Fed tìm cách giúp các “đại gia” ngân hàng tiết kiệm hàng tỷ USD

Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đang xem xét thay đổi quy tắc có thể giúp tám ngân hàng lớn nhất của đất nước tiết kiệm hàng tỷ USD tiền vốn – điều mà ngành công nghiệp này đã cố gắng vận động từ lâu.

Fed tìm cách giúp các “đại gia” ngân hàng tiết kiệm hàng tỷ USD
Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang (Fed) Jerome Powell phát biểu trong cuộc họp báo ở Washington, DC ngày 1/5/2024. Ảnh: THX/TTXVN

Vấn đề đặt ra là làm thế nào Fed tính toán một khoản vốn bổ sung mà ngân hàng trung ương này áp đặt cho các ngân hàng quan trọng trong hệ thống toàn cầu (GSIB) của Mỹ, được gọi là "phụ phí GSIB". Phí này được đưa ra vào năm 2015 để tăng cường sự an toàn và đảm bảo nguồn vốn lành mạnh của các ngân hàng này.

Các nguồn thạo tin cho biết Fed đang xem xét cập nhật các yếu tố đầu vào mà họ sử dụng trong tính toán – vốn được xác định từ năm 2015 - để điều chỉnh tốc độ tăng trưởng kinh tế từ đó phản ánh chính xác hơn quy mô của các ngân hàng so với nền kinh tế toàn cầu.

Hiện các cuộc thảo luận của Fed về vấn đề này đang diễn ra và Fed chưa đưa ra quyết định nào.

Nhưng việc ngân hàng trung ương sẵn sàng xem xét lại vấn đề này là một tiến bộ lớn sau khi GSIB đã kêu gọi giảm phụ phí trong nhiều năm qua.

Quảng cáo

Khả năng tiết kiệm vốn của tám ngân hàng, bao gồm JPMorgan, Citigroup, Bank of America, Wells Fargo, Goldman Sachs, Morgan Stanley, BNY và State Street sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm cả mô hình kinh doanh của họ.

Theo dữ liệu của Fed, các GSIB của Mỹ nắm giữ tổng cộng khoảng 230 tỷ USD phụ phí trong quý đầu tiên của năm 2024, cho thấy ngay cả một thay đổi nhỏ cũng có thể mang lại khoản tiết kiệm đáng kể cho một số ngân hàng.

Ví dụ, theo tính toán của Reuters, khoản phụ phí 0,5% tương đương hơn 8 tỷ USD cho JPMorgan và Bank of America. Các ngân hàng nói rằng họ có thể đưa khoản tiền này trở lại nền kinh tế thông qua hoạt động cho vay.

Được đưa ra sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009, khoản phụ phí này nhằm mục đích tăng cường khả năng phục hồi của GSIB vì rủi ro tiềm năng từ những ngân hàng này đối với sự ổn định của hệ thống tài chính.

Khi bắt đầu áp dụng khoản phụ phí, Fed cho biết họ điều chỉnh các hệ số liên quan đến quy mô, tính liên kết, độ phức tạp và hoạt động xuyên biên giới của ngân hàng dựa trên dữ liệu từ năm 2012-2013. Ngân hàng trung ương cho biết cách tiếp cận đó sẽ cải thiện khả năng dự đoán và giúp các ngân hàng lập kế hoạch dễ dàng hơn. Nhưng Fed sẽ xem xét lại khuôn khổ định kỳ.

GSIB nói rằng việc xem xét đó đã quá hạn từ lâu. Họ lập luận rằng bởi vì các ngân hàng có xu hướng phát triển phù hợp với nền kinh tế nên việc sử dụng một phương pháp lỗi thời khiến quy mô của họ có vẻ lớn hơn so với nền kinh tế toàn cầu so với thực tế.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh tế - Đầu tư

Tỷ lệ nội địa hóa của doanh nghiệp Việt Nam còn khá thấp

Tỷ lệ cung ứng nội địa của Việt Nam chỉ chiếm 41,9%, tuy nhiên, trong 41,9% này không chỉ đến từ doanh nghiệp Việt Nam mà có doanh nghiệp Nhật ở Việt Nam, hay những doanh nghiệp ở các nước lân cận. Tỷ lệ cung ứng nội địa đến từ các doanh nghiệp Việt Nam hiện chỉ chiếm 17,2%, khá thấp so với các nước trong khu vực.

Lần đầu tiên xuất khẩu nông, thủy sản của Nhật Bản giảm sau 4 năm

Ngày 2/8, Nhật Bản công bố giá trị xuất khẩu sản phẩm thực phẩm, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản của nước này nửa đầu năm 2024 giảm 1,8% so với cùng kỳ năm ngoái, còn 701,3 tỷ yen (4,7 tỷ USD).

Thâm hụt thương mại của Nhật Bản giảm một nửa trong nửa đầu năm 2024 nhờ xuất khẩu tăng mạnh Nhật Bản 5 năm liên tiếp đứng đầu về nguồn vốn FDI vào Mỹ

Giá vàng chạm mức cao nhất hai tuần sau tín hiệu từ Fed

Tại châu Á, các thị trường vàng và dầu đều đi lên trong phiên giao dịch chiều 1/8, khi Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ Jerome Powell mở ra khả năng cắt giảm lãi suất vào tháng Chín.

Chuyển động thị trường: Giá vàng và dầu chạy ngược chiều trước cuộc họp của Fed Giá vàng có thể đạt đỉnh 2.600 USD một ounce trong 12 tháng tới

Olympic Paris 2024 - "mỏ vàng" kinh doanh cho các tập đoàn kinh tế lớn

Chủ tịch điều hành Samsung Electronics Lee Jae-yong đã gặp gỡ một số giám đốc điều hành của các công ty toàn cầu bên lề Olympic Paris 2024 để thảo luận về triển vọng mở rộng các mạng lưới của mình.

Hoa Sen hợp tác với tập đoàn năng lượng hàng đầu Singapore phát triển bền vững năng lượng sạch Các tập đoàn năng lượng châu Âu phát hiện thêm một mỏ dầu lớn

Cơ hội kinh tế lớn của thế giới trong thế kỷ 21

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết từ nay đến năm 2050, quá trình chuyển đổi toàn cầu sang nền kinh tế phát thải carbon thấp cần 3.000 tỷ USD/năm, cao hơn nhiều so với mức đầu tư hiện nay.

Giá nhập khẩu của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á tăng trở lại Tỷ trọng GDP toàn cầu của G7 giảm 1,5 lần trong gần 3 thập kỷ, bị nhóm các nền kinh tế mới nổi bỏ xa

Goldman Sachs: Mỹ cần thúc đẩy mạnh mẽ nguồn cung dầu trong năm 2025

Ngày 25/7, tập đoàn tài chính Goldman Sachs cho rằng bất kỳ ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11/2024 sẽ cần thúc đẩy đáng kể nguồn cung dầu nội địa vào năm tới.

Châu Âu đối mặt với "cú sốc lớn" do thiếu nguồn cung dầu mỏ từ Nga Nguồn cung dầu thế giới gặp khó khi ngành khai thác nội địa Mỹ suy giảm mạnh

ADB: Khu vực châu Á và Thái Bình Dương sẽ tăng trưởng dương

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự đoán các nền kinh tế đang phát triển ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương sẽ tăng trưởng dương trong các năm 2024 và 2025, với lạm phát ở mức vừa phải.

Kinh tế châu Âu tăng trưởng vững vàng bất ngờ bất chấp cú sốc năng lượng toàn cầu Trật tự mới của kinh tế châu Âu hậu khủng hoảng năng lượng toàn cầu

Chuyển động thị trường: Nhà đầu tư châu Á chờ các số liệu kinh tế chủ chốt của Mỹ

Giá vàng tăng trong phiên 24/7 tại châu Á, khi các nhà đầu tư chờ số liệu kinh tế của Mỹ, còn giá dầu chấm dứt ba phiên giảm liên tiếp. Trong khi đó, các thị trường chứng khoán chịu sức ép đi xuống.

Chuyển động thị trường: Giá vàng có thể sẽ tăng lên 2.700-3.000 USD/ounce Chuyển động thị trường: Chứng khoán Mỹ chấm dứt chuỗi phiên tăng cao kỷ lục

Vì sao không thí điểm giao tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài làm điện gió?

Bộ Công Thương cho biết chưa giao tư nhân, nhà đầu tư nước ngoài thí điểm dự án điện gió ngoài khơi do chưa đánh giá hết được các vấn đề quốc phòng, an ninh và giá điện.

Bộ Công Thương "thúc" phát điện từ các nhà máy điện gió lên hệ thống 3 lần rao bán bất thành, Agribank hạ giá khoản nợ nghìn tỷ của chủ Nhà máy điện gió Phong điện 1