Việt Nam thu hút gần 31,4 tỷ USD vốn FDI trong 11 tháng

Trong 11 tháng năm 2024, giải ngân vốn FDI ước đạt 21,68 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước.

Các lĩnh vực bán dẫn, sản xuất linh kiện, sản phẩm điện tử, sản phẩm nhiều giá trị gia tăng,... thu hút được đầu tư mới và mở rộng vốn trong 11 tháng qua (Ảnh minh họa/VnEconomy)

Theo số liệu vừa được Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố, trong tháng 11/2024, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 4,12 tỷ USD, chiếm tới 13,1% tổng vốn đầu tư của cả nước trong 11 tháng.

Lũy kế 11 tháng, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 31,4 tỷ USD, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2023.

Trong đó, vốn đăng ký cấp mới từ 3.035 dự án được cấp phép đạt 17,39 tỷ USD, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm trước. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được cấp phép mới đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký đạt 11,47 tỷ USD, chiếm 66% tổng vốn đăng ký cấp mới; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 3,39 tỷ USD, chiếm 19,5%; các ngành còn lại đạt 2,52 tỷ USD, chiếm 14,5%.

Trong số 79 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong 11 tháng, Singapore là nhà đầu tư lớn nhất với 5,78 tỷ USD, chiếm 33,3% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Hàn Quốc 2,32 tỷ USD, chiếm 13,4%; Trung Quốc 2,21 tỷ USD, chiếm 12,7%; Đặc khu hành chính Hồng Kông (Trung Quốc) 1,96 tỷ USD, chiếm 11,3%.

Quảng cáo

Vốn đăng ký điều chỉnh có 1.350 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư tăng thêm 9,93 tỷ USD, tăng 40,7% so với cùng kỳ năm 2023.

Nếu tính cả vốn đăng ký mới và vốn đăng ký điều chỉnh của các dự án đã cấp phép từ các năm trước thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 19,46 tỷ USD, chiếm 71,2% tổng vốn đăng ký cấp mới; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 4,60 tỷ USD, chiếm 16,9%; các ngành còn lại đạt 3,26 tỷ USD, chiếm 11,9%.

Vốn đăng ký góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài có 3.029 lượt với tổng giá trị góp vốn 4,06 tỷ USD, giảm 39,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, có 1.131 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị góp vốn là 1,85 tỷ USD; 1.898 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 2,21 tỷ USD.

Đối với hình thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1,03 tỷ USD, chiếm 25,3% giá trị góp vốn; hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ đạt 774,9 triệu USD, chiếm 19,1%; các ngành còn lại 2,26 tỷ USD, chiếm 55,6%.

Về vốn FDI thực hiện, tính đến 30/11/2024, các dự án đầu tư nước ngoài ước tính đã giải ngân được khoảng khoảng 21,68 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2023.

Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 17,57 tỷ USD, chiếm 81% tổng vốn FDI thực hiện; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1,66 tỷ USD, chiếm 7,6%; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 887,4 triệu USD, chiếm 4,1%.

Theo Thoidai.com.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Tiêu điểm

Chốt phương án khai thác tạm 2 đoạn tuyến đường cao tốc Bến Lức - Long Thành hơn 31.000 tỷ, đắt thứ 2 Việt Nam, dài gần 58 km

Hai đoạn tuyến được khai thác tạm của Dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành thì đoạn đầu tuyến từ Km0+000 - Km3+420 (từ nút giao đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương (tỉnh Long An) đến quốc lộ 1 (TP.HCM) dài 3,4km và đoạn từ Km50+530 - Km57+581 (từ nút

Đồng Khởi lọt top các tuyến đường có giá thuê mặt bằng cao nhất thế giới Chính thức thi công dự án gần 1.500 tỷ đồng nâng cấp tuyến đường kết nối sân bay Long Thành, dự kiến hoạt động từ năm 2026

T&T Group đầu tư dự án điện gió đầu tiên tại Lào

Việc đầu tư phát triển dự án điện gió Savan 1 không chỉ hiện thực hóa cam kết của T&T Group trong việc mở rộng đầu tư vào lĩnh vực năng lượng sạch, mà còn đánh dấu cột mốc quan trọng với dự án năng lượng đầu tiên của Tập đoàn được triển khai tại Lào, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, tăng cường hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Lào.

SSI Research chỉ ra những động lực có thể đưa VN-Index chạm mức 1.450 điểm vào cuối năm 2025 Hà Nội thu hồi hơn 15.000 m2 “đất vàng” của THT trong Khu đô thị Starlake Tây Hồ Tây

Giá dầu đi ngang dưới tác động giằng co từ hai phía cung cầu

Giá dầu gần như đi ngang trong phiên giao dịch 9/1 tại châu Á giữa dự đoán nhu cầu nhiên liệu mùa Đông cao và mức tăng lớn trong lượng nhiên liệu dự trữ của Mỹ cũng như những lo ngại về kinh tế vĩ mô.

Lo ngại về nguồn cung đẩy giá dầu đi lên Giá dầu châu Á phục hồi nhờ nguồn cung hạn chế và nhu cầu tăng

Thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cao nhất hơn 1,9 tỷ đồng

"Mức thưởng Tết Nguyên đán năm 2025 cao nhất là 1,908 tỷ đồng, thuộc về vị trí quản lý cấp cao tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở TP.Hồ Chí Minh", Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi cho biết.

Thưởng tết trăm triệu, lại không có thời gian tiêu, Banker đành gửi lại tiền cho ngân hàng Chuyện thưởng Tết của doanh nghiệp địa ốc: Tháng lương 13 trở thành “xa xỉ”

Năm 2025, Chính phủ phấn đấu tăng trưởng GDP trên 8%, hoàn thiện 3000km đường cao tốc, 1000km đường ven biển

Thông tin về mục tiêu GDP năm 2025, tại Họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 8/1, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Tâm cho biết tại Nghị quyết số 158 của Quốc hội đã thông qua về tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2025, dự kiến từ 6,5-7%, phấn đấu từ

VNDIRECT giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP năm 2024, hạ dự báo tăng trưởng năm 2025 xuống 6,6% Được dự báo sẽ sớm vượt Singapore, Thái Lan, Việt Nam sẽ cần bao lâu để quy mô GDP vượt mốc 1.000 tỷ USD?