Ngân hàng đang khai thác "mùa vàng" bảo hiểm như thế nào?

Doanh thu bán bảo hiểm của các ngân hàng liên tục tăng trong những năm qua, tiến gần tới vị thế của một kênh chủ lực...

Hình minh họa
Hình minh họa

Hiện tại hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam đều đã ký hợp đồng độc quyền phân phối cho các hãng bảo hiểm. Nguồn thu theo đó tăng lên, đi cùng với áp lực thực hiện hợp đồng. Một số ngân hàng chưa ký độc quyền và xem đó như "của để dành" trong một thị trường ngày càng mở rộng.

Ngân hàng sẽ trở thành nhà bán bảo hiểm chủ lực?

Phân phối bảo hiểm qua ngân hàng (bancassurance) không phải là một nghiệp vụ mới của các ngân hàng Việt Nam. Bancassurance là sự kết hợp của “Ngân hàng - Bank” và “Bảo hiểm - Assurance”, trong đó, các ngân hàng sẽ cung cấp các sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng thông qua mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch của mình.

Khoảng chục năm trở lại đây, hoạt động bancassurance tại Việt Nam chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ với mức tăng trưởng đáng kinh ngạc ngay cả những giai đoạn nền kinh tế khó khăn.

Theo Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), nửa đầu năm 2022, doanh thu phí bảo hiểm qua kênh bancassurance của doanh nghiệp bảo hiểm đã chiếm tới 41% tổng doanh thu khai thác mới. Tỷ lệ này còn được dự báo sẽ sớm đạt 50% trong vài năm tới, giúp ngân hàng vượt qua các đại lý trở thành kênh phân phối chủ lực cho các công ty bảo hiểm.

Việc bắt tay hợp tác này đôi bên cùng có lợi. Doanh nghiệp bảo hiểm có thể tận dụng tệp khách hàng lớn từ ngân hàng, hệ thống điểm giao dịch trải rộng cả nước, qua đó giảm thiểu chi phí mở rộng, tìm kiếm khách hàng mới; trong khi về phần mình, các ngân hàng tăng được nguồn thu ngoài lãi, giảm bớt phụ thuộc vào tín dụng và thúc đẩy chiến lược ngân hàng bán lẻ.

thi-truong-bao-hiem_gpct_aiqd_pymb_DAWK.jpg

Dấu mốc 30 năm thị trường bảo hiểm Việt Nam: Phần lớn trong tay nước ngoài

Với riêng bảo hiểm nhân thọ, ngoài Bảo Việt Nhân Thọ (thuộc Tập đoàn Bảo Việt), toàn bộ 18 doanh nghiệp còn lại đều 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh...

Thông thường, khi hợp tác bán chéo, các nhà băng sẽ có thêm hai khoản thu nhập lớn từ công ty bảo hiểm.

Một là khoản thu do được quyền khai thác cơ sở khách hàng và mạng lưới chi nhánh hiện có của ngân hàng. Đây là các khoản thu nhập cố định, giá trị tùy thuộc vào quy mô, uy tín của ngân hàng.

Hai là khoản phí thu được khi ngân hàng bán được các hợp đồng bảo hiểm.

Theo đó, với việc bắt tay bán chéo sản phẩm, doanh thu của các ngân hàng liên tục được cải thiện trong những năm qua.

Ngân hàng Quân đội (MB) là một ví dụ. Nhờ việc sở hữu tới 2 công ty bảo hiểm là Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Quân đội (MIC) và Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ MB Ageas (MBAL) trong cả hai phân khúc nhân thọ và phi nhân thọ, doanh thu từ mảng bancassurance của MB đã có sự tăng trưởng vượt bậc.

screen-shot-2023-02-28-at-55806-pm-3349.png

Nguồn: BCTC của các ngân hàng.

Quảng cáo

Báo cáo tài chính hợp nhất cho thấy, doanh thu từ bancassurance của MB đã tăng trưởng mạnh từ mức 2.866 tỷ đồng trong năm 2018 lên tới 10.185 tỷ đồng khi kết thúc năm 2022, tương đương mức tăng tới 3,5 lần chỉ trong quãng thời gian 5 năm.

Doanh thu từ kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm hiện đã chiếm tới 71,5% tổng doanh thu từ hoạt động dịch vụ của nhà băng này.

Trong khi đó, với việc ký thỏa thuận hợp tác độc quyền phân phối bảo hiểm qua ngân hàng với AIA Việt Nam, Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đã thu về 3.354 tỷ đồng doanh thu từ hoạt động kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm trong năm qua, chiếm tới hơn 57% tổng doanh thu từ hoạt động dịch vụ của ngân hàng.

Tại Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank), sau khi chính thức ký kết thỏa thuận 15 năm hợp tác với Manulife Việt Nam từ năm 2017, doanh thu từ hoạt động bancassurance cũng liên tục tăng trưởng mạnh.

Chỉ tính riêng trong năm 2022, dịch vụ hợp tác bảo hiểm đã mang về cho Techcombank số tiền 1.751 tỷ đồng, tăng 12,4% so với năm 2021 và chiếm 16,2% tổng doanh thu phí dịch vụ của ngân hàng.

Tương tự, tại một loạt các thành viên khác như VIB, TPBank hay SeABank, doanh thu từ bancassurance cũng liên tục tăng trưởng mạnh, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu phí dịch vụ của ngân hàng.

screen-shot-2023-02-28-at-55816-pm-5571.png

Đối với khối ngân hàng quốc doanh, mặc dù doanh số không được thể hiện chi tiết trên thuyết minh báo cáo tài chính, nhưng những thông tin được “hé lộ” từ hợp đồng ký kết phần nào cho thấy những con số “khủng” mà mảng này mang về cho các nhà băng.

Đầu năm 2020, Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) hợp tác với FWD với thỏa thuận hợp tác độc quyền phân phối trong thời hạn 15 năm. Riêng phần phí trả trước cho thương vụ này được ước tính mang về cho Vietcombank tới 400 triệu USD, tương đương khoảng 9.300 tỷ đồng.

Cùng năm, Manulife Việt Nam và Ngân hàng Công thương (VietinBank) chính thức ký kết thoả thuận hợp tác độc quyền 16 năm phân phối bảo hiểm nhân thọ qua hệ thống mạng lưới của VietinBank.

Cả hai bên đều không tiết lộ mức phí trả trước cho hợp đồng này. Nhưng theo Bloomberg, thỏa thuận bancassurance giữa VietinBank và Manulife có thể được định giá vài trăm triệu USD. Tại ĐHCĐ năm 2022, ông Trần Minh Bình, Chủ tịch HĐQT VietinBank, cho biết ngân hàng đặt mục tiêu doanh số bancassurance 1.000 tỷ đồng trong năm 2022.

Tránh tình trạng "tham bát bỏ mâm"

Nền kinh tế phát triển, thu nhập bình quân người dân tăng lên, nhu cầu các sản phẩm dịch vụ tài chính tăng theo, trong đó có bảo hiểm. Động lực tự thân này một phần thúc đẩy cho bancassurance tại Việt Nam.

Thứ hai, sát sườn hơn với hoạt động của các ngân hàng thương mại, chiến lược bán lẻ được thúc đẩy nhanh chóng những năm vừa qua có mối liên hệ trực tiếp với bancassurance.

Cụ thể, nhu cầu vay mua nhà, đặc biệt với vay mua xe ô tô tại các ngân hàng thường đi kèm với tích hợp gần như "bắt buộc" với sản phẩm bảo hiểm. Tại một số ngân hàng cổ phần, doanh số bancassurance ở top đầu cũng đồng nghĩa với khẩu vị bán lẻ hàng đầu trên thị trường (về cho vay mua nhà, mua xe...), và điều này không ngẫy nhiên.

Mảnh đất bancassurance màu mỡ mang lại những mùa vàng lợi nhuận lớn cho các ngân hàng những năm qua, cũng như triển vọng còn lớn phía trước khi tỷ lệ người dân mua bảo hiểm tại Việt Nam còn thấp so với nhiều thị trường trên thế giới.

Thế nhưng, cũng cả chục năm qua, rất nhiều giai đoạn những phát sinh, "hình ảnh xấu xí" về bancassurance tại Việt Nam lại nổi lên. Không lâu, ngay khi Ngân hàng Nhà nước công bố đường dây nóng liên quan, đã có cả trăm cuộc gọi phản ánh của khách hàng; hay tại một đầu mối cơ quan quản lý ở phía Nam, bức xúc và phản ánh, khiếu nại bởi bancassurance gửi về nhiều chỉ sau phát sinh về trái phiếu doanh nghiệp...

Như trên, đã nhiều năm, đã có rất nhiều phản ánh và bức xúc, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cũng đã nhiều lần chỉ đạo chấn chỉnh, nhưng bất cập ở bancassurance vẫn tồn tại, làm ảnh hưởng tiêu cực đến một lĩnh vực vốn là nhân văn, chuyên nghiệp và phản ánh sự thịnh vượng trong đời sống người dân, cũng như làm xấu hình ảnh của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Tại một hội nghị đại lý vừa qua, đại diện lãnh đạo một ngân hàng cấp địa phương cũng bức xúc mà nói rằng, đại ý trước đây người dân và khách hàng vẫn trân trọng và gọi các ngân hàng thương mại là "ông, bà", nhưng giờ có những lúc bị gọi bằng cách không còn như vậy nữa..., mà một trong những nguyên do là bất cập, phát sinh tiêu cực có phần ở bancassurance gây ảnh hưởng hình ảnh chung.

Theo Lao động và Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Tăng trưởng tín dụng bứt phá, VPBank báo lãi năm 2024 hơn 20 nghìn tỷ đồng

Tận dụng các chuyển biến tích cực của nền kinh tế trong giai đoạn cuối năm, VPBank tăng tốc bứt phá mở rộng quy mô tín dụng tại các phân khúc chiến lược trong quý 4, góp phần đưa lợi nhuận cả năm tăng trưởng vượt trội 85%. Ngân hàng đã và đang tiếp tục ki

Chuyên gia VPBankS: “Thị trường chỉnh là cơ hội mua” VPBank chính thức nhận chuyển giao bắt buộc GPBank

Năm 2024 SeABank lãi trước thuế 6.039 tỷ đồng

Kết thúc năm 2024, lợi nhuận trước thuế đạt 6.039 tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2023, hoàn thành 103% kế hoạch... Đây là một trong những điểm sáng nổi bật trong kết quả kinh doanh năm 2024 của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á.

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận việc chuyển nhượng 100% vốn Công ty Tài chính PTF của SeABank cho AEON Financial Service

LPBank: 8 khối nghiệp vụ cam kết thực hiện mục tiêu kinh doanh năm 2025

Ngày 18/1/2025, tại Khách sạn Kim Liên - Hà Nội, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank, mã: LPB) đã tổ chức Hội nghị Triển khai Kinh doanh năm 2025. Với thông điệp "Tinh gọn để: Dẫn đầu hiệu quả - Vận hành xuất sắc", Hội nghị đã khẳng định quyết tâm của LPBank trong việc phát triển kinh doanh, tối ưu hóa nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động.

LPBank thôi phân công nhiệm vụ Phó Tổng Giám đốc đối với ông Hoàng Văn Phúc LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10 nghìn tỷ đồng

TPBank: Dấu ấn số hoá trong kết quả tăng trưởng mạnh mẽ năm 2024

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2024, đánh dấu một năm tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững trong bối cảnh kinh tế dần phục hồi.

TPBank kinh doanh hiệu quả, tăng trưởng lành mạnh và bền vững TPBank: Nhắm vào nhà, xe và tăng trưởng vượt ngành TPBank đang khắc phục sự cố hệ thống

Mô hình hệ sinh thái thành công trên thế giới, xu thế không thể bỏ qua

Nhờ ưu điểm tập trung vào tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng với mọi nhu cầu một điểm chạm, nâng cao hiệu quả kinh doanh và tạo lợi thế cạnh tranh bền vững, các hệ sinh thái doanh nghiệp được dự báo sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, trở thành xu hướng toàn c

Cổ đông ngoại muốn bán 8 - 9% vốn Techcombank Giải chạy Marathon Quốc tế do Techcombank đồng hành có tiếp tục được mong đợi?

BVBank ra mắt game Tết "Săn Linh Giáp - Mở Tết Chill", cùng nhiều quà tặng và ưu đãi hấp dẫn

Với mong muốn kề vai cùng khách hàng mở một năm mới như ý, trọn đầy an nhiên, BVBank tiếp tục triển khai game Tết “Săn Linh Giáp - mở Tết chill” cùng nhiều quà tặng hấp dẫn.

BVBank tung nhiều ưu đãi cho khách hàng vay tiêu dùng cuối năm BVBank triển khai QR tại Lào - gia tăng tiện ích thanh toán không tiền mặt đến khách hàng