Các hãng hàng không đổ xô đặt hàng nhiên liệu xanh

Nhật báo Le Figaro cho biết hãng hàng không Air France-KLM vừa công bố đạt được một thỏa thuận với tập đoàn năng lượng TotalEnergies để mua 800.000 tấn nhiên liệu xanh trong vòng 10 năm tới.

Nhật báo Le Figaro cho biết hãng hàng không Air France-KLM vừa công bố đạt được một thỏa thuận với tập đoàn năng lượng TotalEnergies để mua 800.000 tấn nhiên liệu xanh trong vòng 10 năm tới.

Trước đó, vào cuối tháng Mười, Air France-KLM cũng đã đạt được cam kết với hai công ty năng lượng là Neste của Phần Lan và DG Fuel của Mỹ để mua 1,6 triệu tấn nhiên liệu bền vững vào năm 2036 cho liên doanh hàng không Pháp-Hà Lan này.

Không chỉ Air France-KLM, cả Ryanair và nhiều hãng hàng không lớn khác cũng đang đổ xô tìm kiếm nguồn cung cấp nhiên liệu bền vững, hiện đang bị thiếu hụt do nhu cầu ngày càng lớn trên thị trường. Trong những tháng gần đây, rất nhiều công ty lớn đưa ra những thông báo tương tự. Ví dụ ngày 1/12, Shell hứa sẽ giao 360.000 tấn nhiên liệu xanh cho Ryanair - tương đương với hơn 70.000 chuyến bay Dublin-Milan.

Mùa Hè năm ngoái, Shell cũng đảm bảo cung cấp cho Lufthansa tới 1,8 triệu tấn nhiên liệu xanh trong giai đoạn 2024-2030. Đối với EasyJet, vào tháng Chín, Shell cũng cam kết rằng công ty Q8 Aviation tại Kuwait sẽ cung cấp nhiên liệu bền vững nhiều nhất có thể cho hãng hàng không giá rẻ này từ nay cho đến năm 2027.

Sở dĩ các hãng hàng không tìm kiếm nguồn cung nhiên liệu sạch vì đó là một nguồn tài nguyên chiến lược. Không có nhiên liệu sạch, họ sẽ không thể đạt được mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050 như đã cam kết.

Theo Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), sử dụng nhiên liệu bền vững sẽ giảm 65% lượng khí thải nhà kính vào năm 2050. Trong khi chờ đợi các dòng máy bay thế hệ tiếp theo (có thể là máy bay chạy bằng điện, hoặc bằng khí hydro hóa lỏng) thì việc sử dụng nguồn nhiên liệu bền vững này là sự lựa chọn tối ưu để bảo vệ môi trường.

Quảng cáo

Tuy nhiên, nhiên liệu xanh từ dầu chiên hoặc sinh khối (chất thải nông nghiệp) là một nguồn tài nguyên quý hiếm. Laurent Timsit, tổng đại diện của Liên đoàn hàng không thương mại quốc gia (Fnam) nhấn mạnh: "Nguồn nhiên liệu này đang khan hiếm, bởi vì hiện chưa có một ngành sản xuất thực sự."

TotalEnergies và những “gã khổng lồ” năng lượng khác mới chỉ bắt đầu phát triển lĩnh vực này. Do đó các hãng đi đầu trong lĩnh vực hàng không buộc phải đảm bảo nguồn cung của họ. Những hãng non trẻ hơn chưa thể tiếp cận được nguồn nhiên liệu này.

Để giải quyết sự thiếu hụt này, Pháp đã yêu cầu các công ty sản xuất nhiên liệu duy trì tỷ lệ pha trộn 1% nhiên liệu xanh vào nhiên liệu truyền thống, trong năm tới, sau đó tăng lên 2% vào năm 2025 và 5% vào năm 2030.

Không dừng lại ở đó. Để đảm bảo đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng, một văn bản đang được đưa ra tranh luận tại Nghị viện châu Âu quy định nghĩa vụ kết hợp 2% nhiên liệu sinh học vào nhiên liệu máy bay thông thường vào năm 2025, 37% vào năm 2040 và 85% vào năm 2050.

Việc tăng tỷ lệ nhiên liệu xanh này sẽ khiến các hãng vận tải phải chi rất nhiều tiền vì giá đắt gấp 4-5 lần so với nhiên liệu thông thường. Như vậy, đơn hàng do Air France-KLM đặt với Neste và DG Fuel sẽ lên tới hàng tỷ USD.

Ngay từ bây giờ, chi phí nhiên liệu mới đã được thể hiện trong giá vé máy bay. Vào tháng 1/2022, Air France đã thông báo tăng tới 12 euro (12,62 USD) trên các chuyến bay khởi hành từ Pháp vì có sử dụng nhiên liệu bền vững. Corsair cũng thêm từ 2-12 euro trong giá vé để bù tiền chuyển đổi nhiên liệu.

Vào tháng 5/2021, nhân chuyến bay Paris-Montreal đầu tiên của Air France với 16% nhiên liệu bền vững, Giám đốc điều hành của TotalEnergies, Patrick Pouyanné, phát biểu rằng: "Quá trình chuyển đổi năng lượng và sinh thái sẽ phải được tài trợ không chỉ bởi các hãng hàng không hay các công ty năng lượng, mà còn bao gồm cả khách hàng sử dụng dịch vụ".

Theo Vietnamplus Sao chép

Cùng chuyên mục Công nghệ

Xuất khẩu phụ tùng ô tô của Hàn Quốc sang Mỹ cao kỷ lục

Theo Hiệp hội Hợp tác xã Công nghiệp Ô tô Hàn Quốc (KAICA) hôm 23/2, kim ngạch xuất khẩu phụ tùng ô tô của Hàn Quốc sang Mỹ đã đạt mức cao kỷ lục vào năm ngoái.

Phó Tổng giám đốc VIB mua thành công gần 1,3 triệu cổ phiếu Cú bắt tay của các 'đại gia' BOT tại dự án cao tốc 40.000 tỷ và thương vụ CII đầu tư vào HUT: Đang lỗ hơn 60 tỷ

Microsoft gia nhập cuộc đua lượng tử với sản phẩm chip đột phá

“Gã khổng lồ” công nghệ Microsoft ngày 19/2 đã công bố một sản phẩm chip máy tính mới, được kỳ vọng sẽ tạo ra những thay đổi lớn trong nhiều lĩnh vực, từ chống ô nhiễm đến phát triển tân dược.

Sự cố máy tính toàn cầu Microsoft gây tê liệt hoạt động ở nhiều lĩnh vực Sự cố máy tính toàn cầu: Khoảng 8,5 triệu thiết bị của Microsoft chịu ảnh hưởng

Hơn 1.000 sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hưởng ứng chuyển đổi số trong giáo dục nhờ Blockchain và AI

Ngày 15/2/2025, hơn 1.000 sinh viên đã tham gia Tọa đàm “Blockchain và AI trong giáo dục và đào tạo giáo viên” do Hiệp hội Blockchain Việt Nam và Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ Nhân tạo ABAII phối hợp cùng trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức.

MobiEdu được vinh danh là sản phẩm chuyển đổi số tiêu biểu 2024 Ngân hàng Việt đang biến đổi thế nào trong “kỷ nguyên” chuyển đổi số?