BOJ công bố dữ liệu, nghi vấn Nhật Bản chi tiếp 22 tỷ USD can thiệp đẩy giá đồng yên

Sự tăng giá mạnh của đồng yên khiến các nhà giao dịch bất ngờ và đặt câu hỏi liệu Nhật Bản có can thiệp đẩy giá đồng tiền này hay không.

BOJ công bố dữ liệu, nghi vấn Nhật Bản chi tiếp 22 tỷ USD can thiệp đẩy giá đồng yên

Giới chức Nhật Bản có thể đã chi 22 tỷ USD nhằm can thiệp đẩy giá đồng yên vào hôm thứ Năm (11/7), một số nhà phân tích nhận định dựa trên theo dữ liệu số dư tài khoản vãng lai của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ).

Theo dữ liệu được BOJ công bố vào hôm thứ Sáu, khoảng 3,17 nghìn tỷ yên (20 tỷ USD) thanh khoản sẽ bị rút khỏi hệ thống tài chính vào ngày 16/7 – tức ngày làm việc đầu tiên tại Nhật Bản trong tuần tới vì ngày 15/7 là ngày nghỉ lễ ở nước này. Diễn biến này có liên quan đến các giao dịch với khu vực chính phủ. Trong khi đó, mức thanh khoản dư thừa dự báo trước đó là khoảng 400 tỷ yên.

Do đó, khoảng cách giữa dự báo và số thực tế, ở mức 3,57 nghìn tỷ yên, cho thấy các giao dịch bất ngờ và làm dấy lên nghi vấn Nhật Bản có thể đã can thiệp vào thị trường tiền tệ.

Yosuke Takahama, giám đốc điều hành tại công ty môi giới tiền tệ Central Tanshi, nhận định: “Các số liệu cho thấy chính quyền có khả năng đã chi khoảng 3,5 nghìn tỷ yên (22 tỷ USD) can thiệp mua đồng yên vào ngày 11/7”.

Hôm thứ Năm, đồng yên tăng 2,6% so với đồng đô la Mỹ ngay sau khi báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ cho thấy lạm phát đang yếu đi. Nhiều nghi vấn đặt ra liệu BOJ, dưới chỉ đạo của Bộ Tài chính, đã can thiệp mua đồng yên hay không.

Quảng cáo

Trước khi dữ liệu CPI được công bố, đồng tiền Nhật Bản dao động quanh mức 161,50 yên/USD đồng đô la – gần mức thấp nhất trong 37 năm. Đồng yên đã tăng lên khoảng 157,4 yên/USD trong vòng 40 phút sau khi CPI được công bố, đánh dấu mức tăng theo ngày lớn nhất kể từ cuối năm 2022.

Bộ Tài chính Nhật Bản không xác nhận hay phủ nhận tin đồn can thiệp. Hôm thứ Sáu, ông Masato Kanda, thứ trưởng tài chính phụ trách các vấn đề quốc tế, cho biết đã có những biến động lớn về tỷ giá hối đoái mà đi ngược với các nguyên tắc kinh tế cơ bản.

Dữ liệu thị trường tiền tệ của BOJ chỉ cung cấp thông tin gián tiếp về các can thiệp vào thị trường tiền tệ. Để biết chắc chắn can thiệp có xảy ra hay không, thị trường cần theo dõi báo cáo hoạt động can thiệp ngoại hối hàng tháng của Bộ Tài chính, dự kiến được công bố vào 31/7.

Vào cuối tháng 5, Nhật Bản đã xác nhận chi số tiền kỷ lục 62 tỷ USD can thiệp hỗ trợ đồng yên – lần đầu tiên kể kể từ năm 2022, trong khoảng thời gian từ ngày 26/4 đến ngày 29/5.

Theo Nikkei Asia

 

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Vàng - Tiền

Nhu cầu trú ẩn an toàn tiếp tục đẩy giá vàng lên cao

Giá vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh trong phiên giao dịch sáng nay, đánh dấu phiên tăng thứ 3 liên tiếp khi các nhà đầu tư đang tìm đến nhu cầu trú ẩn an toàn do căng thẳng địa chính trị gia tăng.

Tiếp đà tăng mạnh, giá vàng thế giới lên cao nhất 1 tuần Vàng miếng SJC và vàng nhẫn tiếp tục tăng cả triệu đồng mỗi lượng

Giá vàng nối dài đà tăng khi đồng USD yếu và căng thẳng Nga-Ukraine leo thang

Giá vàng chạm mức cao nhất một tuần vào chiều 20/11, đánh dấu phiên tăng thứ ba liên tiếp nhờ đồng USD yếu hơn và căng thẳng Nga-Ukraine leo thang làm tăng nhu cầu đối với tài sản trú ẩn an toàn.

Giá vàng tăng gần 2% khi đồng USD chững lại Giá vàng châu Á đạt đỉnh một tuần do đồng USD suy yếu