Nhật Bản 5 năm liên tiếp đứng đầu về nguồn vốn FDI vào Mỹ

Nhật Bản dẫn đầu về số vốn FDI vào Mỹ năm thứ năm liên tiếp trong năm 2023, giữa lúc số vốn đầu tư từ châu Á vào nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng lên mức cao kỷ lục 988,7 tỷ USD.

vna-potal-tong-thong-my-lo-ngai-dong-usd-manh-stand-20220308082745.jpeg
FDI của Nhật Bản vào Mỹ đạt cao kỷ lục 988,7 tỷ USD. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Theo dữ liệu từ Cơ quan Phân tích Kinh tế Mỹ, Nhật Bản dẫn đầu về số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Mỹ năm thứ năm liên tiếp trong năm 2023, giữa lúc số vốn đầu tư từ châu Á vào nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng lên mức cao kỷ lục 988,7 tỷ USD.

Nhật Bản đứng đầu với 783 tỷ USD vào năm 2023, tiếp theo là Canada (Ca-na-đa) với 750 tỷ USD, sau đó là Đức và Anh. Các công ty Nhật Bản đã dẫn đầu về đầu tư nước ngoài vào Mỹ kể từ năm 2019.

Quảng cáo

Ngoài ra, ở cấp độ khu vực, châu Âu vẫn là nguồn đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Mỹ, chiếm 3.500 tỷ USD vào năm 2023, tương đương 65% tổng vốn FDI 5.400 tỷ USD vào Mỹ. Nhìn chung, FDI chảy vào nước này đã tăng 16% từ mức 4.600 tỷ USD vào năm 2020.

Lĩnh vực sản xuất chiếm tỷ trọng lớn nhất trong đầu tư nước ngoài vào Mỹ, ở mức 41%, đứng thứ hai là lĩnh vực tài chính và bảo hiểm với tỷ trọng 11%. Trong lĩnh vực sản xuất, Nhật Bản đầu tư nhiều nhất vào hóa chất, thiết bị vận tải, máy tính và điện tử.

Các khoản đầu tư mới được thực hiện trong bối cảnh đồng USD mạnh và Chính phủ Mỹ đang tăng cường giám sát đối với hoạt động đầu tư nước ngoài, khi an ninh quốc gia trở thành trọng tâm chính đối với giới chức nước này.

Mới đây, Bộ Tài chính Mỹ đã công bố báo cáo thường niên của Ủy ban Đầu tư Nước ngoài tại Mỹ (CFIUS) năm 2023, cho hay các giao dịch được CFIUS điều tra tiếp tục gia tăng. Trong những năm gần đây, CFIUS đã mở rộng phạm vi xem xét của mình, bao gồm cả các lĩnh vực công nghệ quan trọng như chất bán dẫn và công nghệ sinh học, cũng như các giao dịch bất động sản nằm gần cơ sở hạ tầng an ninh quốc gia như các căn cứ quân sự.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc