Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính sớm hoàn thiện khung pháp lý về tài sản ảo

Chính phủ vừa yêu cầu Bộ Tài chính nghiên cứu, xây dựng khung pháp lý để cấm hoặc điều chỉnh tài sản ảo trong tháng 5/2025 để chống rửa tiền.

Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính sớm hoàn thiện pháp lý về tài sản ảo, hoàn thành vào tháng 5/2025.
Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính sớm hoàn thiện pháp lý về tài sản ảo, hoàn thành vào tháng 5/2025.

Tại Kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống rửa tiền, tài trợ vũ khí, Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính và các Bộ/ngành liên quan hoàn thành xây dựng khung pháp lý để cấm hoặc điều chỉnh tài sản ảo và các tổ chức cung ứng dịch vụ tài sản này, hoàn thành trong tháng 5/2025.

Việc này nhằm hạn chế rủi ro về rửa tiền, tài trợ khủng bố liên quan tới loại tài sản này. Chính phủ cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước đánh giá rủi ro về rửa tiền trong kinh doanh casino, trò chơi có thưởng và tài sản ảo; hoàn thành vào tháng 9.

Hiện nay, Việt Nam chưa có định nghĩa cụ thể về tiền ảo và tài sản ảo. Các quy định hiện mới đề cập khái niệm tiền điện tử neo theo tiền pháp định, tồn tại dưới dạng thẻ trả trước ngân hàng, ví điện tử.

Thực tế cho thấy, các loại tiền số như như Bitcoin, Ethereum... được coi là tài sản ảo phổ biến. Trước đó, Chính phủ từng nhiều lần giao Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu, thí điểm tiền ảo, nhằm ngăn ngừa rủi ro rửa tiền, hệ thống ngân hàng.

Quảng cáo

Theo đó, các cơ quan quản lý nhiều lần khẳng định tiền ảo không phải là tiền tệ, phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam. Luật Phòng chống rửa tiền (sửa đổi) thông qua cuối 2022 chưa luật hóa các loại tiền ảo, tài sản ảo.

Tuy nhiên, thực tế hoạt động mua bán, trao đổi tài sản ảo tại Việt Nam hiện nay được thực hiện qua các sàn giao dịch quốc tế như Binance, Gate, HTX,…. hoặc hình thức thỏa thuận trực tiếp vốn được cho là tiềm ẩn rủi ro về rửa tiền, cá nhân tham gia.

Do đó, cách đây hai năm, Quốc hội đề nghị Chính phủ sớm có hành lang pháp lý về loại tài sản mới này.

Theo số liệu của Hiệp hội Blockchain Việt Nam (VBA) vào tháng 9/2023, giá trị tiền ảo Việt Nam nhận về gần 91 tỷ USD trong một năm (từ 10/2021 đến 10/2022). Trong đó, các hoạt động bất hợp pháp là 956 triệu USD.

Trên thế giới, một số quốc gia bắt đầu đưa ra quy định siết tiền ảo, bảo vệ người dùng trên mạng. Chẳng hạn, năm ngoái, Liên minh châu Âu (EU) thông qua đạo luật Thị trường tài sản mã hóa (MiCA) để ngăn tội phạm tài chính sử dụng công nghệ cao, blockchain. Mỹ, Hàn Quốc cũng đưa ra nhiều quy định tăng tính minh bạch, tuân thủ pháp lý trong chống rửa tiền, tài trợ khủng bố với tiền số, tài sản ảo.

Cũng theo kế hoạch của Chính phủ, các bộ ngành liên quan phải đưa ra kế hoạch cụ thể với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro rửa tiền cao, như sử dụng tiền mặt, vàng trong nền kinh tế để mua bán bất động sản, tham nhũng.

Kế hoạch hành động trên được Chính phủ đưa ra nhằm sớm đưa Việt Nam ra khỏi danh sách rà soát tăng cường (danh sách xám) của Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF) trước tháng 5/2025. Đây là danh sách các nước cần được giám sát chặt chẽ của FATF gồm 20 quốc gia, trong đó có UAE, Syria, Panama, Quần đảo Cayman... về chống rửa tiền, tài trợ khủng bố.

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Eximbank sắp tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường lần hai

Eximbank dự kiến sẽ bầu bổ sung thành viên trong Ban kiểm soát nhiệm kỳ VII (2020-2025) và thông qua sửa đổi điều lệ ngân hàng tại Đại hội bất thường lần này.

Eximbank được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên gần 18.700 nghìn tỷ đồng Eximbank tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường, thông qua việc chuyển trụ sở ra Hà Nội

Sacombank trao 2 xe Vinfast VF3, chờ đón chủ nhân Vinfast VF7 Plus

Sacombank đã trao giải đợt một chương trình “Tiết kiệm xanh cùng Pay” đến 2 khách hàng may mắn trúng xe ô tô điện VinFast VF3. Chương trình tiếp tục diễn ra đến hết 07/12/2024, khách hàng tham gia vẫn còn cơ hội nhận 1 xe VinFast VF7 Plus, 2 xe VinFast VF

Bức tranh toàn cảnh Sacombank 10 năm qua Sacombank tiến tới hoàn thành đề án tái cơ cấu

Eximbank tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường, thông qua việc chuyển trụ sở ra Hà Nội

Cổ đông của Ngân hàng Eximbank đã chốt việc chuyển trụ sở từ TP. Hồ Chí Minh ra Hà Nội, miễn nhiệm thành viên Ban Kiểm soát và hai thành viên HĐQT tại Đại hội đồng cổ đông bất thường diễn ra sáng 28/11.

Eximbank chuẩn bị họp cổ đông bất thường bàn chuyện dời trụ sở Vì sao Eximbank muốn chuyển trụ sở ra Hà Nội?

Giải chạy Marathon Quốc tế do Techcombank đồng hành có tiếp tục được mong đợi?

Cột mốc năm thứ 7 không chỉ ghi nhận mức kỷ lục mới của vận động viên tham gia mà còn đánh dấu giải marathon Quốc tế TP Hồ Chí Minh Techcombank trở thành giải chạy biểu tượng của Thành phố với những giá trị tích cực.

Techcombank tạo dấu ấn tại Smart Banking 2024: giải pháp ngân hàng số “vượt trội” Techcombank Mobile Bảng xếp hạng ROE ngân hàng quý 3/2024: HDBank tiếp tục dẫn đầu, MB áp sát ACB, Techcombank đang trở lại