IMF điều chỉnh nhẹ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ xuống mức 2,6%

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ tăng trưởng ở mức 2,6% trong năm nay, thấp hơn 0,1 điểm phần trăm so với dự báo hồi tháng 4 của cơ quan này (2,7%).

kinh-te-my-7649-7392.jpg
Người tiêu dùng mua sắm tại siêu thị ở California, Mỹ ngày 10/4/2024. (Ảnh: THX/TTXVN)

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 27/6 nhận định nền kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng chậm hơn một chút so với dự báo trước đó, song vẫn duy trì mức độ “mạnh mẽ, năng động và có thể thích ứng với các điều kiện thay đổi trên toàn cầu.”

Theo IMF, nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ tăng trưởng ở mức 2,6% trong năm nay, thấp hơn 0,1 điểm phần trăm so với dự báo hồi tháng 4 của cơ quan này (2,7%).

Trong tuyên bố đi kèm với bản dự báo kinh tế cập nhật, IMF đánh giá: “Nền kinh tế Mỹ đã chứng tỏ được sự mạnh mẽ, năng động và thích ứng với các điều kiện thay đổi trên toàn cầu”, bên cạnh hoạt động của nền kinh tế và thị trường việc làm “tiếp tục vượt kỳ vọng.”

Mặc dù vậy, kinh tế Mỹ vẫn tồn tại tình trạng “thâm hụt tài chính quá lớn”, dẫn đến “quỹ đạo tăng không ngừng đối với tỷ lệ nợ công trên GDP (Tổng sản phẩm quốc nội).”

Quảng cáo

IMF đánh giá mức độ thâm hụt tài chính và nợ cao “gây ra rủi ro ngày càng lớn cho nền kinh tế Mỹ và toàn cầu, có nguy cơ dẫn đến chi phí tài chính cao hơn và rủi ro ngày càng tăng đối với việc chuyển đổi suôn sẻ các nghĩa vụ đáo hạn.”

Ngoài ra, IMF còn cảnh báo về tác động tiêu cực của xu hướng “mở rộng các biện pháp hạn chế thương mại.”

IMF kỳ vọng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ đạt được mục tiêu lạm phát 2% vào giữa năm 2025, sớm hơn một chút so với dự báo của ủy ban ấn định lãi suất thuộc Fed (năm 2026).

Báo cáo dẫn phát biểu của Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva cho rằng dự báo của cơ quan này về lạm phát ở Mỹ có phần lạc quan hơn dự báo của Fed bởi vì xu hướng bùng nổ chi tiêu tiêu dùng sau đại dịch COVID-19 của nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể đang lắng xuống.

Theo bà, Fed có thể cắt giảm lãi suất 1 lần trong năm 2024 và các lần tiếp theo trong năm 2025.

 

 

Theo Vietnamplus Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Thị trường châu Á khởi sắc trong phiên đầu tuần

Chiều 23/9, giá dầu tại châu Á đi lên, giữa lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể làm giảm nguồn cung trong khu vực., cũng như kỳ vọng việc Mỹ cắt giảm lãi suất trong tuần trước sẽ hỗ trợ nhu cầu

Quyết định giảm mạnh lãi suất của Fed “phủ xanh” các thị trường châu Á Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Trong phiên 20/9 tại châu Á, giá dầu trên đà khép lại tuần tăng thứ hai liên tiếp, trong khi giá vàng dao động gần mức cao kỷ lục, nhờ động lực đến từ quyết định hạ lãi suất vừa qua của Fed.

Các thị trường hàng hóa đi lên trước thềm cuộc họp của Fed Thị trường châu Á chiều 18/9: Giá dầu "hụt hơi" sau hai ngày đi lên

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới tại 70 thành phố đã giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2024, sau khi giảm 4,5% trong tháng trước đó.

Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới? Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?