Canada có thể sớm trở thành nước xuất khẩu khí đốt hóa lỏng hàng đầu thế giới

Các nhà máy khí đốt của Canada dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động từ khoảng năm 2025, theo khẳng định của Shell. Trong giai đoạn đầu, dự kiến sẽ cung cấp ước tính khoảng 14 triệu tấn khí đốt/năm.

Trung Quốc và nhiều nước khác tại châu Á hiện đang tìm đến khí đốt hóa lỏng (LNG) ngày một nhiều như lựa chọn thay thế cho than đá nhằm đáp ứng cho nhu cầu năng lượng, chính vì vậy sự quan tâm với ngành LNG mới còn ở giai đoạn phát triển non trẻ tại Canada đang lớn dần, theo nội dung bài báo mới được Nikkei đăng tải.

Dù Canada chưa bao giờ xuất khẩu LNG, nhưng Liên đoàn Khí đốt Quốc tế (IGU) và hiệp hội các chuyên gia ngành đã lựa chọn Vancouver – thành phố lớn nhất thuộc bờ Tây của tỉnh British Columbia làm địa điểm tổ chức hội nghị LNG thế giới bởi Canada có tiềm năng lớn để trở thành nước sản xuất LNG trên thế giới.

“Khí đốt LNG từ Canada có thể là câu trả lời cho vấn đề thiếu khí đốt hiện nay”, chủ tịch Hiệp hội Khí đốt Canada – ông Timothy Egan phân tích.

Từ khoảng một thập kỷ trước, đã có những kế hoạch xây dựng hàng chục nhà máy LNG tại miền Tây Canada, tuy nhiên cho đến nay chưa có kế hoạch nào trở thành hiện thực. Dự án năng lượng LNG tại Canada được vận hành bởi Shell là dự án duy nhất đã đến được giai đoạn đầu tư.

Tuy nhiên, mọi chuyện giờ đây đã khác. Các nhà máy khí đốt của Canada dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động từ khoảng năm 2025, theo khẳng định của Shell. Trong giai đoạn đầu, dự kiến sẽ cung cấp ước tính khoảng 14 triệu tấn khí đốt/năm. Đồng thời cũng đang có những kế hoạch tăng gấp đôi sản lượng từ khoảng năm 2030. Nhiều bên đang nghiên cứu chi phí và tính khả thi của dự án.

“Chúng tôi đang chờ xem liên doanh này mang lại những gì trong giai đoạn sắp tới, liệu nó có tiếp tục thu hút dòng vốn đầu tư hay không”, CEO của Shell – ông Wael Sawan nói với phóng viên.

Quảng cáo

Tập đoàn JGC Holdings của Nhật nhiều khả năng cũng sẽ ký kết hợp đồng thiết kế và xây dựng nhà máy khí đốt thông qua một liên doanh độc lập.

Cùng với Shell, nhiều doanh nghiệp châu Á hiện đã có cổ phần trong liên doanh khí đốt tại Canada trong đó có bao gồm Mitsubish Corp của Nhật, PetroChina của Trung Quốc, Kogas của Hàn Quốc và Petronas của Malaysia.

Nhiều doanh nghiệp sẽ bán LNG cho các doanh nghiệp châu Á hoặc nội địa. Có một số doanh nghiệp liên doanh ví như Petronas hiện đang nắm quyền khai thác khí đốt tại Canada đồng thời sẵn sàng để xuất khẩu.

Châu Á hiện là nơi tập trung ba nước nhập khẩu LNG lớn nhất thế giới bao gồm Nhật bản, Trung Quốc và Hàn Quốc. Đông Á tiêu thụ khoảng nửa lượng LNG của thế giới, theo số liệu của công ty nghiên cứu châu Âu Rystad Energy.

Trước đây, Nhật và Hàn Quốc nhập khẩu khí đốt từ khu vực viễn đông của Nga, tuy nhiên căng thẳng Nga – Ukraine trong thời gian gần đây đã khiến họ phải tìm đến LNG của Bắc Mỹ.

Một số quốc gia Đông Nam Á ví như Việt Nam và Philippines đã bắt đầu nhập khẩu LNG khi họ dịch chuyển khỏi việc sử dụng than đá. Nhu cầu của Đông Nam Á với LNG nhiều khả năng sẽ tăng lên mức 77 triệu tấn trong năm 2030, tức tương đương gấp bốn lần ngưỡng của năm 2022, như vậy khi đó, mức tiêu thụ LNG của Đông Nam Á có thể tương đương với Nhật và đứng đầu thế giới.

Dù rằng cho đến nay, Canada chưa xuất khẩu LNG, số lượng các nhà máy LNG đến được giai đoạn đầu tư hứa hẹn sẽ mang đến công suất trên 40 triệu tấn.

Khi các nhà máy bắt đầu xuất LNG, Canada thậm chí sẽ trở thành nước xuất khẩu LNG có quy mô lớn hơn cả Nga. Trong năm ngoái, Nga đứng thứ 4 thế giới với sản lượng xuất khẩu LNG ước tính 33 triệu tấn.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Sự sụt giảm "tàn khốc" của đồng yen

Theo báo Die Welt của Đức, Nhật Bản được coi là thị trường chứng khoán yêu thích trong năm 2024. Nhưng sau khởi đầu thuận lợi, việc đồng yen giảm giá mạnh có thể cản trở kế hoạch của các nhà đầu tư.

The Economist: Nhật Bản có thể vực dậy đồng yên khỏi đáy lịch sử? Đồng yen không ngừng trượt giá, Nhật Bản thay thế Thứ trưởng phụ trách ngoại hối

Pháp đặt cược hàng tỷ euro vào Thế vận hội Paris 2024

Các chuyên gia tài chính cho rằng thật khó để chắc chắn liệu hàng tỷ euro mà Pháp chi cho Thế vận hội Paris 2024 có mang lại lợi ích kinh tế như các nhà tổ chức đang hy vọng hay không.

So găng tăng trưởng GDP dự kiến giữa G7 và BRICS: Quy mô kinh tế của BRICS có thể vượt G7 trong 2 thập kỷ Kinh tế nông nghiệp trong GDP của khu vực đô thị còn rất thấp

Đề xuất mức thuế tối thiểu toàn cầu đối với những người giàu nhất thế giới

Ngày 25/6, nhà kinh tế học người Pháp Gabriel Zucman - được Nhóm G20 ủy quyền đã công bố báo cáo cho thấy sự cấp thiết phải đưa ra mức thuế tối thiểu toàn cầu đối với những người giàu nhất thế giới.

Bật mí 'bí mật' của người giàu Khan hiếm dự án bất động sản phục vụ giới siêu giàu Việt Nam Nga tăng thuế thu nhập đối với người giàu

Nguy cơ khủng hoảng tiêu dùng tại nước Mỹ

Tại Mỹ, chi tiêu tiêu dùng đóng góp khoảng 2/3 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nền kinh tế lớn nhất thế giới. Từ trước đến nay, dường như không có điều gì có thể ngăn cản được người tiêu dùng Mỹ.