Kinh tế Mỹ sẽ ra sao nếu Fed không cắt giảm lãi suất trong năm nay?

Tỷ lệ suy thoái tăng cao có thể là một trong những rủi ro đối với kinh tế Mỹ nếu Fed không hạ lãi suất trong năm nay.

Chủ tịch Fed Powell
Chủ tịch Fed Powell

Các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhiều lần nói rằng họ cần có thêm dữ liệu thuyết phục chứng minh rằng lạm phát đang trên đà đạt được mục tiêu 2% trước khi cắt giảm lãi suất. Tuy vậy, báo cáo chỉ số giá tiêu dùng của tháng trước nóng bất ngờ hoàn toàn trái ngược với kỳ vọng. Đó là lý do tại sao Chủ tịch Fed Powell phát biểu hôm thứ Ba rằng ngân hàng trung ương sẽ không sớm cắt giảm lãi suất.

Các thị trường, doanh nghiệp và Nhà Trắng đang tập trung vào thời điểm và số lần cắt giảm lãi suất trong năm nay, tuy nhiên triển vọng dường như đang dần vụt tắt. Nền kinh tế Mỹ sẽ thế nào nếu trải qua thêm nhiều tháng lãi suất cao ngất ngưởng? Các chuyên gia cho rằng nó sẽ không tốt như hiện nay.

Thị trường lao dốc

Itay Goldstein, giáo sư tài chính tại Trường Kinh doanh Wharton của Đại học Pennsylvania, cho biết ngay cả với đợt bán tháo gần đây, giá thị trường chứng khoán vẫn phản ánh kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào cuối năm nay. “Có nguy cơ là nếu Fed không giảm lãi suất, giá thị trường sẽ giảm”.

Ông nói với CNN rằng điều đó sẽ có tác động lan tỏa đến nền kinh tế tổng thể. Thị trường chứng khoán sụt giảm có thể khiến các công ty trì hoãn đầu tư hoặc cắt giảm chi phí. Ví dụ, Tesla tuyên bố cắt giảm 10% lực lượng lao động do cổ phiếu của nhà sản xuất xe điện này đã giảm mạnh trong năm nay.

Ông nói thêm, thị trường sụt giảm cũng có thể khiến các hộ gia đình “cảm thấy mình không dư giả” và có thể khiến họ phải cắt giảm chi tiêu.

Quảng cáo

Tỷ lệ suy thoái tăng cao

Giáo sư Goldstein cho biết, Fed càng để lãi suất cao hơn lâu đồng nghĩa với việc các hộ gia đình và doanh nghiệp có thể phải gánh chịu nhiều tổn thất hơn.

Mặc dù cho đến nay điều đó vẫn chưa hoàn toàn đúng. Đặc biệt là, báo cáo doanh số bán lẻ mới nhất cho thấy người tiêu dùng tiếp tục chi tiêu bất chấp lạm phát và lãi suất cao nhất trong hai thập kỷ. Dẫu vậy, lãi suất tăng cao có xu hướng khiến mọi người tiết kiệm hơn thay vì đầu tư hoặc chi tiêu, khiến kinh tế chậm lại. Rủi ro đó sẽ tăng cao nếu Fed không cắt giảm lãi suất trong năm nay, ông nói.

Hiện tại, kỳ vọng Fed sẽ giữ lãi suất cao hơn đã đẩy lãi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng đáng kể. Lãi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 2 năm đã chạm mức 5% sau bài phát biểu hôm thứ Ba của Powell, thúc đẩy lãi suất thế chấp cao hơn.

Chi phí đi vay tăng

Cuối cùng, lãi suất cao trong thời gian dài hơn sẽ làm tăng chi phí đi vay trên toàn nền kinh tế. Điều này có thể có tác động tiêu cực đến chi tiêu của người tiêu dùng, đầu tư kinh doanh và thị trường nhà ở, Brian Rose, chuyên gia kinh tế cấp cao của UBS Global Wealth Management, nhận xét.

Nhưng không phải ai cũng nghĩ rằng vết nứt trong nền kinh tế sẽ lan rộng nếu Fed không cắt giảm lãi suất trong năm nay. David Mericle, nhà kinh tế trưởng tại Goldman Sachs, cho biết: “Chúng tôi nghĩ nền kinh tế đủ mạnh mà không cần đến cắt giảm lãi suất để tránh suy thoái”.

Theo CNN

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Giới siêu giàu Hàn Quốc lựa chọn đầu tư an toàn hơn vào năm 2025

Một báo cáo công bố ngày 22/12 cho hay, giới siêu giàu Hàn Quốc, chiếm chưa đến 1% dân số nước này, đang lựa chọn các lựa chọn đầu tư rủi ro thấp vào năm tới do tình hình kinh tế không chắc chắn.

Xuất khẩu nông sản của Hàn Quốc lập kỷ lục mới Chứng khoán Seoul trượt dốc do căng thẳng chính trị tại Hàn Quốc

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro