S&P 500 và Nasdaq đồng loạt tăng lên mức cao nhất mọi thời đại sau báo cáo CPI thấp hơn dự kiến

Chứng khoán Mỹ tăng vọt sau báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 của Mỹ thấp hơn dự kiến.

S&P 500 và Nasdaq đồng loạt tăng lên mức cao nhất mọi thời đại sau báo cáo CPI thấp hơn dự kiến

Chỉ số S&P 500 tăng 0,4%, đạt mức cao nhất mọi thời đại. Chỉ số Nasdaq Composite cũng đạt mức kỷ lục khi tăng 0,6%. Chỉ số Dow Jones tăng 182 điểm, tương đương 0,5%, giao dịch gần mức kỷ lục.

Theo báo cáo của Bộ Lao động Mỹ hôm thứ Tư, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 4 tăng 0,3% so với tháng trước nhưng thấp hơn ước tính 0,4% của Dow Jones.

So với cùng kỳ năm trước, CPI – thước đo lạm phát ưa thích của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), tăng 3,4% đúng như kỳ vọng và giảm nhẹ so với mức 3,5% của tháng trước.

Các số liệu hàng tháng và hàng năm về CPI lõi, không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng biến động, đều đúng như dự đoán.

cpi-8798.png
CPI (đường xanh đậm) và CPI lõi (đường xanh đứt đoạn) của Mỹ trong tháng 1/2021-tháng 4/2024. Nguồn: Bộ Lao động Mỹ
Quảng cáo

Theo CME FedWatch Tool, khả năng ngân hàng trung ương Mỹ sẽ giảm lãi suất tại cuộc họp tháng 9 là 51,7%. Con số này tăng so với khả năng cắt giảm lãi suất 44,9% hôm trước.

Cổ phiếu Nvidia tăng 1% sau thông tin trên. Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm và kỳ hạn 2 năm của Mỹ giảm.

Dữ liệu được đưa ra sau khi một báo cáo khác cho thấy lạm phát gia tăng. Chỉ số giá sản xuất (PPI) trong tháng 4 tăng 0,5%, cao hơn dự kiến, làm dấy lên lo ngại rằng việc FED cắt giảm lãi suất có thể bị trì hoãn.

Cổ phiếu đã tăng mạnh trong năm nay, do nhà đầu tư kỳ vọng FED hạ lãi suất và phấn khích đối với trí tuệ nhân tạo.

S&P 500 tính đến thời điểm hiện tại đã tăng hơn 10%. Điều đó cho thấy chỉ số S&P 500 sụt giảm trong tháng qua là do lo ngại về lạm phát dai dẳng, gây áp lực lên thị trường chứng khoán.

Những lo ngại đó nhanh chóng được xoa dịu nhờ dữ liệu mới và bình luận từ các quan chức FED cho thấy việc tăng lãi suất khó có thể diễn ra trong tương lai.

Theo CNBC

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Sự sụt giảm "tàn khốc" của đồng yen

Theo báo Die Welt của Đức, Nhật Bản được coi là thị trường chứng khoán yêu thích trong năm 2024. Nhưng sau khởi đầu thuận lợi, việc đồng yen giảm giá mạnh có thể cản trở kế hoạch của các nhà đầu tư.

The Economist: Nhật Bản có thể vực dậy đồng yên khỏi đáy lịch sử? Đồng yen không ngừng trượt giá, Nhật Bản thay thế Thứ trưởng phụ trách ngoại hối

Pháp đặt cược hàng tỷ euro vào Thế vận hội Paris 2024

Các chuyên gia tài chính cho rằng thật khó để chắc chắn liệu hàng tỷ euro mà Pháp chi cho Thế vận hội Paris 2024 có mang lại lợi ích kinh tế như các nhà tổ chức đang hy vọng hay không.

So găng tăng trưởng GDP dự kiến giữa G7 và BRICS: Quy mô kinh tế của BRICS có thể vượt G7 trong 2 thập kỷ Kinh tế nông nghiệp trong GDP của khu vực đô thị còn rất thấp

Đề xuất mức thuế tối thiểu toàn cầu đối với những người giàu nhất thế giới

Ngày 25/6, nhà kinh tế học người Pháp Gabriel Zucman - được Nhóm G20 ủy quyền đã công bố báo cáo cho thấy sự cấp thiết phải đưa ra mức thuế tối thiểu toàn cầu đối với những người giàu nhất thế giới.

Bật mí 'bí mật' của người giàu Khan hiếm dự án bất động sản phục vụ giới siêu giàu Việt Nam Nga tăng thuế thu nhập đối với người giàu

Nguy cơ khủng hoảng tiêu dùng tại nước Mỹ

Tại Mỹ, chi tiêu tiêu dùng đóng góp khoảng 2/3 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nền kinh tế lớn nhất thế giới. Từ trước đến nay, dường như không có điều gì có thể ngăn cản được người tiêu dùng Mỹ.