Làn sóng ồ ạt từ nhiệm của Chủ tịch, TGĐ các doanh nghiệp lớn: Từ Vinaconex, Hà Đô, TTC AgriS… đến Lộc Trời, Dược Cửu Long, Dược Hậu Giang

Có khá nhiều lãnh đạo do tuổi cao nay đã chuyển giao chức vụ sang thế hệ kế cận.

Làn sóng ồ ạt từ nhiệm của Chủ tịch, TGĐ các doanh nghiệp lớn: Từ Vinaconex, Hà Đô, TTC AgriS… đến Lộc Trời, Dược Cửu Long, Dược Hậu Giang

Nửa đầu năm, rất nhiều Doanh nghiệp niêm yết lớn chứng kiến sự chủ động xin từ nhiệm của nhiều lãnh đạo cấp cao, với nhiều lý do khác nhau. Trong số đó, nổi bật là nhóm doanh nghiệp bất động sản, trong bối cảnh thị trường vừa đi qua “cơn bão lớn” năm 2023 và còn rất nhiều khó khăn phía trước.

Mới nhất, Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, mã chứng khoán VCG) đã công bố nghị quyết miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT của ông Đào Ngọc Thanh kể từ ngày 26/7. Ông Thanh xin từ nhiệm theo nguyện vọng cá nhân và vì tuổi cao.

Được biết, ông Thanh giữ chức Chủ tịch HĐQT Vinaconex từ năm 2019. Dù rút khỏi HĐQT, nhưng ông Thanh sẽ chuyển sang vị trí mới là Chủ tịch Hội đồng chiến lược. Theo Công ty, Hội đồng Chiến lược có chức năng nghiên cứu, đánh giá toàn diện về hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty; đề xuất các nội dung liên quan đến chiến lược, định hướng phát triển Tổng Công ty.

Cùng thời gian, Tập đoàn Hà Đô (mã chứng khoán HDG) cũng thông báo nhận được đơn xin từ nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT của ông Nguyễn Trọng Thông (sinh năm 1953), người sáng lập và điều hành Tập đoàn này từ thập kỷ 90 đến nay.

Trong đơn từ nhiệm, ông Thông cho biết, vì tuổi tác, sức khoẻ và để đảm bảo pháp luật về người có liên quan, ông muốn từ nhiệm chức vụ chủ tịch HĐQT và cũng không tham gia HĐQT Công ty.

Trước đó, ông Lương Trí Thìn vừa xin thôi giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đất Xanh (mã chứng khoán DXG) từ ngày 3/7/2024. Tương tự các công ty trên, ông Thìn cũng đảm nhiệm chức vụ mới là Chủ tịch Hội đồng chiến lược của DXG.

Chủ tịch chủ động “xin rút lui” còn có Chủ tịch Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (TTC Land, mã SCR). Ngày 12/4, bà Huỳnh Bích Ngọc - Chủ tịch HĐQT - đã có đơn từ nhiệm với lý do theo nguyện vọng cá nhân. Bà Ngọc từng giữ vị trí Phó Chủ tịch và mới trở lại vị trí Chủ tịch HĐQT từ năm 2022.

Quảng cáo

Bà Huỳnh Bích Ngọc cũng vừa từ nhiệm vị trí chủ tịch của CTCP Thành Thành Công - Biên Hòa (TTC AgriS - SBT) vào giữa tháng 7 vừa qua.

Không chỉ vị trí đứng đầu về chiến lược, nhiều Tổng Giám đốc của các DNNY cũng đồng loạt xin nghỉ gây chú ý.

Vào đầu tháng 7, ông Phạm Văn Tuyền - Phó Tổng Giám đốc CTCP Sông Đà 11 (mã chứng khoán SJE) đã có đơn từ nhiệm sau 1,5 năm đảm nhận chức vụ. Lý do ông Tuyền xin từ nhiệm là do ông nhận thấy trình độ, năng lực, khả năng không phù hợp với công việc được giao và định hướng phát triển công ty.

Trước đó vào tháng 6, tại CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia (mã chứng khoán AGG), HĐQT đã thông qua việc miễn nhiệm chức Tổng Giám đốc của ông Nguyễn Thanh Sơn kể từ ngày 3/6 sau chưa đầy 5 tháng nhận nhiệm vụ.

Hay CTCP Đầu tư Hải Phát (Hải Phát Invest, mã chứng khoán HPX) cũng đã thông báo miễn nhiệm ông Đoàn Hòa Thuận khỏi vị trí Tổng Giám đốc theo nguyện vọng cá nhân, với lý do có sự khác biệt về quan điểm quản trị và điều hành Công ty nên ông Thuận không thể tiếp tục thực hiện và tham gia vào các công việc của Tổng Giám đốc.

Ông Đàm Mạnh Cường tháng 4/2024 có đơn xin từ nhiệm vị trí tổng giám đốc CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức (Thuduc House, mã chứng khoán TDH) vì tự thấy không đáp ứng tiêu chí của HĐQT mới.

Không riêng bất động sản, nhiều công ty ở các lĩnh vực khác cũng thay đổi lãnh đạo cấp cao hàng loạt, có Dược Hậu Giang, Fecon, Lộc Trời và mới nhất là Dược Cửu Long.

Riêng tại Dược Cửu Long (mã chứng khoán DCL), ông Hải cho biết thời gian tới vì một số lý do cá nhân nên không thể bố trí thời gian để tham gia đầy đủ các hoạt động Công ty trên cương vị Tổng Giám đốc. Theo đó, ông Hải đề nghị được từ chức từ ngày 1/8/2024.

Song song, một Thành viên HĐQT, Trưởng Ban Kiểm soát và 1 phó tổng Dược Cửu Long cũng vừa từ nhiệm, với lý do tương tự ông Hải. Công ty mới đây đã có Trưởng Ban Kiểm soát mới là bà Nguyễn Thị Thu Hường.

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Xanh SM bắt tay taxi Mai Linh lập chuỗi xưởng sửa chữa ô tô lớn nhất Việt Nam

Dự kiến đến cuối năm 2025, Xanh SM cùng Mai Linh sẽ sở hữu 99 xưởng sửa chữa ô tô mang tên MeKong Xanh SM và sẽ hoạt động đồng bộ với mạng lưới hơn 80 xưởng dịch vụ sẵn có của VinFast trên cả nước.

Xanh hóa ngành ô tô: Thách thức lớn nhất là nguồn vốn Xanh SM kiến nghị được linh hoạt thỏa thuận giá cước với khách hàng

Cán bộ nhân viên MobiFone chung tay ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Chiều ngày 12/9, Tổng công ty Viễn thông MobiFone đã tổ chức Lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão Yagi (bão số 3). Phát huy tinh thần “nhường cơm, sẻ áo”, “lá lành đùm lá rách”, đông đảo cán bộ, nhân viên MobiFone đã cùng chung tay ủng hộ nhằm

Bảo Hiểm Bảo Việt khẩn trương triển khai các phương án bồi thường do bão Yagi Vinamilk kịp thời hỗ trợ 550.000 sản phẩm thiết yếu cho người dân cùng bão lũ

Vinamilk kịp thời hỗ trợ 550.000 sản phẩm thiết yếu cho người dân cùng bão lũ

Với tinh thần tương thân tương ái, khắc phục hậu quả thiên tai, Vinamilk hỗ trợ hơn 550.000 sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu như sữa tươi, sữa hạt, sữa đặc, nước uống cho người dân, trẻ em tại vùng lũ.

Top 50 công ty niêm yết tốt nhất của Forbes gọi tên Vinamilk, Vietjet, Petrolimex… Vinamilk: Chuẩn bị bước chu kỳ tăng trưởng mới, hé lộ thời điểm chạy thương mại nhà máy chế biến thịt bò

Eurowindow Holding báo lãi 6 tháng gấp 4 lần, nợ phải trả cao hơn vốn chủ sở hữu

Eurowindow Holding, một thành viên của Tập đoàn Eurowindow vừa báo lãi sau thuế 6 tháng đầu năm 2024 đạt 96,6 tỷ đồng, gấp hơn 4 lần cùng kỳ, trong bối cảnh nợ phải trả tăng lên hơn 8.800 tỷ đồng, gấp 1,1 lần vốn chủ sở hữu.

Eurowindow tiến vào Long An Hai doanh nghiệp họ nhà Eurowindow 'bắt tay' xây khu đô thị 6.200 tỷ đồng ở Nghệ An

Vietjet ủng hộ đồng bào tại các vùng bị thiệt hại do bão lũ

Bên cạnh việc quyên góp từ 8.000 cán bộ, nhân viên Vietjet, Vietjet cũng trích 5.000 đồng/vé máy bay bán được trong thời gian từ nay đến hết ngày 30/9/2024, tương ứng khoảng 5 tỷ đồng để hỗ trợ người dân khôi phục cuộc sống sau bão lũ.

Hỗ trợ khẩn cấp khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 Các công ty bảo hiểm dự tính bồi thường hàng nghìn tỷ đồng thiệt hại do bão số 3

Bí kíp đưa NCB thành "điểm đến mới" của nhân sự ngành Ngân hàng

Nhiều thay đổi đột phá trong công tác nhân sự thời gian qua đã giúp Ngân hàng NCB thu hút, giữ chân nhiều nhân tài và trở thành một trong những “Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024”.

Ngân hàng NCB chính thức triển khai Nền tảng Quản lý Quan hệ Khách hàng với Zoho Corporation NCB quyết liệt tái cơ cấu theo đúng lộ trình

6 tháng đầu năm 2024, Vinpearl lãi gấp gần 4 lần năm 2023

6 tháng đầu năm 2024, cùng với sự hồi phục của ngành du lịch, hoạt động kinh doanh của Vinpearl cũng ghi nhận nhiều khởi sắc với lợi nhuận sau thuế thu về đạt 2.579 tỷ đồng, gấp 3,8 lần năm 2023.

Vingroup khép lại tham vọng với chuỗi bán lẻ dược phẩm VinFa Vingroup đã tất toán hơn 900 triệu USD trái phiếu quốc tế

Tất cả khách hàng MobiFone vùng lũ được tặng 30.000 đồng

Mưa lớn do ảnh hưởng sau bão số 3 gây ra lũ lụt, sạt lở đất khắp các tỉnh Lào Cai, Thái Nguyên, Cao Bằng, Yên Bái, Lạng Sơn,… khiến nhiều người thiệt mạng, hàng nghìn gia đình phải rời nhà trong đêm đi sơ tán chạy lũ.

Hỗ trợ khẩn cấp khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 Bão số 3 gây thiệt hại nặng nề: Ngân hàng Nhà nước yêu cầu giảm lãi vay cho khách hàng bị ảnh hưởng