Dấu mốc 30 năm thị trường bảo hiểm Việt Nam: Phần lớn trong tay nước ngoài

Với riêng bảo hiểm nhân thọ, ngoài Bảo Việt Nhân Thọ (thuộc Tập đoàn Bảo Việt), toàn bộ 18 doanh nghiệp còn lại đều 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh...

Hình minh họa
Hình minh họa

Trước năm 1993, tại Việt Nam chỉ có duy nhất một doanh nghiệp bảo hiểm, hoạt động theo hình thức bao cấp là Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam. Và phải đến khi Chính phủ ban hành Nghị định số 100-CP ngày 18/12/1993 về kinh doanh bảo hiểm mới tạo ra một cơ sở, hành lang pháp lý ban đầu, rộng đường cho thị trường bảo hiểm Việt Nam phát triển mạnh mẽ cả về quy mô, chất lượng về sau...

Tròn 30 năm sau dấu mốc trên, Việt Nam hiện đã có 79 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm đang hoạt động. Trong đó có 31 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 1 chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, 19 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 2 doanh nghiệp tái bảo hiểm, 26 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

Theo số liệu của Bộ Tài chính, tới cuối năm 2022, tổng tài sản của các doanh nghiệp bảo hiểm ước đạt 811.312 tỷ đồng, tăng 14,51% so với năm 2021. Tổng nguồn vốn chủ sở hữu ước đạt 162.814 tỷ đồng, tăng 3,83% so với năm trước. Tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 251.306 tỷ đồng, tăng 15,09%.

2023-03-02-234709-7699.png

Nguồn: Tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (IAV).

Trong đó, riêng tổng tài sản của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ước đạt 694.083 tỷ đồng, tăng 15,8% so với năm 2021. Các doanh nghiệp này đã đầu tư trở lại nền kinh tế ước đạt 592.811 tỷ đồng, tăng 13,9% so với năm 2021; tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm ước đạt 493.658 tỷ đồng, tăng 14,5% với năm 2021.

Đồng thời, tổng doanh thu phí bảo hiểm của thị trường bảo hiểm nhân thọ ước đạt 183.105 tỷ đồng, tăng 15% với năm 2021. Số lượng hợp đồng có hiệu lực (hợp đồng chính) ước đạt khoảng 14,3 triệu hợp đồng, tăng 5,6% so với năm 2021.

Với bảo hiểm nhân thọ, bên cạnh doanh nghiệp nội có thị phần lớn nhất là Bảo Việt Nhân Thọ, gần như toàn bộ "sân chơi" còn lại đều nằm trong tay của hơn một chục công ty TNHH 100% vốn nước ngoài.

bh-3833.jpg

Khi Manulife, Sun Life liên tục báo lỗ, doanh nghiệp bảo hiểm trong nước thì sao?

Dù doanh thu của các doanh nghiệp bảo hiểm vẫn tăng trưởng những năm qua, song lợi nhuận lại phân hóa rõ nét, thậm chí một số hãng bảo hiểm nước ngoài còn báo lỗ nhiều năm liền.

Trong những năm qua, khối doanh nghiệp ngoại này đã không ngừng mở rộng quy mô tại thị trường Việt Nam. Riêng năm 2022, có tới 4 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ngoại tăng vốn điều lệ với tổng số gần 9.000 tỷ đồng. Trong đó, AIA tăng 5.000 tỷ đồng, Dai-ichi Life tăng 2.100 tỷ đồng, FWD tăng 1.585 tỷ đồng và Phú Hưng tăng 250 tỷ đồng.

Quảng cáo

Tới cuối năm 2022, dù Bảo Việt Nhân Thọ vẫn tiếp tục dẫn đầu về thị phần (18,8%), song khoảng cách ngày càng bị thu hẹp so với nhóm ngoại top đầu; Tiếp theo lần lượt là Prudential (17,7%), Manulife (17%), Dai-ichi (12,7%), AIA (10,3%), MB Ageas (3,7%), FWD (3,4%), Sun Life (3,1%), Generali (2,9%), Chubb (2,7%), Hanwha (2,5%), Cathay (1,5%), MVI (1,5%), BIDV MetLife (1%). Các doanh nghiệp còn lại chỉ chiếm thị phần nhỏ dưới 1%.

Đáng chú ý, tại thị trường bảo hiểm nhân thọ, trong khi kênh bán bảo hiểm qua ngân hàng (bancassurance) liên tục đạt mức tăng trưởng ấn tượng, tới trên 50% mỗi năm trong những năm gần đây, thì kênh bán bảo hiểm qua đại lý (agency) lại chỉ có mức tăng khiêm tốn.

Đơn cử, năm 2019, kênh bancassurance đạt mức tăng trưởng ấn tượng với hơn 60% trong khi kênh đại lý chỉ tăng khoảng 5%. Ở thời điểm này, doanh thu phí bảo hiểm đến từ kênh bancassurance chiếm khoảng gần 30% tổng doanh thu phí bảo hiểm. Đây là một bước nhảy vọt khi năm 2016, mảng bancassurance mới chỉ chiếm khoảng 10%.

Thống kê của Bộ Tài chính tới hết quý 3/2022 cho thấy, tổng số phí bảo hiểm thu xếp qua môi giới 9 tháng năm 2022 đạt 11.506 tỷ đồng, chiếm chưa tới 10% tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ khai thác trong giai đoạn (hơn 127 nghìn tỷ đồng). Theo Tin nhanh Chứng khoán, trong giai đoạn trên, nếu như doanh thu phí khai thác mới từ kênh đại lý cá nhân tăng 23,6% thì kênh bancassurance tăng tới 80%.

Việc phát triển nhanh chóng trên của kênh bancassurance cũng kéo theo không ít bất cập đã được báo giới phản ánh thời gian gần đây như một số nhân viên ngân hàng ép khách hàng mua bảo hiểm khi vay vốn, hoặc tư vấn không đầy đủ khiến một số khách hàng nhầm lẫn giữa sản phẩm bảo hiểm và sản phẩm ngân hàng...

bancassurance-hria-3942.jpg

Một số "lương duyên" nổi bật giữa bảo hiểm và ngân hàng.

Trái chiều lợi nhuận

Thống kê của chúng tôi, tổng hợp từ báo cáo tài chính đã công bố của 13 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ nước ngoài năm 2021 cho thấy, các doanh nghiệp này có tổng doanh thu của đạt khoảng 132.000 tỷ đồng, tăng gần 20% so với năm 2020. Trong đó, doanh thu thuần từ kinh doanh bảo hiểm đạt khoảng 105 nghìn tỷ đồng, chiếm 80% tổng doanh thu của nhóm.

Đặc biệt, năm 2021, chỉ riêng 4 “ông lớn” Prudential, Manulife, Dai-ichi và AIA đã chiếm khoảng 82%, lần lượt đạt 39.152 tỷ đồng, 30.739 tỷ đồng, 20.245 tỷ đồng và 18.124 tỷ đồng. Đây cũng là 4 doanh nghiệp có tổng tài sản lớn nhất trong nhóm doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài.

Tuy nhiên, ngoài Dai-ichi có lợi nhuận sau thuế năm 2021 tăng hơn 2 lần so với năm 2020, đạt 2.787 tỷ đồng thì 3 doanh nghiệp còn lại đều có lợi nhuận sụt giảm mạnh. Trong đó, Prudential giảm mạnh từ mức kỷ lục 2.251 tỷ đồng trong năm 2020 còn 473 tỷ đồng năm 2021; AIA cũng giảm từ 1.569 tỷ đồng năm 2020 xuống còn 891 tỷ đồng năm 2021.

ln-bhnt-6049-1507.png

Với Manulife, năm 2021 còn ghi nhận mức lỗ kỷ lục tới hơn 4.741 tỷ đồng, tăng gần 3 lần so với số lỗ của năm liền kề, kéo theo số lỗ lũy kế đến cuối năm 2021 lên gần 8.000 tỷ đồng.

Theo Lao động và Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Thị trường 3

Chỉ số S&P 500 và Nasdaq nối dài chuỗi kỷ lục

Tại thị trường chứng khoán Phố Wall, chỉ số S&P 500 ghi nhận mức đóng cửa cao kỷ lục phiên thứ năm liên tiếp trong phiên 9/7, trong khi chỉ số Nasdaq đóng cửa ở mức cao kỷ lục phiên thứ sáu liên tiếp.

S&P 500 và Nasdaq đồng loạt tăng lên mức cao nhất mọi thời đại sau báo cáo CPI thấp hơn dự kiến Cổ phiếu Nvidia đảo chiều giúp chỉ số Nasdaq thoát khỏi sắc đỏ

Người mua chờ đợi điều gì từ nay đến cuối năm?

Cuối năm 2024, nhiều dự đoán tích cực về thị trường bất động sản đang tạo tâm lý phấn khởi cho người mua nhà. Song, việc “cân đo đong đếm” giữa các yếu tố khiến không ít người người “gác” chuyện mua nhà sang thời điểm cuối năm 2024.

Nhà đầu tư nước ngoài đổ vào thị trường bất động sản 2,47 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm Chung cư là phân khúc 'nóng' nhất thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm

Việt Nam xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất vào Mỹ

Top 5 thị trường xuất khẩu hạt tiêu chủ lực có đến 4 thị trường tăng trưởng mạnh về khối lượng và trị giá, chỉ riêng thị trường Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất là giảm lượng nhập khẩu.

Thêm vụ nghi lừa đảo khi xuất khẩu hồ tiêu và nhân điều sang thị trường Dubai-UAE Diện tích ngày một giảm, đe dọa vị trí nước xuất khẩu hồ tiêu số 1 thế giới của Việt Nam

Nghịch lý ngành phân bón: Sản xuất dư thừa, nhập siêu vẫn tăng mạnh

Năng lực sản xuất ure của 4 nhà máy trong nước là: Phú Mỹ, Cà Mau, Ninh Bình và Hà Bắc khoảng 3 triệu tấn. Nhu cầu ure cho sản xuất nông nghiệp trong nước từ 1,6 – 1,8 triệu tấn/năm. Sản xuất dư thừa doanh nghiệp phải đẩy mạnh xuất khẩu để giảm tồn kho, trong khi đó nhập khẩu ure vẫn tăng.

Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau: Cung ứng tối đa nội địa, hướng mạnh xuất khẩu Phân bón Cà Mau ký hợp tác với Tập đoàn Yetak, đẩy mạnh thị phần tại Campuchia