ĐHĐCĐ KIDO: Kế hoạch lợi nhuận tăng 662%, tìm kiếm cơ hội khai thác quỹ đất hiện hữu

Năm 2025, Tập đoàn KIDO đặt mục tiêu doanh thu đạt 13.000 tỷ đồng, tăng 56% so với năm 2024, lợi nhuận trước thuế đạt 800 tỷ đồng, tăng 662% năm 2024.

screenshot-2025-06-07-at-16.50.32.png
(Ảnh minh hoạ)

Công ty CP Tập đoàn KIDO (mã KDC) mới tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025.

Tại đại hội, cổ đông KIDO đã thông qua kế hoạch kinh doanh đầy tham vọng cho năm 2025 với mục tiêu doanh thu thuần đạt 13.000 tỷ đồng, tăng 56% so với kết quả thực hiện năm trước. Đáng chú ý, mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 800 tỷ đồng – mức tăng trưởng lên tới 662%, tương đương gấp hơn 7 lần so với năm 2024.

Năm 2024, KIDO ghi nhận kết quả kinh doanh khá khiêm tốn với doanh thu thuần 8.331 tỷ đồng, giảm 3,7% so với năm 2023. Lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 67 tỷ đồng, sụt mạnh 50% so với cùng kỳ. Nguyên nhân chính đến từ việc doanh thu tài chính giảm sâu khi không còn khoản thu đột biến hơn nghìn tỷ đồng từ thanh lý đầu tư như trong năm 2023.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục bất ổn, Hội đồng quản trị luôn theo sát diễn biến thị trường, cả thuận lợi lẫn bất lợi, nhằm kịp thời đưa ra định hướng phù hợp. Năm 2024 khép lại trong bối cảnh kinh tế vĩ mô nhiều thách thức, Hội đồng quản trị đã chỉ đạo Ban Tổng Giám đốc bám sát kế hoạch sản xuất – kinh doanh theo từng tháng, quý và cả năm, với tinh thần tận dụng tối đa cơ hội thị trường và khai thác hiệu quả mọi nguồn lực hiện có.

Năm 2024, hoạt động kinh doanh của công ty chịu nhiều tác động từ quá trình tái cấu trúc mạnh mẽ, hướng tới việc sắp xếp linh hoạt hệ thống kinh doanh các ngành hàng, đồng thời đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong mọi hoạt động của toàn Tập đoàn.

KIDO tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường khi giữ vững vị trí thứ hai trong ngành dầu ăn tại Việt Nam, với các thương hiệu quen thuộc như Tường An Cooking Oil, Marvela, Olita, Vio... Ở mảng bơ thực vật, KIDO dẫn đầu thị trường với thị phần chiếm hơn 77%.

Trong lĩnh vực bánh tươi, KIDO’s Bakery mở rộng nhanh hệ thống bán lẻ trên toàn quốc. Ở phân khúc bánh Trung thu, thương hiệu này đã vươn lên Top 3 về quy mô kinh doanh chỉ sau ba năm quay lại thị trường. Cùng với đó, KIDO’s Confectionery tiếp tục được mở rộng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng.

Quảng cáo

Ở mảng thực phẩm chế biến, KIDO dẫn đầu ngành sản xuất bánh bao tại Việt Nam thông qua thương hiệu Thọ Phát, với hơn 300 cửa hàng miniBAO được triển khai trên toàn quốc.

Ngoài ra, Tập đoàn cũng ra mắt loạt sản phẩm gia vị, nước chấm, phô mai lát... phục vụ nhiều phân khúc tiêu dùng khác nhau.

Đáng chú ý, số lượng đơn hàng đặt qua các nền tảng thương mại điện tử tăng trưởng mạnh mẽ qua từng quý trong năm. Đồng thời, KIDO cũng đa dạng hóa hệ sinh thái kênh E2E, bao gồm E2E Mua sắm và Giải trí, E2E Thực phẩm và Đồ uống.

Liên quan đến vụ kiện về ngành hàng tiêu dùng, Công ty chính thức nộp đơn kiện Công ty KDF và Công ty CP Đất Việt Media (Davtiet) ra TAND TP.HCM. Nguyên đơn yêu cầu chấm dứt việc sử dụng nhãn hiệu kem “Celano” – thương hiệu được cho là thuộc quyền sở hữu của Công ty. Ngày 17/1/2025, TAND TP.HCM ban hành Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm và buộc KDF cùng Datviet chấm dứt mọi hành vi liên quan đến việc sử dụng nhãn hiệu Celano.

Tiếp đó, TAND ban hành quyết định yêu cầu KDF phải gửi khoản tiền đảm bảo 50 triệu đồng vào tài khoản phong toả của Toà án để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nếu có đối với Công ty. Tuy nhiên, đến ngày 3/2/2025 KDF chưa thực hiện nộp tiền. Ngày 4/2/2025, TAND ban hành quyết định huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời, hiện Ban kiểm soát KIDO vẫn đang tiếp tục theo dõi các phương án xử lý của các bên.

KDF là doanh nghiệp sản xuất và phân phối 2 thương hiệu kem Merino và Celano có thị phần lớn nhất Việt Nam. Tuy hiện tại không nắm quyền chi phối doanh nghiệp kem, KIDO tuyên bố Merino và Celano vẫn là thương hiệu do tập đoàn này sở hữu.

KIDO tiếp tục có tờ trình xin ý kiến cổ đông về 49% cổ phần đang nắm giữ tại KDF và các vấn đề về thương hiệu KIDO, nhãn hiệu Celano, Merino. Theo KIDO, do điều này chưa được quy định rõ ràng nên KIDO muốn được ĐHĐCĐ xem xét và thông qua việc ủy quyền HĐQT quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến 49% cổ phần KDF, tất cả các vấn đề liên quan đến nhãn hiệu Merino và Celano.

Ngoài ra, tại đại hội, ban lãnh đạo cho biết, song hành với việc thực thi chiến lược cho các ngành hàng chủ lực (dầu ăn, bơ, gia vị, bánh, thương mại điện tử), tập đoàn sẽ tìm kiếm các đối tác tiềm năng để kêu gọi đầu tư xây dựng các dự án thương mại bán lẻ, khu phức hợp mua sắm, văn phòng, căn hộ... từ quỹ đất hiện hữu để tạo ra cộng hưởng về doanh thu/lợi nhuận.

Một số ý tưởng bất động sản sắp tới của KIDO được giới thiệu với tên gọi: Whale Bay được kỳ vọng là điểm nhấn thu hút du khách đến checkin; dự án KDC Central Tower ở vị trí đất vàng/đất kim cương hay dự án KDC Residence.

Với dự án 8-12 Lê Duẩn, đại diện KIDO thông tin có điểm sáng mới sau khi Nhà nước ban hành Nghị định 68 và Nghị định 171. Theo đó, KIDO đang tiếp cận và thực hiện các thủ tục pháp lý để được thực hiện dự án.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh

Xuất nhập khẩu Đông Dương (DDG) bị phạt 370 triệu do vi phạm nhiều quy định công bố thông tin

CTCP Đầu tư Công nghiệp Xuất nhập khẩu Đông Dương (mã DDG) bị phạt tổng tiền 370 triệu đồng do vi phạm nhiều quy định công bố thông tin báo cáo tài chính, báo cáo phát hành trái phiếu…

VNG bị xử phạt vì không công bố thông tin Thiên Nam Group bị xử phạt vì không công bố thông tin tài chính theo quy định

Ông Phạm Nhật Vượng muốn góp thêm gần 88 triệu cổ phiếu VIC vào VinSpeed

Trước khi đăng ký góp thêm 88 triệu cổ phiếu VIC vào VinSpeed, ông Phạm Nhật Vượng vừa hoàn tất chuyển quyền sở hữu hơn 48 triệu cổ phiếu VIC sang VinSpeed vào ngày 10/6.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng giàu thêm 68 nghìn tỷ trong tháng 5, tổng tài sản ngang ngửa vốn hoá BIDV và bằng 12 người tiếp theo cộng lại

Chứng khoán châu Âu giảm do bất ổn Trung Đông thổi bùng lo ngại lạm phát

Chứng khoán châu Âu đa phần giảm điểm trong phiên 19/6, khi xung đột Israel-Iran làm gia tăng lo ngại về lạm phát leo thang và làm suy yếu tăng trưởng ở các nền kinh tế lớn.

Thị trường chứng khoán Âu-Mỹ giảm điểm do lo ngại xung đột lan rộng ở Trung Đông Đợi tín hiệu từ Fed, chứng khoán châu Á biến động trái chiều

Sun Group được lựa chọn đầu tư dự án mở rộng sân bay Phú Quốc

Công ty cổ phần Cảng hàng không Mặt Trời thuộc Tập đoàn Sun Group được UBND tỉnh Kiên Giang phê duyệt là nhà đầu tư dự án mở rộng sân bay Phú Quốc, nhằm đáp ứng tiến độ phục vụ APEC 2027.

Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương nâng cấp sân bay Phú Quốc và cam kết của Sun Group Sun Group được chấp thuận lập hãng hàng không quy mô vốn 2.500 tỷ đồng

Chứng khoán châu Á chiều 19/6 giảm điểm sau tín hiệu từ Fed

Thị trường chứng khoán châu Á giảm điểm chiều 19/6 sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cảnh báo cuộc chiến thương mại có thể làm lạm phát tại Mỹ tăng trở lại và làm chậm tăng trưởng kinh tế

Chứng khoán châu Á giữ đà tăng, bất chấp căng thẳng Trung Đông Chứng khoán châu Á hầu hết khởi sắc trong sáng 17/6