Loạt hàng hóa Nga vẫn chảy vào Mỹ sau 6 tháng xung đột Ukraine

Tổng thống Biden đã tuyên bố giáng “đòn nghiền nát” nhằm vào Nga thông qua lệnh trừng phạt đánh lên các loại hàng hóa chủ lực của nước này. Nhưng những chuyến tàu chở gỗ, kim loại, nhiên liệu thậm chí cả đạn của Nga vẫn không ngừng cập cảng Mỹ.

Vào một ngày nóng ẩm ở Bờ Đông (Mỹ) trong mùa hè này, một con tàu container khổng lồ đã cập cảng Baltimore chở đầy gỗ ván ép, thanh nhôm và nguyên liệu phóng xạ. Tất cả đều có nguồn gốc từ những cánh đồng, rừng và các nhà máy của Nga.

Tổng thống Joe Biden đã cam kết sẽ “giáng đòn đau” và “đòn nghiền nát” nhằm vào Nga thông qua các hạn chế thương mại đánh lên các loại hàng hóa chủ lực của nước này như rượu vodka, kim cương, xăng dầu để trả đũa chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine. Nhưng hàng trăm loại hàng hóa khác trị giá hàng tỉ đô la, bao gồm cả những hàng hóa trên con tàu từ St. Petersburg cập cảng Baltimore kể trên, vẫn tiếp tục đổ vào các cảng của Mỹ.

Hãng tin AP đã phát hiện hơn 3.600 chuyến hàng chở gỗ, kim loại, cao su và các hàng hóa khác đã đến cảng Mỹ kể từ khi xung đột bùng phát hồi tháng 2. Con số này giảm xuống đáng kể so với cùng thời kỳ trong năm 2021, khi khoảng 6.000 chuyến tàu đã tới, nhưng vẫn mang lại giá trị thương mại hơn 1 tỉ USD mỗi tháng.

Trên thực tế, không ai thực sự nghĩ rằng thương mại với Nga sẽ ngừng lại hoàn toàn do xung đột ở Ukraine. Việc cấm nhập khẩu một số mặt hàng có thể còn gây hại nhiều cho các ngành đó ở Mỹ hơn là ở Nga.

“Khi chúng tôi áp đặt lệnh trừng phạt, nó có thể làm gián đoạn thương mại toàn cầu. Vì vậy nhiệm vụ của chúng tôi là suy tính xem biện pháp trừng phạt nào mang lại tác động lớn nhất, nhưng vẫn cho phép thương mại toàn cầu diễn ra”, ông Jim O’Brien, người đứng đầu Văn phòng Điều phối Các biện pháp trừng phạt của Bộ Ngoại giao Mỹ, nói với AP.

Các chuyên gia cho rằng nền kinh tế toàn cầu gắn bó chặt chẽ đến mức các lệnh trừng phạt phải được giới hạn trong từng phạm vi để tránh làm tăng giá trong một thị trường vốn đã không ổn định.

container-4224.jpeg

Hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ tại cảng Baltimore, ngày 12/8/2022. Ảnh: AP

Trong khi một số nhà nhập khẩu Mỹ đang tìm nguồn cung ứng nguyên liệu thay thế, thì những nhà nhập khẩu khác cho biết họ không có lựa chọn nào khác ngoài Nga.

Với mặt hàng gỗ, những cánh rừng bạch dương dày đặc của Nga tạo ra loại gỗ cứng và chắc đến mức hầu hết đồ nội thất gỗ trong các lớp học của Mỹ và nhiều sàn nhà gia đình đều được làm từ nó.

Container vận chuyển các hàng hóa của Nga, từ yến mạch, giày tập tạ, thiết bị khai thác tiền điện tử, thậm chí cả gối ngủ, vẫn đổ tới các cảng của Mỹ gần như hàng ngày.

Phân tích hàng hóa nhập khẩu từ Nga cho thấy một số mặt hàng rõ ràng là hợp pháp và thậm chí được chính quyền Biden khuyến khích, như hơn 100 lô hàng phân bón. Các sản phẩm bị cấm hiện nay như dầu và khí đốt của Nga tiếp tục đến các cảng của Mỹ rất lâu sau khi có thông báo về lệnh trừng phạt do điều khoản thời gian trễ, cho phép các công ty hoàn thành hợp đồng đã ký.

Nga và Mỹ chưa bao giờ là đối tác thương mại lớn và vì vậy việc trừng phạt hàng nhập khẩu chỉ là một phần rất nhỏ trong chiến lược trả đũa. Các hạn chế đối với xuất khẩu từ Mỹ –- cụ thể là công nghệ –- gây ra nhiều thiệt hại hơn cho nền kinh tế Nga và việc trừng phạt Ngân hàng Trung ương Nga đã đóng băng quyền tiếp cận của Nga với khoảng 600 tỷ USD dự trữ tiền tệ được nắm giữ trên khắp Mỹ và Châu Âu.

Dưới đây là một số loại hàng hóa vẫn lưu chuyển giữa hai quốc gia:

Kim loại

Quảng cáo

Nga là nước xuất khẩu chính các kim loại như nhôm, thép và titan. Hầu hết các công ty Mỹ kinh doanh kim loại đều có mối quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp của Nga. Hoạt động thương mại ở ngành hàng này, đặc biệt là nhôm, hầu như không bị gián đoạn kể từ đầu cuộc xung đột tại Ukraine.

Hãng tin AP phát hiện trên 900 chuyến hàng, tổng cộng trên 264 triệu tấn kim loại kể từ tháng 2 từ Nga đến Mỹ. Nga là một trong những nhà sản xuất nhôm chưa gia công lớn nhất sau Trung Quốc, và là một nhà xuất khẩu toàn cầu quan trọng.Nhôm của Nga được dùng trong các bộ phận xe hơi và máy bay của Mỹ, lon nước ngọt và dây cáp, thang và giá đỡ năng lượng mặt trời.

Gỗ

Những khu rừng rộng lớn của Nga thuộc hàng lớn nhất trên thế giới. Sau Canada, Nga là nước xuất khẩu gỗ lớn thứ hai và có một số nhà máy duy nhất có thể sản xuất ván ép bạch dương Baltic cứng, chắc, ván sàn được sử dụng trên khắp Mỹ.

go-nga-3046.jpg

Gỗ bạch dương của Nga được ưa chuộng tại Mỹ.

Năm nay, chính quyền Mỹ bắt đầu áp đặt thuế quan đối với gỗ xuất khẩu của Nga, một động thái khiến Ronald Liberatori, một đại lý gỗ có trụ sở tại Nevada, chuyên bán gỗ bạch dương Nga cho tất cả các nhà sản xuất đồ nội thất lớn, các công ty xây dựng ở Mỹ, tức giận.

Nhiên liệu

Ngày 8/3, Tổng thống Biden thông báo Mỹ cấm tất cả các hoạt động nhập khẩu dầu, khí đốt và năng lượng của Nga, “nhắm vào động mạch chính của nền kinh tế Nga”.

Chỉ trong vòng vài giờ, có báo cáo rằng một con tàu chở 1 triệu thùng dầu của Nga đến Mỹ đã đổi hướng sang Pháp. Nhưng nhiều chuyến hàng khác thì không như vậy. Tuần đó, khoảng một triệu thùng dầu thô của Nga đã cập cảng Philadelphia, đến nhà máy lọc dầu Monroe Energy của Delta Airlines. Trong khi đó, một tàu chở dầu với khoảng 75.000 thùng dầu hắc ín của Nga đã cập cảng Texas City, tới các nhà máy lọc dầu của Valero sau chuyến vượt biển dài qua Bắc Đại Tây Dương.

Các chuyến hàng tiếp tục đến tay Valero, ExxonMobil và những khách mua khác.

dau-nga-6423.jpg

Dầu thô của Nga vẫn đến Mỹ sau khi các lệnh trừng phạt được áp đặt. Ảnh: Getty Images

Những mặt hàng khác

Từ đầu năm đến nay, gần 4.000 tấn đạn của Nga cũng đã đến Mỹ, nơi chúng được phân phối cho các cửa hàng súng, đạn. Một số đã được bán cho người mua ở Mỹ bởi các công ty nhà nước của Nga, trong khi số khác đến từ ít nhất một nhà tài phiệt bị trừng phạt. Các lô hàng đạn dược đã chậm lại đáng kể sau tháng 4.

AP cũng theo dõi lô hàng phóng xạ uranium hexafluoride trị giá hàng triệu đô la từ Công ty cổ phần Tenex thuộc sở hữu nhà nước của Nga, bán cho Công ty Điện lực Westinghouse ở Nam Carolina. Tuy nhiên vật liệu hạt nhân không thuộc danh mục bị trừng phạt.

Theo Báo Tin tức Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Dấu hiệu tích cực mới trước khi Fed ra quyết định lãi suất trong tuần tới

Số liệu lạm phát mà Fed ưu tiên theo dõi tiếp tục giảm trong tháng 6/2024, một dấu hiệu tích cực hơn đối với các nhà hoạch định chính sách trước khi đưa ra quyết định lãi suất trong tuần tới.

Hy vọng Fed cắt giảm lãi suất “níu giữ” giá vàng gần mức cao kỷ lục Phố Wall đổ dồn chú ý vào nhóm cổ phiếu được cho sẽ tăng khi Fed cắt giảm lãi suất nhưng kịch bản trái ngược có thể xảy ra

Hàn Quốc sẽ bãi bỏ thuế thu nhập đối với các khoản đầu tư tài chính

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Tài chính Hàn Quốc cho rằng cải cách thuế là điều cần thiết vì mặc dù đang trên đà phục hồi, nền kinh tế Hàn Quốc vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức.

“Ông lớn” Hàn Quốc đề xuất xây tổ hợp tỷ USD ở Hạ Long Luật tài sản ảo mới của Hàn Quốc gây ra cuộc chiến tỷ giá hối đoái tiền điện tử

Nhật Bản 5 năm liên tiếp đứng đầu về nguồn vốn FDI vào Mỹ

Nhật Bản dẫn đầu về số vốn FDI vào Mỹ năm thứ năm liên tiếp trong năm 2023, giữa lúc số vốn đầu tư từ châu Á vào nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng lên mức cao kỷ lục 988,7 tỷ USD.

Nhật Bản đầu tư hơn 1 tỷ USD xây nhà máy pin xe điện giá rẻ tại Tây Ban Nha Áp lực lên đồng yen phản ánh nỗi lo về tăng trưởng tiền lương tại Nhật Bản

Doanh thu ngành công nghiệp K-pop lần đầu tiên vượt mốc 1.000 tỷ won

Theo báo cáo của Viện Văn hóa & Du lịch Hàn Quốc (KCTI), doanh thu của ngành công nghiệp K-pop ở nước ngoài đã lần đầu tiên vượt mốc 1.000 tỷ won (khoảng 722,28 triệu USD) trong năm 2023.

Lượng khách của ngành hàng không Hàn Quốc đạt mức cao kỷ lục “Ông lớn” Hàn Quốc đề xuất xây tổ hợp tỷ USD ở Hạ Long

Luật tài sản ảo mới của Hàn Quốc gây ra cuộc chiến tỷ giá hối đoái tiền điện tử

Tính đến ngày 22/7, Korbit cung cấp lãi suất tiền gửi cao nhất trong số năm sàn giao dịch tài sản ảo lớn, với mức lãi suất là 2,5%. Bithumb đứng thứ hai với 2,2%, Upbit với 2,1%, GOPAX với 1,3%.

Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính sớm hoàn thiện khung pháp lý về tài sản ảo Rủi ro và quản lý giám sát tài sản ảo

Giải mã tác động kinh tế-thị trường sau khi Tổng thống Joe Biden rút khỏi chiến dịch tranh cử

Các nhà đầu tư đã đặt cược vào việc ông Donald Trump sẽ trở lại Nhà Trắng trong nhiều tuần qua bằng việc cắt giảm lượng nắm giữ trái phiếu dài hạn của Mỹ và mua bitcoin.

Kinh tế Mỹ sẽ ra sao nếu Fed không cắt giảm lãi suất trong năm nay? IMF điều chỉnh nhẹ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ xuống mức 2,6%

Mỹ: Lạm phát giảm sẽ giúp “trấn an” Fed

Triển vọng giảm lãi suất của Fed sẽ là chủ đề nóng trong tuần tới, giữa bối cảnh nền kinh tế lớn nhất thế giới đón nhận tín hiệu lạm phát hạ nhiệt, trong khi hoạt động kinh tế đang chững lại.

Giá vàng "dè dặt" tăng chờ dữ liệu lạm phát của Mỹ Chủ tịch Powell bất ngờ tuyên bố FED sẽ hạ lãi suất mà không cần lạm phát về mốc mục tiêu 2%

Sự cố máy tính toàn cầu: Những biến động trên thị trường tiền tệ

Đồng USD lên giá ở phiên giao dịch 19/7, dứt chuỗi giảm giá kéo dài suốt hai tuần, trong bối cảnh các nhà đầu tư lo ngại về những rủi ro có thể xảy ra do sự cố gián đoạn hệ thống máy tính toàn cầu.

Mỹ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ tốt cho doanh nghiệp cả 2 nước Hầu hết thị trường chứng khoán thế giới giảm điểm ngày 19/7 do sự cố máy tính

Thâm hụt thương mại của Nhật Bản giảm một nửa trong nửa đầu năm 2024 nhờ xuất khẩu tăng mạnh

Dữ liệu của chính phủ Nhật Bản ngày 18/7 cho thấy, thâm hụt thương mại của Nhật Bản trong 6 tháng đầu năm 2024 đã giảm hơn một nửa so với năm ngoái xuống còn 3,23 nghìn tỷ Yên (21 tỷ USD), do xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng giúp bù đắp chi phí nhập khẩu tăng

BOJ công bố dữ liệu, nghi vấn Nhật Bản chi tiếp 22 tỷ USD can thiệp đẩy giá đồng yên Nhật Bản đầu tư hơn 1 tỷ USD xây nhà máy pin xe điện giá rẻ tại Tây Ban Nha

Nghịch lý nền kinh tế lạm phát gần 72% lại có mức tăng trưởng giàu có mạnh nhất thế giới với 157%, vượt xa Mỹ, Nga

Trong bảng xếp hạng mức độ giàu có toàn cầu, quốc gia này vượt xa các nền kinh tế khác trên thế giới. Điều này gây ngạc nhiên vì mức độ lạm phát siêu cao của nước này.

Điều chỉnh nhịp nhàng giữa tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát OPEC nâng dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2024 lên 2,9%

Fed “bật đèn xanh” hạ lãi suất nếu tình trạng sa thải lao động gia tăng

Một quan chức cấp cao của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cho biết trong bài phát biểu hôm 16/7 rằng ngân hàng trung ương này có thể hạ lãi suất sớm hơn nếu thị trường việc làm hạ nhiệt "quá nhiều".

CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG: Nhà đầu tư chờ đợi phiên điều trần của Chủ tịch Fed Fed tìm cách giúp các “đại gia” ngân hàng tiết kiệm hàng tỷ USD