoán châu Á tăng điểm

Chứng khoán châu Á sáng 10/6 tiếp tục tăng điểm, nhờ tâm lý lạc quan của nhà đầu tư trước khả năng Mỹ và Trung Quốc đạt được tiến triển trong vòng đàm phán thương mại đang diễn ra tại London (Anh).

Chứng khoán châu Á tăng điểm sau thông tin từ Mỹ Chứng khoán toàn cầu thận trọng theo dõi sát đàm phán Mỹ-Trung

Đàm phán thương mại Mỹ - Trung bước sang ngày thứ hai: Ông Trump tiết lộ "Trung Quốc không dễ dàng"

Đàm phán thương mại Mỹ - Trung tại London bước sang ngày thứ hai. Các quan chức hàng đầu của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang nỗ lực làm dịu căng thẳng leo thang.

Nóng: Mỹ - Trung nhất trí hoãn áp thuế 90 ngày, mức giảm rất “sốc” Đàm phán thương mại Mỹ - Trung lần thứ hai sắp diễn ra tại London