Tình trạng thiếu nhà ở, giá cao vẫn kéo dài tại Mỹ

Theo dự báo của ngân hàng Bank of America (BofA), tình trạng thiếu nhà ở, giá cao vẫn kéo dài tại Mỹ.

Một ngôi nhà treo biển rao bán tại New York, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN

 

Cùng với đó, lãi vay mua nhà có thể không giảm nhiều ngay cả khi Cục Dự trữ liên bang (Fed) cắt giảm lãi suất.

Trưởng bộ phận kinh tế Mỹ tại Bank of America, ông Michael Gapen khuyên những người lần đầu mua nhà nên kiên nhẫn. Ông nhận định: "Việc này sẽ phải mất nhiều năm mới giải quyết được. Không có giải pháp thần kỳ nào cả".

Giá bất động sản tăng vọt trong thời kỳ COVID-19. Sau đó, cuộc chiến chống lạm phát của Fed khiến lãi suất tăng cao. Tình trạng này khiến việc mua nhà lúc này trở nên khó khăn. Ông Gapen cho biết: "Đó là một sự kết hợp kỳ lạ. Lãi vay tăng đáng kể và giá nhà cũng đi lên. Điều này thường không xảy ra".

Tháng trước, giá nhà trung bình đã tăng tháng thứ 11 liên tiếp, lên mức kỷ lục 419.300 USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2023. Bank of America dự báo bất động sản tại nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ đắt thêm 4,5% trong năm nay và 5% vào năm sau, trước khi giảm 0,5% vào năm 2026.

Trong khi đó, dữ liệu từ hãng thế chấp Freddie Mac cho biết lãi suất trung bình của khoản vay cố định 30 năm đã đạt mức cao nhất trong sáu tháng, là 7,22% vào đầu tháng Năm. Mức này giảm xuống quanh 6,87% vào ngày 20/6.

Giá nhà tăng cao do thiếu hụt nguồn cung. Trong khi đó, lý do ảnh hưởng đáng kể đến nguồn cung là hiệu ứng khóa tài sản, tức là những người đã mua nhà với lãi suất thấp ở thời điểm dịch COVID-19 không muốn bán lại để mua căn hộ mới, khi giá và lãi vay tăng.

Bank of America cảnh báo hiệu ứng này có thể kéo dài thêm 6-8 năm nữa, nghĩa là nguồn cung bất động sản vẫn khó khăn trong thời gian tới. Về lý thuyết, nguồn cung nhà xây mới giúp tháo gỡ thị trường. Tuy nhiên, ngân hàng này dự đoán số lượng nhà khởi công mới sẽ không thay đổi trong những năm tới.

Quảng cáo

Theo kết quả thăm dò gần đây của Gallup, chỉ 21% người Mỹ cho rằng đây là thời điểm tốt để mua nhà, trong khi 76% người được hỏi cho rằng hiện không phải lúc mua nhà. Chuyên gia Gapen của Bank of America cho rằng nếu nền kinh tế Mỹ đạt được cú hạ cánh mềm - nghĩa là lạm phát hạ nhiệt mà không gây ra suy thoái kinh tế - thì nguy cơ giá nhà sẽ tăng cao hơn dự đoán.

Theo số liệu được Hiệp hội Bất động sản quốc gia (NAR), doanh số bán nhà đã qua sở hữu của Mỹ đã giảm trong tháng 3/2024 do lãi suất và giá nhà cao hơn khiến nhiều người mua phải rời khỏi thị trường.

Theo NAR, trên cơ sở điều chỉnh theo mùa, doanh số bán nhà đã qua sở hữu, chiếm phần lớn doanh số bán nhà của Mỹ, đã giảm 4,3% trong tháng 3/2024, xuống mức 4,19 triệu căn. So với cùng kỳ năm ngoái, tính đến tháng B, doanh số bán nhà đã qua sở hữu ở Mỹ đã giảm 3,7%.

Doanh số bán nhà tiếp tục bị hạn chế do nguồn cung khan hiếm, nhất là phân khúc nhà ở giá rẻ, trong khi giá nhà tiếp tục tăng khiến nhiều người mua phải rời khỏi thị trường. Doanh số bán nhà trong khoảng giá từ 100.000-250.000 USD giảm 15,8% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi doanh số bán nhà có giá từ 1 triệu USD trở lên tăng 14,0%.

Mặc dù nguồn cung nhà ở đã tăng 4,7%, lên 1,11 triệu căn, vào tháng 3/2024 và tăng 14,4% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng vẫn thấp hơn mức gần 2 triệu căn trước đại dịch COVID-19. Với tốc độ bán hàng của tháng Ba, sẽ phải mất khoảng 3,2 tháng để bán hết số nhà tồn kho hiện tại, tăng so với mức 2,7 tháng cùng kỳ năm ngoái, song vẫn thấp hơn mức từ 4 - 7 tháng được coi là cân bằng lành mạnh giữa cung và cầu.

Bất chấp sự cải thiện về nguồn cung, giá nhà đã qua sở hữu trung bình ở Mỹ vẫn tăng 4,8% so với cùng kỳ năm ngoái, lên mức 393.500 USD/căn trong tháng Ba. Dữ liệu từ tổ chức cho vay thế chấp Fannie Mae ngày 17/4 cũng cho thấy so với cùng kỳ trong quý I/2024, giá nhà đã tăng 7,4%, sau khi tăng 6,6% trong quý IV/2023.

Trong khi đó, công ty phân tích bất động sản Green Street cho biết, xu hướng làm việc từ xa đã tạo ra một "hố đen" trên thị trường bất động sản văn phòng ở Mỹ, đẩy nhu cầu giảm mạnh xuống thấp hơn nhiều so với trước đại dịch COVID-19.

Green Street cho biết, ngoài nhu cầu giảm do xu hướng làm việc tại nhà, thị trường bất động sản văn phòng còn phải đối mặt với những trở ngại khi các công ty ngày càng cân nhắc kỹ hơn về chi phí này.

Theo Green Street, thị trường bất động sản văn phòng đã trải qua 4 năm trì trệ nhất từ trước tới nay. Diện tích văn phòng bị bỏ trống kể từ năm 2019 đã vượt qua con số được ghi nhận trong thời kỳ bong bóng dot-com (sự kiện kinh tế tài chính nổi bật những năm 2000, khi toàn thế giới chứng kiến sự sụp đổ không phanh của các công ty công nghệ) và "lấn át" cả thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Diện tích văn phòng sẵn có chiếm khoảng 25% nguồn cung tính đến cuối năm 2023, ghi dấu mức cao lịch sử.

Để công suất sử dụng văn phòng ở Mỹ quay trở lại mức trước đại dịch, phải mất 5 năm dựa trên những giả định đầy tham vọng, chẳng hạn như tỷ lệ hấp thụ nguồn cung mới ngang bằng với năm 2019, khi triển vọng kinh tế và tăng trưởng việc làm mạnh mẽ sẽ khiến nhu cầu tốt hơn.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Thị trường

Người mua chờ đợi điều gì từ nay đến cuối năm?

Cuối năm 2024, nhiều dự đoán tích cực về thị trường bất động sản đang tạo tâm lý phấn khởi cho người mua nhà. Song, việc “cân đo đong đếm” giữa các yếu tố khiến không ít người người “gác” chuyện mua nhà sang thời điểm cuối năm 2024.

Nhà đầu tư nước ngoài đổ vào thị trường bất động sản 2,47 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm Chung cư là phân khúc 'nóng' nhất thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm

Việt Nam xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất vào Mỹ

Top 5 thị trường xuất khẩu hạt tiêu chủ lực có đến 4 thị trường tăng trưởng mạnh về khối lượng và trị giá, chỉ riêng thị trường Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất là giảm lượng nhập khẩu.

Thêm vụ nghi lừa đảo khi xuất khẩu hồ tiêu và nhân điều sang thị trường Dubai-UAE Diện tích ngày một giảm, đe dọa vị trí nước xuất khẩu hồ tiêu số 1 thế giới của Việt Nam

Nghịch lý ngành phân bón: Sản xuất dư thừa, nhập siêu vẫn tăng mạnh

Năng lực sản xuất ure của 4 nhà máy trong nước là: Phú Mỹ, Cà Mau, Ninh Bình và Hà Bắc khoảng 3 triệu tấn. Nhu cầu ure cho sản xuất nông nghiệp trong nước từ 1,6 – 1,8 triệu tấn/năm. Sản xuất dư thừa doanh nghiệp phải đẩy mạnh xuất khẩu để giảm tồn kho, trong khi đó nhập khẩu ure vẫn tăng.

Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau: Cung ứng tối đa nội địa, hướng mạnh xuất khẩu Phân bón Cà Mau ký hợp tác với Tập đoàn Yetak, đẩy mạnh thị phần tại Campuchia

Xuất khẩu cà phê đã mang về hơn 3 tỷ USD sau nửa năm

Tính đến giữa tháng 6, xuất khẩu cà phê đạt 862.426 tấn, mang về hơn 3 tỷ USD, giảm gần 8% về khối lượng nhưng tăng gần 39% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, nhờ giá bình quân xuất khẩu tăng đến 41%. Trong số 5 thị trường chính thì Đức là quốc gia nhập khẩu số 1 cà phê Việt Nam.

Khối lượng xuất khẩu cà phê của VN sẽ bị tác động trực tiếp khi EUDR chính thức áp dụng Xuất khẩu cà phê sẽ gặp khó khăn tại thị trường EU trong năm 2023

Nghi vấn “rút ruột” hàng hóa tại cảng Cát Lái: Tân Cảng Sài Gòn, VPSA và các doanh nghiệp sẽ điều tra đến cùng

Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), một số doanh nghiệp liên quan và đại diện Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn vừa có buổi làm việc tại Văn phòng VPSA, về tình trạng thiếu hụt hàng hóa trong quá trình xuất khẩu hồ tiêu và cà phê.

Golive phần mềm tham quan thực tế ảo VR360 cảng Tân Cảng Cát Lái từ độ cao 1000m Cảng cạn Tân Cảng Mộc Bài – giải pháp đem cảng tới gần khách hàng

Khác biệt trong cách nhập khẩu gạo của Trung Quốc

Trung Quốc là thị trường mua gạo lớn của Việt Nam, nhiều năm liền đất nước 1,4 tỷ dân này luôn đứng vị trí nước nhập khẩu gạo lớn thứ 2 (sau Philippines). Song, 5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo vào Trung Quốc giảm đến 67,83% về lượng và 67,28% về kim ngạch.

Khác biệt trong cách nhập khẩu gạo của Trung Quốc

Trung Quốc là thị trường mua gạo lớn của Việt Nam, nhiều năm liền đất nước 1,4 tỷ dân này luôn đứng vị trí nước nhập khẩu gạo lớn thứ 2 (sau Philippines). Song, 5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo vào Trung Quốc giảm đến 67,83% về lượng và 67,28% về kim ngạch.

Nguyên nhân nào khiến xuất khẩu gạo sang Trung Quốc giảm mạnh? Lệnh cấm xuất khẩu gạo của các nước khiến giá lúa, gạo tăng “thẳng đứng”

Cổ phiếu thép “nổi sóng” sau động thái mới của Bộ Công Thương liên quan đến các vụ kiện bán phá giá thép mạ và HRC

Phiên ngày 17/6, các cổ phiếu ngành thép đi ngược thị trường, thậm chí cổ phiếu HSG còn tăng kịch biên độ lên mức đỉnh hai năm sau thông tin Bộ Công Thương quyết định điều tra chống bán phá giá một số sản phẩm thép mạ có xuất xứ Trung Quốc và Hàn Quốc.