Nghịch lý nền kinh tế lạm phát gần 72% lại có mức tăng trưởng giàu có mạnh nhất thế giới với 157%, vượt xa Mỹ, Nga

Trong bảng xếp hạng mức độ giàu có toàn cầu, quốc gia này vượt xa các nền kinh tế khác trên thế giới. Điều này gây ngạc nhiên vì mức độ lạm phát siêu cao của nước này.

Ngân hàng UBS của Thuỵ Sĩ viết trong báo cáo tài sản toàn cầu Global Wealth Report 2024: “Từ năm 2022 đến năm 2023, Thổ Nhĩ Kỳ có mức tăng trưởng tài sản bình quân trên mỗi người trưởng thành là hơn 157%, bỏ xa mọi quốc gia khác”.

Xếp sau Thổ Nhĩ Kỳ lần lượt là Nga và Qatar với mức tăng trưởng tài sản trung bình trên mỗi người trưởng thành là gần 20%. Nam Phi có mức tăng 16%. Tại Mỹ, tài sản bình quân mỗi người trưởng thành tăng gần 2,5%.

Lạm phát ở Thổ Nhĩ Kỳ ở mức gần 72%, một con số cực cao đối với 85 triệu dân của nước này. Nền kinh tế đã chứng kiến sức mua giảm mạnh trong vài năm qua. Trong 5 năm trở lại đây, đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ đã mất gần 83% giá trị so với đồng USD.

Nhưng đối với những người Thổ Nhĩ Kỳ sở hữu tài sản như nhà cửa, sự giàu có của họ đã tăng lên, vì lạm phát đẩy giá trị của chúng lên cao.

Quảng cáo

Báo cáo của UBS định nghĩa tài sản ròng là “giá trị của tài sản tài chính cộng với tài sản thực (chủ yếu là nhà ở) do các hộ gia đình sở hữu, trừ đi các khoản nợ của họ”.

Chuyên gia kinh tế Samuel Adams tại UBS Global Wealth Management chỉ ra rằng nếu lạm phát quá cao, điều đó khiến giá các tài sản thực như nhà ở tăng theo lạm phát. Vì thế, những người có quyền sở hữu nhà hoặc chứng khoán có xu hướng tích luỹ được nhiều tài sản hơn trong môi trường lạm phát cao.

Ông Adams nói thêm: “Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là mọi người đều được hưởng lợi như nhau. Nếu bạn không sở hữu những tài sản đó, nếu mức lương không theo kịp lạm phát thì ảnh hưởng sẽ khá tiêu cực”.

UBS cho biết thêm rằng khi đánh giá mức tăng trưởng tài sản bình quân của các quốc gia trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến năm 2023, sự phát triển mạnh mẽ nhất diễn ra ở Thổ Nhĩ Kỳ. Tại đây, tài sản bình quân trên mỗi người trưởng thành tăng 1708% tính theo đồng nội tệ.

Nhà kinh tế trưởng Paul Donovan của UBS Global Wealth Management đã chỉ ra rằng giàu tài sản không nhất thiết sẽ giàu tiền mặt. Ở Thổ Nhĩ Kỳ, điều này thực sự có thể ngược lại. Họ có thể giàu tài sản nhưng nghèo tiền mặt.

Ông nói thêm: “Điều đó chắc chắn có khả năng xảy ra. Vì nhiều căng thẳng nảy sinh trong nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ trong vài năm qua đều xảy ra do thu nhập thực tế âm”.

Theo CNBC

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc